Khung pháp lý để phát triển dịch vụ môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 40 - 52)

II. Kinh nghiêm về xây dựng khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường

4.1.Khung pháp lý để phát triển dịch vụ môi trường

4. Kinh nghiệm Singapore

4.1.Khung pháp lý để phát triển dịch vụ môi trường

Singapore là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á với diện tích 647 km2, dân số hiện khoảng 3 triệu người. Singapore được biết đến là một quốc gia 100% dân số sống trong đô thị, vì vậy, mối quan tâm lớn nhất về môi trường của Singpore là môi trường đô thị. Singapore được đánh giá là “thành phố vườn”, “thành phố sạch nhất thế giới” hiện nay.

Trước đây, các dịch vụ môi trường của Singapore chủ yếu là do nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1990 trở lại đây, Singapore đã chứng kiến sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác trong lĩnh vực dịch vụ môi trường. Vào năm 2002, ngành dịch vụ môi trường đã đóng góp 0.6% GDP của Singapore và mức đóng góp này tăng với tốc độ từ 5-10% mỗi năm trong thời gian sau đó.

Để có được sự phát triển như vậy, Singapore đã đưa ra một khung pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và chi tiết về các lĩnh vực môi trường khác nhau nhằm tạo cầu cho dịch vụ môi trường. Khung pháp lý đó có thể tóm tắt bao gồm các nội dung sau:

Về kiểm soát ô nhiễm

- Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.

- Luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao gồm các quy định về về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên.

- Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác.

Kiểm soát chất lượng không khí

• Kiểm soát ô nhiễm không khí là một trong những công tác quan trọng nhất của quản lý môi trường đô thị, để đạt được những con số ấn tượng về chất lượng không khí như đã đề cập trong phần 1, Singapre đã áp dụng các chính sách sau:

• Đối với nguồn cố định: Bên cạnh việc giảm thiểu ô nhiễm trong các ngành công nghiệp, MEWR còn kết hợp kiểm soát ô nhiễm trong quy hoạch sử dụng đất và xác định vị trí các nhà máy để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

• Đối với nguồn thải di động: MEWR đã kiểm soát khí thải của các phương tiện vận chuyển tại Singapore thông qua việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn khí thải cho xe mới cũng như kiểm tra và giám sát đối với các

phương tiện đang hoạt động. Từ tháng 10 năm 2006 Singapre thực hiện nghiêm ngặt những tiêu chuẩn khí thải Euro IV cho động cơ diesel.

• Thúc đẩy áp dụng công nghệ xe sạch bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường. Phát động các Chiến dịch Giao thông Xanh nhằm vận động người dân đi xe buýt công cộng, tàu điện nhanh MRT, đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe ô tô.

• Tăng cường kiểm tra, khảo nghiệm và bảo dưỡng phương tiện giao thông nhằm làm giảm PM 2,5.

• Chuyển đổi nhanh chóng sang sử dụng khí tự nhiên. Tỷ lệ khai thác điện năng từ các tua bin tăng từ 19% năm 2000 lên 79% trong năm 2007. Do đó đã làm giảm đáng kể lượng phát thải CO2 vào môi trường vì lượng phát thải khí tự nhiên thấp hơn 40% so với nhiên liệu dầu. Năm 2007 cường độ carbon đã giảm 39% so với năm 1990.

• Một số các chính sách nhằm giảm tỉ lệ tăng của các phương tiện giao thông, giảm tắc đường và ô nhiễm từ giao thông đường bộ như điều chỉnh thuế xe, hệ thống quota, giảm dần và tiến tới không sử dụng xăng có chì, tăng chất lượng xăng và áp dụng các tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy khắt khe hơn đã được thực hiện.

Chất thải rắn

Trong quản lý chất thải rắn Singapore đang áp dụng một số chính sách sau:

- Giảm thiểu xử lý chất thải: Bằng cách giảm số lượng chất thải phát sinh, bảo tồn nguồn tài nguyên có giá trị và giảm thiểu nhu cầu xử lý. Để đạt được điều này, NEA tích cực nâng cao nhận thức của người dân thông qua các chương trình giáo dục như Chiến dịch “Hãy mang theo túi của bạn”, hạn chế sử dụng túi nhựa. Cùng với nỗ lực này, năm 2007, các ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát đã ký kết một thỏa thuận tự nguyện nhằm làm giảm lượng chất thải và áp dụng những quy trình thực hiện tốt nhất.

