Quản lý chất thải rắn/ chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 120 - 175)

V. Nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ

1. Kinh nghiệm tại EU

3.2. Quản lý chất thải rắn/ chất thải nguy hại

Các dịch vụ chôn lấp chất thải (CPC 94020)

Mở rộng mức phủ của các cam kết để bao hàm cả các dịch vụ thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải ngoài chất thải công nghiệp.

- Phương thức 3: Thâm nhập thị trường: Hủy bỏ quy định về kiểm tra các nhu cầu kinh tế hoặc cụ thể hóa các tiêu chuẩn.

- Phương thức 4: Cam kết như đã đề cập trong phần “Các cam kết ngang”.

Dịch vụ vệ sinh môi trường và các dịnh vụ tương tự (CPC 94030)

Mở rộng độ bao phủ của ngành để bao hàm cả những dịch vụ trên và thực hiện đầy đủ các cam kết trong tiểu ngành cho Phương thức 2 và 3.

- Phương thức 4: Cam kết như đã đề cập trong phần “Các cam kết ngang”.

3.3. Khắc phục và làm sạch môi trường đất và nước

Xử lý, khắc phục đất và nước bị ô nhiễm (một phần của CPC 94060) - Các dịch vụđánh giá và kiểm tra môi trường

Mở rộng độ bao phủ của ngành để bao hàm các dịch vụ ngoài dịch vụ đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ các cam kết cho Phương thức 1 (nếu khả thi về mặt kỹ thuật), phương thức 2 và 3.

- Phương thức 3: Thâm nhập thị trường: Hủy bỏ quy định về kiểm tra các nhu cầu kinh tế hoặc cụ thể hóa các tiêu chuẩn.

- Phương thức 4: Cam kết như đã đề cập trong phần “Các cam kết ngang”.

3.4. Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học

Các dịch vụ bảo vệ cảnh quan và thiên nhiên (một phần của CPC 94060)

- Các dịch vụđánh giá và kiểm tra môi trường

Mở rộng độ bao phủ của ngành để bao hàm các dịch vụ ngoài dịch vụ đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ các cam kết cho Phương thức 1 (nếu khả thi về mặt kỹ thuật), phương thức 2 và 3.

- Phương thức 3: Thâm nhập thị trường: Hủy bỏ quy định về kiểm tra các nhu cầu kinh tế hoặc cụ thể hóa các tiêu chuẩn.

- Phương thức 4: Cam kết như đã đề cập trong phần “Các cam kết ngang”.

3.5. Các dịch vụ đi kèm và các dịch vụ môi trường khác

Các dịch vụ bảo vệ môi trường chưa được phân loại (CPC 94090) - Các dịch vụđánh giá và kiểm tra môi trường

Mở rộng độ bao phủ của ngành để bao hàm các dịch vụ ngoài dịch vụ đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ các cam kết cho Phương thức 1 (nếu khả thi về mặt kỹ thuật), phương thức 2 và 3.

- Phương thức 3: Thâm nhập thị trường: Hủy bỏ quy định về kiểm tra các nhu cầu kinh tế hoặc cụ thể hóa các tiêu chuẩn.

- Phương thức 4: Cam kết như đã đề cập trong phần “Các cam kết ngang”. (GATS, 2000)

Hàn Quốc cũng đã kí kết hiệp định thương mại tự do với EU trong đó có thiết lập một khuôn khổ hợp tác về thương mại và phát triển bền vững. Nó bao gồm các cam kết ở cấp công ty thuộc cả hai phía đối với người lao động và các tiêu chuẩn môi trường. Hiệp định cũng thiết lập các cấu trúc để thực hiện và giám sát các cam kết giữa các bên thông qua sự tham gia của xã hội.

Đối với lĩnh vực môi trường, EU và Hàn Quốc cũng cam kết thực hiện các Hiệp định môi trường đa phương mà EU và Hàn Quốc tham gia. Hiệp định này cũng kết hợp xác nhận quyền của các bên để điều chỉnh, trong khi nhắm tới mục tiêu cao hơn của hoạt động bảo vệ trong các lĩnh vực môi trường và lao động, và cam kết không được bãi miễn hoặc làm giảm các tiêu chuẩn này gây ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư giữa các bên. Hiệp định thương mại tự do bao gồm các cơ chế giám sát mạnh, xây dựng sự giám sát công khai

thông qua sự tham gia của xã hội ở cả hai phía: Hàn Quốc và EU, và các cơ chế giải quyết sự khác biệt thông qua một ủy ban các chuyên gia độc lập.

