Khung pháp lý DVMT

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 36 - 39)

II. Kinh nghiêm về xây dựng khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường

2. Kinh nghiệm DVMT của Mỹ

3.2 Khung pháp lý DVMT

Tính tới thời điểm hiện nay, Hàn Quốc đã có hơn 30 đạo luật và nghị định các loại phục vụ công tác quản lý môi trường ở các lĩnh vực: tăng trưởng xanh, môi trường - kinh tế - xã hội, chất lượng nước và hệ sinh thái nước, cấp thoát nước - đất và nước ngầm, môi trường không khí và biến đổi khí hậu, rác thải và tái chế, sức khỏe môi trường và hóa chất, và các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đưa ra một loạt các chính sách cho từng lĩnh vực môi trường cụ thể như: các chính sách về môi trường không khí, môi trường nước, chất thải, thiên nhiên, sức khỏe nhân văn và kiểm soát hóa chất, và đặc biệt quan tâm tới hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (hợp tác với các nước châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, OECD, các nước Đông Nam Á hay UNEP).

Đến năm 2008, Hàn Quốc đã áp dụng 15 loại thuế môi trường (quốc gia và địa phương) khác nhau. Trong đó, thuế năng lượng và thuế đánh vào xe hơi là những loại thuế đặc biệt quan trọng. Bộ Môi trường Hàn Quốc cũng đã ban hành 24 loại phí và lệ phí môi trường nhằm mục tiêu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước, tái chế và quản lý rác thải và bảo tồn hệ sinh thái (Kang, 2008).

Nhằm thực hiện tốt các hoạt động liên quan tới dịch vụ và hàng hóa môi trường, Chính phủ Hàn Quốc đã giao trọng trách quản lý cho Bộ Môi trường, là nơi quản lý vĩ mô các chính sách, quy hoạch, kế hoạch và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó cũng có sự tham gia của một số bộ trong những lĩnh vực hoặc dự án đa ngành, như sự phối hợp của Bộ Đất đai - Giao thông và Hàng hải, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Lương thực - Nông nghiệp - Lâm nghiệp và Thủy sản, Bộ Kinh tế tri thức và Ủy ban Truyền thông, và Bộ Hành chính và An Ninh trong dự án “Phục hồi bốn dòng sông chính của Hàn Quốc” nằm trong chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2006 - 2015.

Theo một nghiên cứu của OECD năm 2005, Hàn Quốc là quốc gia có khoảng 95.000 người tham gia trong lĩnh vực hàng hóa và DVMT, chủ yếu tập trung vào hoạt động xử lý nước và nước thải. Dịch vụ nước và nước thải là một trong những ngành DVMT đầu tiên ở Hàn Quốc có sự tham gia của các công ty tư nhân dưới sự khuyến khích của chính phủ. Sau đó, các quan hệ đối tác giữa các công ty Hàn Quốc và các công ty nước ngoài mới được thiết lập (The Energy and Resources Institute, 2009).

Việc thực hiện các chương trình, dự án về DVMT được tiến hành trực tiếp bởi các công ty nhà nước và tư nhân về môi trường (trong nước hoặc quốc tế). Trước năm 2010, Công ty Tài nguyên và Môi trường Hàn Quốc và Công ty Quản lý Môi trường là hai cơ quan chủ quản của Bộ Môi trường thực hiện các hoạt động liên quan tới DVMT, chủ yếu tập trung vào hệ thống quản lý tái chế bền vững (giảm lượng chất thải phát sinh, kinh doanh dịch vụ tái chế và xử lý thích hợp) và các dự án phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo vệ môi trường trong sạch. Sau khi sát nhập, dưới tên “K eco”, hai đơn vị này đã đa dạng hóa các hoạt động để đáp ứng các mục tiêu lâu dài của chiến lược “Tăng trưởng xanh”.

‘K eco’ chuyên cung cấp các DVMT liền mạch về quản lý nước và khí, quay vòng tài nguyên, hợp tác quốc tế, và nghiên cứu & phát triển. ‘K eco’ đã đưa ra 6 mục tiêu ưu tiên theo chiến lược đôi bên cùng có lợi (win – win strategy) cho đến năm 2012: hành động vì sự biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính; cải thiện môi trường nước; hệ thống quản lý tuần hoàn nguồn tài nguyên; cung cấp DVMT và sức khỏe; hỗ trợ chính sách và các vấn đề môi trường; và quản trị bền vững và định hướng khách hàng. Bề ngoài, ‘K eco’ cho phép đổi mới công nghệ và quản lý môi trường trong khi từ nội lực thiết lập đổi mới thể chế của việc thay đổi tổ chức và phát triển dịch vụ (Keco, 2010).

