Tổ chức, phát triển dịch vụ môi trường ở Mỹ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 31 - 34)

II. Kinh nghiêm về xây dựng khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường

2. Kinh nghiệm DVMT của Mỹ

2.5. Tổ chức, phát triển dịch vụ môi trường ở Mỹ

Ngành công nghiệp môi trường Mỹ có một lượng lớn các nguồn lực để hỗ trợ phát triển cả trong nước và quốc tế. Ngoài các khung pháp lý, các chính sách chặt chẽ thì Mỹ còn xây dựng một mạng lưới tổ chức chặt chẽ để hỗ trợ

cho lĩnh vực này phát triển. Mạng lưới tổ chức nhằm hỗ trợ dịch vụ môi trường của Mỹ bao gồm: Hệ thống các cơ quan nghiên cứu thị trường; các cơ quan liên bang, cơ quan bảo vệ môi trường; cơ quan hỗ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế … chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm như sau;8

* Hệ thống các cơ quan nghiên cứu thị trường và truyền thông

(i) Cơ quan nghiên cứu thị trường:

Cung cấp các thông tin chi tiết về chiến lược thị trường và thông tin kinh doanh cho ngành công nghiệp môi trường nói chung và dịch vụ môi trường nói riêng.

Cung cấp các báo cáo nghiên cứu thị trường của ngành công nghiệp môi trường ở Mỹ và các nước trên thế giới. Các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực chất thải nguy hại và tiềm năng thị trường dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Cung cấp các báo cáo nghiên cứu thị trường trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành công nghiệp môi trường nói chung và dịch vụ môi trường nói riêng như: không khí, nước, năng lượng và các yếu tố khác

Cung cấp thông tin về các đối thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước (quy mô, trình độ chuyên môn …).

(ii) Cơ quan truyền thông:

Để phát triển lĩnh vực dịch vụ môi trường Mỹ đã thiết lập một hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng nắm được những quy định cũng nhưđịnh hướng chiến lược trong phát triển lĩnh vực dịch vụ môi trường của Mỹ. Việc cung cấp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Mỹ những thông tin đầy đủ và kịp thời sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được những cơ hội, những định hướng chính sách của Mỹ, những rào cản của các nước khi tham gia thị trường quốc tế.

* Các cơ quan liên bang

Các cơ quan liên bang phối hợp với nhau để thực hiện những nỗ lực cải thiện môi trường và phát triển hàng hóa và dịch vụ môi trường của Mỹ.

(i) Văn phòng trong bộ thương mại Mỹ thực hiện thu thập các thông tin về xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ môi trường. Mục tiêu là để tạo thuận lợi và tăng cường xuất khẩu công nghệ, hàng hóa và dịch vụ môi trường thông qua hỗ trợ và hướng dẫn cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Các thông tin cung cấp bao gồm cả các báo cáo nghiên cứu thị trường, đặc trưng của đất nước, các quy định chính sách của nước sở tại …

8

Support System for the U.S environmental industry, http://www.cleanerproduction.com/Directory/ USenvindustry.htm

(ii) Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) tăng cường và phát triển các quy định liên quan đến thực hiện các đạo luật môi trường đã được phê chuẩn bởi quốc hội Mỹ.

(iii) Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ trong việc mở rộng và phát triển thị trường môi trường toàn cầu thông qua các công việc cụ thể như: (i) cung cấp sự am hiểu về công nghiệp môi trường; (ii) nghiên cứu các chính sách và chiến lược của các Quốc gia; (iii) đàm phán thương mại; (iv) Hỗ trợ phổ biến công nghệ môi trường toàn cầu; (v) tư vấn cho các Ủy ban có liên quan của Mỹ; (vi) Kiểm tra lại các thủ tục nội bộ.

Đặc biệt, Văn phòng tài nguyên và môi trường (ENR) thuộc đại diện thương mại Mỹ (USTR) có trách nhiệm chính vào các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến vấn đề môi trường. Tận dụng các mối quan hệ nhằm đạt được kết quả về môi trường thông qua các sáng kiến đa phương, khu vực và song phương với các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới; các nước thuộc khối APEC và các thỏa thuận thương mại tự do (FTA), các hiệp định khung đầu tư (TIFAs) và các hiệp định thương mại hàng hóa tài nguyên môi trường. Cộng tác với các cơ quan khác để phát triển thực hiện các chính sách liên quan đến môi trường và đạt được các lợi ích của Mỹ. Ngoài, ENR còn có trách nhiệm đánh giá môi trường của các đối tác trong đàm phán đa phương và các hiệp định thương mại tự do và báo cáo hàng năm về các rào cản thương mại của các hàng hóa dịch vụ môi trường, thúc đẩy sự tham gia của công chúng trong các vấn đề môi trường.

(iv) Cơ quan hợp tác quốc tế Mỹ (USAID) có trách nhiệm hỗ trợ cho các chương trình môi trường trên toàn thế giới, cả những hỗ trợ cho phát triển xuất khẩu và kinh doanh. Ngoài ra cơ quan hợp tác quốc tế Mỹ còn quản lý mạng lưới công nghệ toàn cầu, cung cấp các giải pháp cho các doanh nghiệm vừa và nhỏ của Mỹ.

(v) Mạng lưới công nghệ và môi trường toàn cầu được tài trợ bởi Cơ quan năng lượng Mỹ. Cung cấp các thông tin trong nước và quốc tế, thông tin thị trường, các dự án, về các lĩnh vực công nghệ môi trường và xuất khẩu nguồn lực tài nguyên và môi trường.

* Các cơ quan nhà nước cấp tiểu bang và các tổ chức địa phương:

Điều hành các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức vùng để tăng cường phát triển công nghiệp môi trường; tăng cường các chương trình xuất khẩu môi trường trên toàn thế giới cùng với sự hỗ trợ của cơ quan môi trường và cơ quan hợp tác quốc tế Mỹ; kiểm soát các vấn đề ô nhiễm và công nghệ môi trường trên toàn thế giới.

* Hiệp hội tăng cường xuất khẩu môi trường quốc gia:

Các hiệp hội tăng cường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ môi trường của

năng lượng; hiệp hội công nghệ và môi trường toàn cầu; hiệp hội công nghiệp môi trường.

Các cơ quan này hỗ trợ cho các doanh nghiệp Mỹ mở rộng kinh doanh hàng hóa và dịch vụ môi trường trên toàn cầu, kết nối các công ty thành viên để tăng cường xuất khẩu với các đối tác …

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)