Thêm vào đó, Hiệp định thương mại tự do EU – Hàn Quốc đảm bảo nhanh chóng tháo dỡ thuế quan đối với hàng hoá thân thiện môi trường nhằm thúc đẩy phát triển bền vững bằng các công nghệ xanh. Trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (2010) hầu như 100% những hàng hóa trên sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Hàn Quốc cũng như EU. Hiệp định thương mại tự do cũng bao gồm các cam kết vượt ngoài khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO trong lĩnh vực môi trường và đảm bảo việc tự do tiếp cận với các thị trường dịch vụ môi trường (European Commission, 2010).

Tự do hóa các dịch vụ môi trường sẽ thúc đẩy nhập khẩu và xuất khẩu các dịch vụ liên quan tới môi trường.

Về mặt nhập khẩu: Hàn Quốc hiện đang phụ thuộc phần lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức và một số nước Châu Âu khác trong lĩnh vực công nghệ môi trường. Trong vòng đàm phán Uruguay, Hàn Quốc đã thực hiện các cam kết với GATS về năm lĩnh vực dịch vụ liên quan tới công nghệ môi trường: Xử lý nước thải, xử lý nước thải công nghiệp, làm sạch khí thải, kiểm soát tiếng ồn và đánh giá tác động môi trường. Ngoại trừ các giới hạn về số lượng nhà cung cấp xử lý nước thải và việc áp đặt kiểm tra nhu cầu kinh tế cho việc thành lập hiệp diện thương mại đối với lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp, không có bất kì rào cản nào trong việc thâm nhập thị trường hoặc đối xử quốc gia được áp đặt ở Hàn Quốc. Trong các cuộc đàm phán với GATS, Hàn Quốc cũng đã cam kết hủy bỏ mọi rào cản từ năm 2003 cũng như không có bất kỳ chính sách hay quy định nào hạn chế các nhà cung cấp quốc tế về dịch vụ liên quan tới công nghệ môi trường trong việc thâm nhập vào thị trường.

Các hãng công nghệ môi trường nước ngoài và các nhà cung cấp thiết bị thường tham gia và thị trường Hàn Quốc thông qua các dự án môi trường trọng điểm dưới hình thức các nhà thầu phụ, đối tác với các công ty lớn của Hàn Quốc, hoặc dưới danh nghĩa nhà cung cấp công nghệ chuyên dụng. Trung tâm Dịch vụ Đầu tư Hàn Quốc ước tính nhập khẩu công nghệ môi trường xử dụng cho xử lý nước chiếm 46%, công nghệ chiếm 26%, xử lý nước và nước thải 17% và công nghệđánh giá và đo lường ô nhiễm chiếm 11%.

Về xuất khẩu: Hàn Quốc đã bắt đầu xuất khẩu các thiết bị môi trường tới các nước Châu Á từ năm 1990. Một nghiên cứu của Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) đã chỉ ra dịch vụ thuộc nhóm nước và nước thải chiếm tới 52% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu, tiếp đến là nhóm kiểm soát không khí (26%), và quản lý và tái chế rác (16%). Phần lớn giao dịch thương mại thuộc các thành phần trong nhóm kiểm soát ô nhiễm không khí, như các túi lọc và thiết bị lọc bụi tĩnh điện và nhóm kiểm soát ô nhiễm nước, như thiết bị lắng và lọc màng. Các dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan tới xây dựng các thiết bị môi trường đã tăng từ 0,6 triệu USD trong năm 1990 lên 63 triệu USD năm 1995.