‘K eco’ đã thực hiện thành công “Chương trình Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất” từ mục tiêu thúc đẩy lưu thông tài nguyên thông qua hoạt động tái chế rác thải tại nguồn và lưu thông các nguồn tài nguyên có thể tái chế. Để Chương trình hoạt động có hiệu quả, cần phải quản lý kỹ lưỡng những nhà sản xuất hiện tại và khuyến khích các nhà sản xuất mới tình nguyện và chủ động tham gia vào Chương trình, nhằm mở rộng phạm vi áp dụng cho các loại sản phẩm và nguyên liệu. Kết quả là kể từ khi thực hiện Chương trình (1993) đến 2010 lợi ích tài chính ước tính đạt được 2,9364 tỉ Won. Chương trình đã cải thiện đáng kể hiệu xuất sử dụng chính sách bằng việc chuyển sự tập trung của các quy định với những hạn chế từ một phía sang các quy định

dựa trên việc tôn trọng và thúc đẩy các nỗ lực tình nguyện của doanh nghiệp. Về lợi ích công nghiệp, Chương trình đã biến các nguồn tài nguyên bị lãng phí từ các bãi chôn lấp và lò thiêu đốt trở thành các nguồn tài nguyên có khả năng sử dụng hiệu quả thông qua hoạt động tái chế (Keco, 2010).

Cách thức tổ chức, thực hiện Chương trình được ‘K eco’ tiến hành theo từng thực thể:

Bảng 07: Vai trò của từng đối tượng trong Chương trình Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (Keco, 2010)

Đối tượng Vai trò và trách nhiệm

Người tiêu dùng • Phân loại kỹ lưỡng và thải bỏ hàng hóa tái chế - Phân loại nguyên liệu đóng gói với nhãn hiệu

thải bỏ riêng biệt và theo các nguyên tắc tái chế của từng thành phố, thị xã

- Phân loại và thải bỏ phim bằng nhựa, đèn huỳnh quang và các bó giấy

- Phân loại và thải bỏ vật liệu đóng gói của các sản phẩm giấy, đồ may mặc và găng tay cao su; bao bì của phim; các bộ phận của các sản phẩm điện và điện tử, túi không phân hủy và túi mua hàng, bắt đầu từ 2010

Nhà sản xuất (Đối tác trong hoạt động tái chế)

• Trung thực với trách nhiệm tái chế (các hợp đồng dịch vụ tái chế minh bạch)

• Theo và kiểm tra các khu vực tái chế của những nhà cung cấp dịch vụ tái chế (Đối tác)

• Thực hiện hệ thống đánh dấu phân loại tái chế cho các nguyên liệu đóng gói

Chính quyền địa phương

• Phân loại thu gom các loại chất thải theo Chương trình

• Mỗi cấp chính quyền địa phương tự phát triển hệ thống tái chế của mình theo những hướng dẫn về tái chế phân loại

KECO • Chấp nhận và chấp thuận việc bán hàng và hồ sơ nhập khẩu, vfa có trách nhiệm với kế hoạch trung thực của nhà sản xuất

• Quản lý các công việc liên quan tới hoạt động của Chương trình Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, bao gồm cả các loại phí tái chế

• Xác minh và kiểm tra các khu vực kinh doanh của những nhà cung cấp dịch vụ tái chế

Bộ Môi trường • Thực hiện Chương trình ở cấp tổng thể, và ban hành và chỉnh sửa các quy định

• Tính toán và thông báo tỉ lệ tái chế theo từng loại

• Cho phép thành lập các đối tác kinh doanh tái chế, hỗ trợ và quản lý chính quyền địa phương và KECO, phối hợp và hòa giải các xung đột giữa các bên.

Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc thực hiện một chương trình tái chế chất thải của nhà sản xuất dưới hình thức DVMT, Việt Nam có thể học hỏi được ít nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào tình hình cụ thể của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)