Các hệ sinh thái tự nhiên

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.6.Các hệ sinh thái tự nhiên

Sông MêKông đã tạo ra nhiều dạng sinh thái tự nhiên, thay đổi từ các bãi triều, giồng cát và đầm lầy ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cuối sông, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các bãi đất cao phù sa ven sông và các bậc phù sa cổ trong nội địa.

Với đặc điểm địa hình thấp, mưa và lũ theo mùa nên các vùng đất ngập nước theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở ĐBSCL. Những vùng này chứa chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng.

Hình thành một khu đệm giữa biển và đất liền để lấy phù sa cho sông và là nguồn cung cấp độ phì tự nhiên. Đóng vai trò trong việc bảo vệ đất, nhất là ngăn chặn sự xói mòn và axit hóa đất đai, bảo vệ các vùng ven biển chống lại gió bão, tác động của sóng biển. Tạo ra nơi cư trú cho các loài động vật hoang dã, là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp thức ăn cho cá và các loại giáp xác.

Ở ĐBSCL có 3 hệ sinh thái tự nhiên:

* Hệ sinh thái vùng ngập mặn

Nằm ở vùng rìa ven biển, trên bãi lầy mặn, được hình thành do tác động tương hỗ của trầm tích sông và ảnh hưởng của thủy triều, các khu rừng này đã từng bao phủ hầu hết các vùng ven biển ĐBSCL. Nhưng nay đang dần biến mất với quy mô lớn. Rừng ngập mặn có nhiều chức năng và giá trị quan trọng:

Có sản lượng sinh khối động thực vật lớn.

Là nơi sinh sản, nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn quan trọng cho các loài cá, tôm biển và nhiều loại khác.

Giúp bồi đắp đất đai và bảo vệ vùng biển, chống sự bào mòn của sóng biển và sự tàn phá của gió bão.

Tạo nơi cu trú cho nhiều loài động vật hoang dã kể cả các loài chim định cư và di trú, động vật có vú, bò sát, lưỡng cư…

Một quần thể thực vật và tiêu biểu thường được phân loại theo họ, ngập mặn là dừa nước mọc dọc theo bờ kênh, rạch, đầm lầy. Các đầm lầy dừa nước được phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh ven biển, nhưng nhiều nhất là tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, và Kiên Giang.

* Hệ sinh thái rừng tràm

Trước đây rừng tràm bao phủ hầu hết diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại ở khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi vùng phèn ĐTM, ước tính trong vài thập kỉ qua mỗi năm có khoảng 5000 ha rừng tràm bị phà hủy.

Rừng tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, và bảo tồn các loài vật. Rừng tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo đất hoang và các vùng không hợp với sản xuất nông nghiệp như đầm lầy, than bùn, phèn mặn. Rừng tràm có các giá trị và chứa năng:

 Trữ nước ngọt, cung cấp nước cho sinh hoạt của con người, cho động

vật hoang dã, ngăn chặn chua hóa đất đai.

 Làm giảm tốc độ dòng chảy trong mùa lũ, làm lắng đọng và tồn trữ

phù sa sông.

 Đặc biệt trong rừng U Minh, duy trì được những vùng sinh sản và nuôi dưỡng cho nhiều loài tôm cá nước ngọt và lợ.

 Điều hòa các yếu tố khí hậu như độ ẩm tương đối và bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở vùng lân cận.

 Cung cấp gỗ, củi đốt.

 Cung cấp một số loại thủy sản, mật ong.

 Bảo tồn đa dạng sinh học.

* Hệ sinh thái cửa sông

Cửa sông là nơi nước ngọt chảy từ sông ra gặp biển, chúng chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt, mà lượng nước ngọt thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào lưu lượng nước sông. Cửa sông với các

quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng, phù du sinh vật vật liệu trầm tích… và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. HST cửa sồng nằm trong số các HST phong phú và năng động nhất. Tuy nhiên nó có thể bị thay đổ do ô nhiễm môi trường, do thay đổi các tính chất của nước như nhiệt độ, độ mặn…

Nhiều loài tôm cá ở ĐBSCL phụ thuộc nhiều vào cửa sông (chế độ sông và thủy triều)

*** Hệ động vật

ĐBSCL có hệ động vật rất đa dạng. Bao gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 35 loài bò sát, 6 loài lưỡng cư, 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và vùng ngập mặn. Ngoài số lượng chim trong một số khu bảo tồn nhỏ và vừa, thì số liệu về số lượng và sự phân bố của các loài động vật hiện nay được biết ít. Chúng tập trung trong các khu rừng tự nhiên (U Minh, Bảy Núi).

ĐBSCL là vùng trú đông quan trọng, đặc biệt đối với các loài chim di trú. Trong những năm gần đây, 7 khu vực sinh sản lớn của các loài chim diệc, cò vằn, cò trắng, nhất là sếu đầu đỏ… Với các trung tâm bảo tồn như khu bảo tồn Tràm Chim với gần 100 loài đã được xác định, rừng U Minh với 81 loài chim được ghi nhận…

Những vùng đất ngập nước ở ĐBSCL cũng là nơi cu trú của nhiều loài bò sát và lưỡng cư… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 41)