3.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Việc Hàn Quốc mở cửa tự do thị trường trong lĩnh vực dịch vụ môi trường đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn từ việc xuất khẩu thiết bị và công nghệ môi trường. Tuy nhiên, thị trường thường là các nước kém phát triển hơn. Trong khi đó, các quốc gia phát triển (Liên minh châu Âu) muốn xâm nhập thị trường Hàn Quốc là điều không hề dễ dàng. Dù các rào cản về nhập khẩu đã được dỡ bỏ nhưng các công ty nước ngoài vẫn phải tìm các đối tác Hàn Quốc nếu muốn vào được thị trường nước này. Việt Nam hiện mới chỉ cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ xử lý nước thải, dịch vụ xử lý rác thải, dịch vụ làm sạch khí thải và dịch vụ xử lý tiếng ồn, và dịch vụ đánh giá tác động môi trường. Trong đó, chưa cam kết về hiện diện thể nhân cũng như cung cấp qua biên giới trừ các dịch vụ tư vấn. Như vậy, các công ty nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam bắt buộc phải thông qua các văn phòng đại diện hoặc là đối tác, nhà thầu phụ cho các chương trình, dự án của Việt Nam. Để bảo vệ hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ môi trường trong nước đồng thời không ảnh hưởng tới cam kết Việt Nam đã kí về tự do thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, chính phủ nên tạo cơ chế và hành lang pháp lí cho các đơn vị trong nước phát triển nhanh hơn các sản phẩm dịch vụ môi trường cung cấp cho thị trường.

2. Đồng thời, khuyến khích sự hợp tác giữa đối tác nước ngoài với các đơn vị trong nước trên cơ sở nắm chắc luật pháp và các cam kết nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị trong nước có điều kiện học hỏi, trao đổi, hợp tác từ phía đối tác nước ngoài cũng như phát triển trong giai đoạn sau. 3. Đối với các dự án đấu thầu có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, cần

đề liên quan tới bảo hiểm lao động, chi phí trả cho lao động để ưu tiên cho lao động trong nước.

4. Khuyến khích các đơn vị trong nước hợp tác một phần với các công ty nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, phương thức tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước trong thời gian ngắn nhất.

5. Với các phân ngành thuộc dịch vụ môi trường mà Việt Nam chưa kí cam kết, Chính phủ và Bộ Tài Nguyên và Môi trường nên đưa ra các chương trình, chính sách nhằm kích thích, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư và khai thác. Việc tư nhân hóa các dịch vụ môi trường cũng nên được khuyến khích và hỗ trợ dưới các hình thức khác nhau (tài chính, quản trị hoặc nhân lực).

4. Kinh nghim Singapore

Trong quá trình thương lượng gia nhập WTO, Singapore đã có những cam kết liên quan đến mở cửa thị trường và hạn chế đối xử đối với dịch vụ môi trường. Singapore cam kết mở cửa ba phân ngành là dịch vụ vệ sinh (CPC 9403), dịch vụ làm sạch khí thải (CPC 9404) và dịch vụ xử lý tiếng ồn (CPC 9405). Đối với phương thức 1 và 4, Singapore đưa ra những hạn chế “chưa cam kết” về hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế quốc gia. Còn đối với phương thức 2 và 3, không có bất kỳ hạn chế gì về hạn chế tiếp cận thị trường cũng như đối xử quốc gia.

Bảng 20. Cam kết dịch vụ môi trường của Singapore Phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trường Hạn chế đối xử quốc gia A. Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự (CPC 9403) B. Dịch vụ làm sạch khí thải (CPC 9404) C. Dịch vụ xử lý tiếng (1) Chưa cam kết (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế (4) Chưa cam kết, ngoại trừ khi có trong cam kết

(1) Chưa cam kết (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế (4) Chưa cam kết

ồn (CPC 9405) chung

Chú ý: các hình thức cung: (1) cung cấp qua biên giới; (2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; (3) hiện diện thương mại; (4) hiện diện thể nhân

Singapore có vị trí chiến lược trên bản đồ thế giới. Đồng thời quốc đảo này còn là một quốc gia có uy tín, có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hệ thống ngân hàng mạnh, khung pháp lý đầy đủ và minh bạch cũng như chính sách thuế hấp dẫn. Tất cả những điều đó khiến cho Singapore có sức cạnh tranh cao so với các quốc gia khác. Vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Singapore vì nền kinh tế này có các ưu điểm sau:

• Trong sạch, có chất lượng, đáng tin cậy, năng suất cao, khung pháp lý tốt.

