Tác động của nước biển dâng

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 61 - 67)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.1. Tác động của nước biển dâng

ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km và trên dưới 1000 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là vùng đất thấp ven biển, trong đó có trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Vùng hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển

An ninh lương thực bị đe dọa

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

Diện tích canh tác và năng suất giảm

Nghèo đói, dịch bệnh gia tăng

Tài nguyên tự nhiên bị xâm hại

Di dân từ nông thôn lên thành thị Rừng suy kiệt và không bền vững Biến động tiêu cực về kinh tế-xã hội

Ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường

dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển.

Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng.

Với xu hướng nước biển dâng như hiện nay, nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% (chiếm 2/3) diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, và sẽ mất khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa. Hàng loạt địa phương bị chìm trong nước. Thời gian úng ngập có thể kéo dài từ 4-5 tháng thay vì 1-2 tháng như hiện nay, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm (tức trên 1/3 diện tích đồng bằng), 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó, việc xây dựng các đập thủy điện tại thượng nguồn và hạ lưu sông MêKông đã gây nên những vấn đề nghiêm trọng về môi trường và các đập thủy điện cũng đang gây nhiều tranh cãi.

Cụ thể: Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang... mất từ 40% - 50% diện tích; đồng thời 6 tỉnh có trên 400 nghìn người/ tỉnh sẽ bị ảnh hưởng... Sẽ có rất nhiều người dân trong vùng ĐBSCL bị mất nhà, đất và ruộng vườn trong thời gian không xa. BĐKH và ngập mặn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực của quốc gia. Với mật độ dân số khá cao và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông ngư nghiệp các tác động của BĐKH đối với sự đa dạng sinh học, điều kiện cư trú, sức khỏe, tài sản và sinh kế của người dân, các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật... ở ĐBSCL là hết sức nghiêm trọng.

Các nghiên cứu của IPCC, Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới đã cho rằng vào năm 2030, nước biển dâng lên có thể làm gần một nửa diện tích đất của đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn hoàn toàn. Đến năm 2070, suy giảm năng suất mùa vụ có thể làm vụ lúa đông - xuân giảm 8%. Năm 2100, nếu nước biến dâng lên hơn 1m, 90% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập lụt hàng năm.

Hiện (cuối năm 2010, đầu 2011) đã có khoảng 80.000ha lúa đông xuân tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau... chậm phát triển do thiếu nước ngọt để tưới. Trước mắt, hiện tượng thời tiết, thiên tai đã và đang diễn ra thất thường, phức tạp, gây ảnh hưởng thiệt hại nặng nề về người và kết cấu hạ tầng ở các quốc gia - đặc biệt là các nước khu vực Đông Á, miền Trung Việt Nam và cả vùng ĐBSCL trù phú, thụ hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên. Tại ĐBSCL, năm 2010 lũ thấp, tổng lượng nước trên sông Cửu Long chỉ bằng 30% so với những năm lũ lớn, bằng 60-70% so với những năm lũ trung bình. Trong khi đó, triều cường lại dâng cao kỷ lục khiến nhiều cụm dân cư, đô thị ngập sâu hơn trong nước. Và các nhà chuyên môn lại dự báo: khả năng hạn, xâm mặn sẽ diễn ra sớm và kéo dài, gay gắt hơn vào mùa khô năm 2011.

Theo đánh giá của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, từ tháng 3 đến tháng 4/2011, nước mặn 1%o – 4%o xâm nhập sâu ĐBSCL từ 50 km - 65 km; tháng 5, sâu khoảng 70 km. Như vậy, từ tháng 3 năm 2011, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền tại hầu hết các tỉnh ven biển ĐBSCL. Trước đó, vào mùa khô năm 2010, ĐBSCL bị nước mặn xâm nhập sâu gần 65 km.

Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam đã dự báo rằng, hạn mặn có khả năng diễn ra gay gắt và mức độ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, công tác ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt để ứng phó tức thời cũng như dài lâu với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cần phải triển khai thực hiện ngay từ bây giờ.

Tại tỉnh Bạc Liêu, từ những ngày đầu tháng 2 năm 2011 vừa qua, độ mặn ở ngã tư Ninh Quới, huyện Hồng Dân tăng cao, dao động từ 7,5%o - 8,5%o. Khi thủy triều dâng cao, một khối nước mặn lớn được dồn từ ngã tư Ninh Quới đến ranh

giới Bạc Liêu - Sóc Trăng, xâm nhập khu vực ngọt ổn định của tỉnh với diện tích lúa 5.500 ha (với độ mặn quá 4%o, lúa sẽ chết).

