Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 39 - 40)

II. Kinh nghiêm về xây dựng khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường

2. Kinh nghiệm DVMT của Mỹ

3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Do đặc thù quản lý, tổ chức của các công ty thu gom rác ở Việt Nam trong các thành phố lớn khá tương đồng với công ty ‘K eco’ của Hàn Quốc, chúng ta có thể tiếp cận với các mô hình của ‘K eco’, từ đó vận dụng linh hoạt vào Việt Nam.

2. Trước tiên, để tạo thói quen phân loại chất thải cho người tiêu dùng là điều không hề dễ dàng ở Việt Nam do thói quen trong sinh hoạt từ lâu đời để lại. Để thay đổi được thói quen đó, chính quền địa phương đặc biệt là ở các thành phố lớn nên bố trí các thùng phân loại rác ở những nơi thuận lợi nhất. Các thùng rác phân loại hiện nay ở Hà Nội hầu như chưa đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản: tính tiện lợi, sức chứa và tính dễ hiểu. Hiện nay, các thùng rác phân loại mới chỉ được đặt ở những khu vực công cộng và bố trí khá thưa thớt. Tuy nhiên, lượng chất thải đô thị lại chủ yếu phát sinh từ các khu vực dân cư sinh sống và các khu công nghiệp. Dung tích chứa của các thùng rác không lớn khiến nhiều người thấy ngại khi bỏ rác. Bên cạnh đó, kí hiệu phân loại hầu như ko được chú trọng, nhiều khi gây rối, khó hiểu, cũng dễ làm người vứt rác cảm

thấy lúng túng. Vì vậy, để có thể đảm bảo hàng hóa của nhà sản xuất sau khi sử dụng và thải bỏ được phân loại đúng cách và hiệu quả, cần thiết phải bố trí các thùng rác cỡ lớn, kín mùi và kí hiệu dễ hiểu ở các khu dân cư.

3. Vai trò của đơn vị thu gom cũng như chính quyền địa phương phải được rõ ràng nhằm đảm bảo rác thải được tái chế và tái sử dụng có hiệu quả. Quan trọng hơn cả là tính trung thực trong hoạt động tái chế của nhà sản xuất phải được giám sát.

4. Một điều khó khăn trong tình hình của Việt Nam là việc thay đổi các quy định nhằm thích ứng với thực tiễn diễn ra rất chậm so với những thay đổi của thực tế. Để bắt kịp với những biến đổi của xã hội trong lĩnh vực DVMT, Chính phủ và Bộ Tài Nguyên – Môi trường cần phân cấp và phân quyền trong việc đưa ra những quy định quản lý môi trường phù hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)