• Có ngành chế tạo và dịch vụ dựa trên tri thức, là trung tâm tư tưởng và thông tin, có cam kết mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo kỹ năng. • Có mạng lưới nhân sự và doanh nghiệp rộng khắp.

• Có chất lượng cuộc sống cao, là nơi lý tưởng để sinh sống, học tập và làm việc.

Với những lợi thế này của Singapore, nhiều công ty đa quốc gia đã chọn Singapore để đặt văn phòng. Thương mại và đầu tư phát triển mạnh đã biến Singapore thành một trong những nước châu Á có sức cạnh tranh mạnh nhất trên bảng xếp hạng thế giới năm 2008. Ngân hàng thế giới cũng xếp Singapore là một trong những điểm đến thân thiện nhất với nhà đầu tư trên thế giới.

Khi đặt cơ sở ở Singapore, các công ty quốc tế được hưởng lợi từ trên 50 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Singapore đã ký kết với các quốc gia khác. Ngoài ra còn có thuận lợi của rất nhiều hiệp định tự do thương mại và 35 Hiệp định đảm bảo đầu tư. Thông qua các hiệp định này, Singapore đã có mối liên hệ với một mạng lưới các quốc gia có đóng góp vào ít nhất 60% GDP toàn thế giới.

Thông qua áp dụng nghiêm ngặt luật Sở hữu trí tuệ, Singapore cũng đảm bảo bảo hộ ý tưởng sáng tạo và cải tiến cho các công ty. Đồng thời, Singapore còn là quốc gia hàng đầu trong khu vực trong các dịch vụ như ngân hàng quốc tế, tài trợ thương mại, tài trợ vận tải biển, bảo hiểm và quản lý tài sản. Đây còn là trung tâm giao dịch ngoại tệ lớn thứ tư thế giới. Các công ty quốc tế tại Singapore cũng được tiếp xúc với một thị trường vốn rộng lớn, đa dạng và những dịch vụ tài chính hiện đại nhất của hơn 500 định chế tài chính trong nước và quốc tế đặt tại Singapore. Ngoài ra còn có 4500 công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp khác như kiểm toán, tư vấn kế toán và quản lý, nghiên cứu thị trường, quảng cáo và quan hệ công chúng, tư vấn nguồn nhân lực và tư vấn pháp lý. Các dịch vụ như công nghệ thông tin, tài chính và hậu cần đều có chi phí thấp nhưng chất lượng dịch vụ tốt, năng suất cao nhờ tập trung hóa hay còn gọi là “chia sẻ sử dụng dịch vụ”.

Bên cạnh nền kinh tế tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, Singapore còn thực hiện những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài như sau:

- Về cân đối ngoại tệ, quản lý ngoại hối: Chính phủ Singapore không có sự quản lý về ngoại hối mà để cho thị trường này hoạt động tự do theo những quy luật của thị trường.

- Về quy định vay vốn, quản lý đất đai: Nhà đầu tư có thể huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.

- Thủ tục đầu tư: Các thủ tục này được thực hiện theo chế độ một cửa, đảm bảo giải quyết nhanh gọn về các thủ tục cho nhà đầu tư.

- Về lĩnh vực đầu tư: Mở cửa hầu hết đối với các lĩnh vực kinh tế trừ lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

Riêng với lĩnh vực dịch vụ môi trường, Singapore cùng với các quốc gia khác ở châu Á đang tăng trưởng với tốc độ cao, đồng thời nhận thức của các nước trong khu vực về nhu cầu cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi

trường đang ngày cao. Các công ty dịch vụ môi trường cả trong nước Singapore và nước ngoài khi đặt tại Singapore đều có vị thế thuận lợi để cung cấp dịch vụ cho cả khu vực, đồng thời trao đổi công nghệ, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Mặt khác, chính phủ Singapore cũng có những chính sách cụ thể để thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ môi trường phát triển. Ví dụ, Singapore có hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ môi trường. Năm 2001, Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Singapore đã thiết lập Quỹ Hỗ trợ sáng kiến vì sự bền vững về môi trường (IESF) với tổng số tiền là 20 triệu đô la Singapore. Mục đích của quỹ này là

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 120 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)