Thích ứng xã hội

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 98)

8. Cấu trúc khóa luận

3.2.4.Thích ứng xã hội

BĐKH đã và sẽ tác động đến hình thái kinh tế xã hội, đến sức khỏe người dân. Vì vậy về mảng này rất nhiều việc phải làm.

- Thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu , và quan trọng hơn là đánh giá đúng tai họa của BĐKH. Cố gắng tạo cho người dân tự tin, không quá hoảng sợ, không chủ quan, không hành động sai lầm.

- Quy hoạch vùng dân cư trong và ngoài đê (nếu có đắp đê), cụm tuyến dân cư tránh ngập hay sống chung với ngập.

- Mạnh dạn di chuyển dân ở những khu vực có nguy cơ cao đến khu vực có nguy cơ thấp, an toàn.

- Quy hoạch và có kế hoạch cụ thể, tập huấn cho dân cư trong vùng chuyển đổi nghề nghiệp cho phù hợp với hoàn cảnh mới do biến đổi khí hậu.

- Tập huấn cho người dân các phương án phòng tránh thiên tai và sơ cứu người bị nạn.

- Quy hoạch lại phương thức sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp vùng mặn mới hình thành.

- Quy hoạch lại, tu bổ, nâng nền chống nập các bệnh viện, trường học, chợ, điểm thị tứ, công viên… cho thích ứng với BĐKH.

- Chuẩn bị phương án đối phó với dịch bệnh do môi trường thay đổi từ khô sang ngập, ẩm hay nhiệt độ không khí tăng, giảm đột ngột, mà nguồn gốc sâu xa là do BĐKH: nhất là các bệnh về đường tiêu, đường hô hấp…

- Nếu có đê thì phải theo kiểu hàng dừa, sông rạch, đê biển, những quần cư trên tuyến vượt ngập triều.

- Nếu không đê, quần cư sẽ ở dạng làng xã trên cồn nổi mà bao quanh là nước lợ với hệ canh tác chủ yếu là cây con thích nghi hoặc có độ muối rộng. Ghe xuồng, tàu thủy là phương tiện giao thông phổ biến và tiện lợi.

- Vùng nông ngư nước ngọt sẽ chuyển lên vùng giáp Campuchia. Vùng nông ngư, thủy sản dọc ven biển sẽ được mở rộng và lấn sâu hơn khoảng 100km.

- Nước mặn xâm nhiễm trên mặt và cả tầng nước dưới đất. Do vậy quy hoạch, tìm kiếm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước ngọt trên mặt và nước dưới đất có tính chất sống còn đối với các điểm và tuyến dân cư. Chúng ta phải đối mặt với vấn đề thiếu nước ngọt cho trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt của người dân vào mùa khô, nhất là ven biển, vì vậy phải có phương án trữ nước, cấp nước cho dân.

Từ quan điểm “Sống chung với lũ” rồi mở rộng thành “Sống chung với biến đổi khí hậu”, “sống chung với ngập”.

Sơ đồ 3.1. Phương cách “sống chung với BĐKH” đối với người dân ở ĐBSCL.

- Thiết lập hệ thống thông tin, website về biến đổi khí hậu (BĐKH).

Tóm lại, trong bối cảnh khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới đang phát triển, nhiều kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể chuyển giao thông qua hợp tác về thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Liên hiệp quốc, các nước và các tổ chức trên thế giới đang coi công tác thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu là nhiệm vụ ưu tiên có tính toàn cầu và sống còn của nhân loại. Các nguồn hỗ trợ từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế đang dành ưu tiên cho các mục tiêu phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Do đó, Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các ngành cần quan tâm đặc biệt tới biến đổi khí hậu và tham gia nhiều công ước, cam kết quốc tế liên quan tới biến đổi khí hậu, củng cố cơ sở vật chất trong phòng chống thiên tai trong cả nước cũng như đối với ĐBSCL. Để làm tốt công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đã đề

