Bài học kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 145 - 146)

V. Nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ

1. Kinh nghiệm tại EU

6.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ

cấp dịch vụ môi trường nước ngoài thành lập hiện diện thương mại của Thái Lan

Thái Lan và Việt Nam là hai nước có điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường khá tương đồng. Qua nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường ở Thái Lan, nghiên cứu nhận thấy Việt Nam nên tham khảo học hỏi những kinh nghiệm sau từ Thái Lan. Qua việc phân tích các cam kết thực hiện, các chính sách và quy định hiện nay của Thái Lan đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực của dịch vụ môi

trường, nghiên cứu đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Một là, mở cửa thị trường dịch vụ môi trường, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ môi trường nước ngoài tham gia vào thị trường của Việt Nam là cơ hội cho chúng ta phát triển bền vững, đạt được các chỉ tiêu về môi trường, kinh tế và cả xã hội.

Hai là, coi trọng và tăng cường xúc tiến các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) là hết sức quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ môi trường nói riêng.

Ba là, tận dụng các rào cản phi thương mại như: các yêu cầu về thị thực, xuất nhập cảnh … cũng là giải pháp giúp Việt Nam tạo ra các rào cản phù hợp với quy định và cam kết của tổ chức thương mại thế giới. Một số loại công cụ nên được vận dụng là: các chính sách đặc quyền, đặc lợi; kiểm tra về kinh tế và nhu cầu lao động; vấn đề hạn chế liên doanh; kiểm tra về chuyên môn.

Bốn là, các quy định và chính sách đối với người lao động nước ngoài cũng cần phải được cân nhắc phù hợp với bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. Cần tránh trường hợp như Thái Lan, khi các quy định về người lao động nước ngoài quá chặt trong khi giá lao động trong nước lại thấp hơn bên ngoài nên đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch vụ môi trường nước ngoài.

Năm là, trong điều kiện Việt Nam là thành viên mới của tổ chức thương mại thế giới, nên chúng ta còn một lộ trình dài để thực hiện hết các cam kết mở cửa. Cần khai thác triệt để những lĩnh vực còn được ưu tiên.

Sáu là, chính phủ cũng cần có những định hướng ưu tiên cho từng lĩnh vực cụ thể của phân ngành dịch vụ môi trường. Những nhóm nào chỉ do Nhà nước làm; những nhóm dịch vụ nào khuyến khích tư nhân tham gia và những nhóm dịch vụ nào cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia… Đồng thời các chính sách về pháp lý, tổ chức và định hướng chiến lược cũng cần phải được tiến hành thực hiện song song và đồng bộ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)