Dựa trên các kết quả “Điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL, 1983-1990 của GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân và đối chiếu với thực tế sản xuất, kinh tế xã hội ĐBSCL gồm có 3 tiểu vùng: tiểu vùng mà quá trình sông chiếm ưu thế (A), tiểu vùng nơi quá trình biển chiếm ưu thế (C), và tiểu vùng chịu ảnh hưởng của 2 quá trình sông và biển (B). Có thể dự báo định tính tác động của mực nước biển dâng lên 3 tiểu vùng như sau:

Lược đồ 2.7. Ba tiểu vùng của ĐBSCL chịu ảnh hưởng của nước biển dâng

Tiểu vùng nơi ảnh hưởng của nguồn chiếm ưu thế (A). Đó là các tỉnh giáp biên giới Campuchia. Là nơi 2 nhánh sông MêKông đi vào lãnh thổ Việt Nam và lũ sông MêKông tràn bờ và tràn đồng vào ĐBSCL. Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng nhưng không mạnh như 2 tiểu vùng B và C. Do quá trình biển mạnh lên do biển dâng, ranh giới của tiểu vùng sẽ lùi về phía nguồn, độ sâu ngập vào mùa lũ sẽ sâu hơn và thời gian ngập có thể kéo dài hơn. Bồi lở bờ sông, cồn cát hoạt động mạnh hơn.

Về mặt kinh tế xã hội, Ở tiểu vùng A thì khu vực I (khu vực nông-lâm-ngư nghiệp) của nền kinh tế biến động, nhưng việc khắc phục không quá khó, vì chủ yếu vẫn còn là các hệ canh tác nước ngọt. Cơ cấu mùa vụ, hệ thống canh tác có thể thay đổi tại một số địa bàn và sự điều chỉnh các công trình thủy lợi ở những địa bàn này là cần thiết. khu vực II (công nghiệp-xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) của nền kinh tế có thể nhận phần chuyển dịch đầu tư và phát triển đô thị từ 2 tiểu vùng B và C. Mật độ dân số và quá trình đô thị hóa chịu tác động từ sự chuyển dịch một phần dân cư, lao động của các cơ sở kinh tế từ 2 tiểu vùng B và C.

Tiểu vùng nơi ảnh hưởng biển chiếm ưu thế (C). Đây là vùng duyên hải của các tỉnh giáp với biển Đông và vịnh Thái Lan. Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng trực tiếp nhất. Hệ sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn sẽ thể hiện vai trò “đệm” giảm sóng, phòng hộ và giữ đất. Tình hình xói lở đường bờ biển sẽ mạnh hơn. Tình hình bồi lắng ở các cửa sông sẽ thay đổi. Đường ranh giới tiểu vùng B sẽ đẩy lên về phía nguồn. Quy hoạch thủy lợi, đê bao ven biển dần được tính toán lại với những tham số mới của phân vùng thủy văn thủy lực trong tiểu vùng.

Về mặt kinh tế xã hội, khu vực I tại đây đã thích ứng từ trước với điều kiện ngập theo triều và nhiễm mặn hầu như quanh năm, sẽ thay đổi theo hướng “kinh tế nước mặn” là chính. Vùng sản xuất lúa sẽ bị co lại. Khu vực II, khu vực III và đời sống của người dân sẽ gặp khó khăn hơn do độ ngập tăng và khan hiếm nguồn nước ngọt. Nguồn nước ngọt ở đây chỉ trông chờ vào nước mưa và nước ngầm. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng để tôn cao và bảo vệ công trình sẽ tốn kém không ít. Vì những lí do đó, một bộ phận dân cư có thể phải di chuyển ra ngoài tiểu vùng.

Tiểu vùng chịu ảnh hưởng hỗn hợp biển và nguồn (B). Đây là địa bàn thể hiện rõ nhất sự giao thoa giữa 2 quá trình sông và biển, với qúa trình biển mặn lên. Tiểu vùng chịu tác động về môi trường tự nhiên theo hướng từ nguồn ra biển. Diện tích của tiểu vùng bị thu hẹp lại. Ảnh hưởng tới kinh tế xã hôi của tiểu vùng này rất to lớn do đây là vùng tập trung dân cư đô thị, có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng, mà sinh hoạt và các hoạt động kinh tế xã hội cho tới nay đều dựa vào nguồn nước ngọt dồi dào hầu như quanh năm.

Đối với khu vực I, ở một số địa bàn tiếp giáp với tiểu vùng C, các hệ thống canh tác trên nền nước ngọt như canh tác lúa, vườn cây ăn trái bị tác động về mặt năng suất, về diện tích canh tác, chăn nuôi gia súc gia cầm giảm mạnh; diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt bị thu hẹp do bị nước lợ và mặn xâm lấn.

Khu vực II và khu vực III, đô thị và dân cư chịu ảnh hưởng và có thể xáo trộn khá nhiều, một bộ phận sẽ dịch chuyển về tiểu vùng A hoặc ra ngoài vùng do thiếu nguồn nước ngọt, do ngập lụt hoặc do xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước ngọt và chống ngập quá tốn kém. Cũng vì những lí do này, sức hút đầu tư đã khó lại càng khó.

Nhìn tổng thể kinh tế xã hội ĐBSCL sẽ chịu sự tác động trên các mặt bởi nước biển dâng:

Biến động trong sản xuất: nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút, kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại bằng 2 sự sụt giảm trên, đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn. Biến động về dân số dân cư đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự chuyển dịch nội bộ vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL.

Những biến động về tự nhiên và kinh tế xã hội nêu trên đây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bển vững của ĐBSCL nếu không kịp thời có sự ứng phó thích hợp. Cuộc sống của hàng chục triệu dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn. Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu và ngân sách

nhà nước mà ĐBSCL đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng. Nhiều khía cạnh về anh ninh quốc phòng sẽ đặt ra, trước tiên là anh ninh lương thực cho cả nước

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)