ra trong thời gian tới, chúng ta rất cần được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế về nguồn lực và kỹ thuật:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và cập nhật chi tiết kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng. Chia sẻ dữ liệu liên quan đến phát thải khí nhà kính, kịch bản... làm cơ sở khoa học cho xây dựng kịch bản ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Thứ hai, đánh giá tác động và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với một số lĩnh vực, ngành, địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương như tài nguyên nước, nông nghiệp, sức khỏe, sinh kế, dải ven biển và xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời triển khai thí điểm giải pháp ứng phó tác động biến đổi khí hậu đặc biệt là nước biển dâng đối với một số lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Thứ ba, nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến biến đổi khí hậu và chú trọng đến một số lĩnh vực như bảo tồn các nguồn giống quý hiếm, tạo ra một số giống mới thích hợp với biến đổi khí hậu, hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi tập trung (đối với ĐBSCL là các giống lúa thích hợp, chịu mặn tốt là vấn đề đặt lên hàng đầu). Giải quyết tốt các vấn đề như ngăn chặn xâm thực của nước biển, xói lở bờ sông, biến động cửa sông ven biển.

Thứ tư, thực hiện một số chương trình quy hoạch trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng. Quy hoạch giải pháp đảm bảo dân cư vùng ĐBSCL để dân cư ổn định sống an toàn trong điều kiện nhiệt độ tăng, nước biển dâng. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực thực hiện các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu. Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực cảnh báo các dạng thiên tai đặc biệt là bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm ngập mặn,... Đầu tư trang thiết bị cho công tác cảnh báo, dự báo. Phát triển ứng dụng công nghệ sạch và nguồn năng lượng sạch, dành nguồn vốn cho ĐBSCL xây dựng thực hiện các dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu nhất là công tác phòng chống thiên tai.

BĐKH mới bắt đầu diễn ra ở ĐBSCL nhưng diễn biến phức tạp. Cần nghiên cứu khoa học về BĐKH đang tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng, để có cơ sở khoa học và thực tiễn bổ sung qui hoạch ĐBSCL, gắn ứng phó

biến đổi khí hậu với phát triển KTXH của vùng: nhằm giảm nhẹ thiên tai trước mắt và xây dựng chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu. Nội dung cơ bản của chiến lược đó là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng ven biển trong quá trình công nghiệp hóa.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

BĐKH là một hiện tượng tự nhiên có tính quy luật trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất, nhưng nguyên nhân chính gây nên tình trạng BĐKH hiện nay-tiêu biểu là sự nóng lên của toàn cầu đã được khằng định là do các hoạt động chủ yếu của con người.

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái Đất, và cùng với đó là mực nước biển dâng.

Tình hình BĐKH hiện nay trên thế giới ngày càng tới mức báo động và chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức. Trái Đất đang tiếp tục nóng dần lên, sự gia tăng nhiệt độ đã khiến cho nhiệt độ mặt đất tăng nhanh hơn so với đại dương gấp hai lần trong 40 năm trở lại đây dẫn đến băng tan mạnh ở 2 cực, khiến mực nước biển dâng cao, đặc biệt là từ đầu thế kỉ 20,

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi BĐKH. Với những thay đổi dị thường của thời tiết đã và đang ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên, tới các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó ảnh hưởng của BĐKH mạnh mẽ nhất là một số vùng, nhất là ở ĐBSCL.

Hiện trạng BĐKH hiện nay, cũng như trong tương lai trước tình hình BĐKH ở ĐBSCL: mực nước biển dâng, hạn hán, các hiện tượng thời tiết cực đoan… Từ đó, đánh giá những tác động của BĐKH tới môi trường tự nhiên, sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

Dựa trên đặc điểm tình hình BĐKH hiện nay và dự báo trong tương lai, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu, cũng như thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL hiện tại, cũng như trong tương lai, giúp ổn định đời sống của người dân, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển kinh tế vùng một cách bền vững, giữ vị trí là vựa lương thực lớn nhất cả nước, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia…

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 92 - 98)