Tình hình phát triển xã hội-dân sinh

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.3.1. Tình hình phát triển xã hội-dân sinh

* Dân cư và nguồn lao động:

ĐBSCL là vùng có dân số khá đông với khoảng 18 triệu người (quý 4/2009), chiếm 21 % tổng dân số cả nước, đứng thứ 2 trong các vùng chỉ sau Đồng bằng sông Hồng.

So với các vùng khác ĐBSCL có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn hơn. Vào thế kỉ 17 người Việt mới khai chinh phục và khai thác đồng bằng. Cùng với lịch sử

khai thác lãnh thổ, người dân vùng ĐBSCL đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước ở các loại địa hình khác nhau và chọn ra những giống lúa đặc trưng, thích nghi với từng vùng sinh thái.

Do quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động khá dồi dào. Năm 2009, toàn vùng có khoảng 12 triệu lao động, chiếm 67% tổng số dân toàn vùng và 26,5% lực lượng lao động của cả nước. Đây là một trong ba vùng tập trung lao động đông nhất nước ta (cùng với Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ).

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn chậm hơn so với mức trung bình của cả nước. Nhìn chung cơ cấu lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động của vùng. Tỉ lệ lao động qua đào tạo của vùng ngày càng tăng, từ 17% năm 2005 lên 24% năm 2007. Tuy nhiên chất lượng lao động của vùng vẫn thấp so với bình quân cả nước, đây đang là vấn đề trở ngại lớn nhất trong phát triển kinh tế của vùng.

* Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng của vùng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện cả về đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không, tạo điều kiện cho việc lưu thông, vận chuyển hành khách và hàng hóa nội vùng cũng như với các vùng khác trong cả nước và quốc tế.

Nguồn điện cung cấp cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng đang được bổ sung thêm bởi dự án khí - điện - đạm Cà Mau, trung tâm điện lực Ô Môn. Hiện nay, 100% số xã đã có lưới điện quốc gia phủ kín, trên 90% số hộ gia đình được sử dụng điện, về cơ bản mạng lưới điện đã đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng. Tuy nhiên, tình hình cung cấp điện cho hoạt động sản xuất còn thiếu ổn định, đặc biệt là vào mùa khô.

Đối với ĐBSCL, trên cơ sở những lợi thế sẵn có về mặt tự nhiên, trong thời gian qua vùng đã có những chủ trương, chính sách nhằm thiết lập các mối quan hệ giao lưu kinh tế nội vùng cũng như các vùng khác trong cả nước và quốc tế, dần hình thành nên một thị trường ổn định và ngày càng được mở rộng cả về quy mô và chất lượng.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)