Sơ lược nền kinh tế ĐBSCL

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.3.2.Sơ lược nền kinh tế ĐBSCL

Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế cả nước, vùng ĐBSCL có những bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao liên tục trong nhiều năm. Bình quân giai đoạn 1996-2000 tăng trưởng GDP hàng năm là 8,5%, gấp 1,2 lần so với bình quân chung của cả nước (7,0%). Bước sang giai đoạn 2001-2005 kinh tế toàn vùng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn với bình quân cho cả giai đoạn đạt 10,5%, gấp 1,4 lần mức tăng bình quân của cả nước (7,5%). Năm 2006 và 2007 kinh tế vùng ĐBSCL vẫn tăng trưởng cao hơn mức tăng bình quân của cả nước. Sự phát triển nhanh chóng này cho thấy kinh tế ĐBSCL đã từng bước hội nhập với nền kinh tế đất nước và khu vực, phát huy được nhũng lợi thế so sánh về mặt tự nhiên của vùng. Quy mô nền kinh tế của vùng xét về giá trị tuyệt đối đứng thứ 3 trong 8 vùng kinh tế, sau Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng với 201.405 tỉ đồng (năm 2007, tính theo giá thực tế).

Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nông-lâm-ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất, chi phối sự phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. Giá trị sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp phát triển liên tục với tốc độ khá cao, năm 2006 tăng gấp 1,9 lần so với năm 1995. ĐBSCL luôn đóng góp khoảng 39 - 40% giá trị sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp của cả nước (năm 2006 chiếm 40,1% giá trị sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp của cả nước). Chính vì vậy ĐBSCL có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cũng như một số nông phẩm cung cấp cho xuất khẩu, góp phần thu nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Một phần của tài liệu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 - 44)