Địa chất và lịch sử trình hình thành ĐBSCL

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.1.Địa chất và lịch sử trình hình thành ĐBSCL

- Có lịch sử phát triển trẻ nhất cả nước, được hình thành chủ yếu do trầm tích sông, có nền địa chất là các lớp trầm tích Tân sinh chồng gối lên vùng trũng cổ sinh.

- Hình thành và phát triển trên miền võng Tây Nam Bộ, là kết quả của quá trình đứt gãy sụt võng phía tây nam của khối Kon Tum (vào Hecxini-Cổ sinh muộn), và sau tới Tân sinh được bồi trầm tích sông MêKông tạo thành đồng bằng châu thổ rộg lớn nhất cả nước.

- Hiện nay phía tây bắc của đồng bằng (vùng đồng tháp mười và dọc bờ sông Tiền) đang có xu hướng nâng lên, trong khi phần duyên hải phía nam là tứ giác Long Xuyên có xu hướng lún xuống.

- Hiện nay châu thổ tiếp tục mở rộng vế phía Tây Nam (mũi Cà Mau).

ĐBSCL là đồng bằng trẻ. Trừ một vài nơi có địa hình cao ở phía Tây Bắc và dải đất hẹp dọc biên giới Campuchia. Thổ nhưỡng đất đai có tuổi nhỏ hơn 10.000 năm. Chỉ có đồng bằng Hà Tiên có tuổi trước 5000 năm, nơi đây là lớp đất sét than bùn có chiều dày từ 4-5m, với hàm lượng pyrite cao được hình thành trong quá trình biển tiến thoái. Phần còn lại của ĐBSCL được hình thành sau 5000 năm khi bờ biển đã ổn định.

ĐBSCL được hình thành do quá trình bồi lắng sông ngòi, bao gồm chủ yếu trầm tích biển và nước lợ tuổi Holocene trẻ. Chỉ có dải đất hẹp dọc biên giới Campuchia là trầm tích cổ bao gồm đá vôi, đá granit cổ lộ thiên cùng với đất sét tuổi Pleitocene.

Phần lớn trầm tích biển và trầm tích nước lợ bao gồm đất phèn tiềm tàng có chứa hàm lượng cao pyrite (FeS2). Chất FeS2 chứa trong các lớp trầm tích được tìm thấy trong điều kiện nước lợ trong các đầm lầy thủy triều, được bao phủ bởi thảm thự vật rừng ngập mặn.

Tầng pyrite là một tiến trình xảy ra chậm đến hàng trăm năm khi bờ biển tiến chậm. Trong thời kì đó lưu vực của sông MêKông hầu hết là rừng phủ kín làm cho phù sa bồi lắng chậm. Trong 3000 năm đầu của thời kì Holocene, bờ biển tiến chậm chạp, kết quả là trong lớp trầm tích có chứa lớp bồi lắng pyrite hàm lượng cao (khoảng 4%). Những lớp trầm tích này có thề tìm thấy ở đồng bằng Hà Tiên được tách khỏi phần còn lại của ĐBSCL bằng một dải bờ biển chạy từ Rạch Giá tới vùng đồi Tri Tôn.

Trong vòng 7000 năm sau cùng với việc canh tác ở lưu vực sông MêKông tăng lên kéo theo lớp bồi lắng phù sa tăng theo. Và do sự không ổn định của mực nước biển, những yếu tố này góp phần vào quá trình bờ biển tiến ra biển nhanh hơn tạo nên phần còn lại của đồng bằng. Trong thời kì hình thành phần còn lại của châu thổ, các lớp nông chứa pyrite dày 0.5-2m. Các lớp bồi lắng chứa pyrite nằm dưới các lớp trầm tích được tạo thành do điều kiện biển chiếm ưu thế.

Hình dạng cuối cùng của ĐBSCL là do ảnh hưởng của các đứt gãy gây nên sự xuất hiện hay biến mất của các dòng sông. Sông Hậu và 2 nhánh sông chính xuất hiện đó chính là các đứt gãy, trong khi con sông cổ Bình Minh lại biến mất. Một số vùng trũng và địa hình cao là kết quả của quá trình nâng hạ của nền đá gốc dưới các lớp bề mặt.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)