- Xử lý chất thải tái chế: Sản phẩm thu hồi từ việc tái chế là tài nguyên có giá trị và giúp giảm thiểu lượng chất thải cần xử lý. Theo Chương trình tái chế quốc gia (National Recycling Programme), PWCs cung cấp các dịch vụ thu gom các sản phẩm có thể tái chế như giấy, nhựa, thủy tinh và hộp kim loại. Trong năm 2007 đã có 5 khối nhà được cung cấp thùng tái chế công cộng để giúp cho việc phân loại rác tái chế thuận tiện.

- Giảm thiểu việc thiêu hủy rác: Để tiết kiệm không gian chôn lấp rác, Singapore đã thông qua một chiến lược, đó là tất cả rác thải được đốt trong các nhà máy thiêu hủy. Lượng rác thải có thể giảm đến 90%, đồng thời, nhiệt lượng sinh ra từ quá trình thiêu hủy được sử dụng để tạo ra điện, cung cấp khoảng 3% tổng số cung cấp điện của Singapore.

- Xây dựng hệ thống thu gom và xử rác thải đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm:

• Thu gom rác: Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “tận nhà”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình “Tái chế quốc gia”. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày.

• Quy trình xử lý rác: Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...). Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Cuối cùng, mỗi ngày chừng 1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt được sẽ được trở đến Semakau. Như vậy

về khối lượng, từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn. Không những thế nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore.

• Phí cho dịch vụ thu gom rác: được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.

• Để bảo đảm tro rác không xâm hại môi trường đại dương xung quanh, bờ đê ngăn bãi rác với biển được thiết kế nhiều lớp gồm đá, đất sét ở biển (marine clay) và các lớp màng đặc biệt nhằm ngăn chặn nước rỉ rác còn sót lại trong tro rác (nếu có) thẩm thấu vào nước biển.

• Trồng hai khu rừng đước rộng 136.000m2 để bù lại số cây đước tự nhiên bị ảnh hưởng khi xây dựng hòn đảo nhân tạo. Ngoài việc đóng vai trò tái tạo quần thể cây đước tại đây, loài thực vật này còn là “cây chỉ thị” cho chất lượng nước xung quanh hòn đảo - nếu cây kém xanh tươi, tất nước “có vấn đề”.

Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Nước thải sinh hoạt và công nghiệp do Uỷ ban công ích (PUB) quản lý. Toàn bộ nước thải của Singapre được xử lý, theo quy trình công nghệ cao sau đó thải ra biển. Năm 2008, Singapore xử lý 516 triệu m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp cũng được Singapore tái chế, hiện nay Singapre có 4 nhà máy tái chế nước thải thành nước có thể sử

dụng cho mục đích sinh hoạt. Các nhà máy này cung cấo được 25% nhu cầu sử dụng nước quốc gia. Mặc dù chi phí xây dựng và quy trình xử lý đắt đỏ nhưng cơ bản đã giúp Singapore tự chủ hơn trong việc đáp ứng nhu cầu về nước.

Singapore đã có những quy định về xả thải của nhà máy rất nghiêm ngặt đối với từng ngành khác nhau như sản xuất giấy, dệt may, lò giết mổ gia súc,… và bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường.

Quản lý tài nguyên nước

Singapore có một hệ thống pháp luật toàn diện về quản lý tài nguyên nước và quan trọng là được thực thi một cách nghiêm minh. Các quy định có liên quan bao gồm:

• Luật kiểm soát ô nhiễm (2002)

• Môi trường sức khoẻ cộng đồng (Chất thải công nghiệp độc hại)

• Đạo luật Thoát nước thải (2001)

• Đạo luật Lợi Công ích (2002)

• Quy định công ích (Về cung cấp nước)

• Quy định công ích (Về khu vực chứa nước và công viên trữ nước)

Lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất

Lồng ghép với quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp quan trọng trong quản lý tài nguyên nước của Singapore. Chính phủ đã thiết lập một cơ sở pháp lý chặt chẽ cho việc tích hợp quản lý đất đai với tài nguyên nước trong Luật Nội vụ 2002 (Authority Act 2002).

Cơ quan tái thiết đô thị (Urban redevelopment authority –URA) đóng vai trò chủ đạo về quản lý tài nguyên nước trong việc lập kế hoạch quốc gia,

phát triển khu công nghiệp. Ngoài URA còn có các cơ quan phụ trách các công việc chuyên biệt như: Ban Phát triển nhà ở (HDB), Cơ quan môi trường quốc gia (NEA), Cơ quan Giao thông vận tải và đất đai (LTA).

Các hoạt động đã và đang thực hiện để tích hợp quy hoạch sử dụng đất trong quản lý tài nguyên nước:

• Rà soát cẩn thận trong việc lập quy hoạch sử dụng đất để loại trừ các hoạt động gây ô nhiễm (chủ yếu là công nghiệp) khỏi các khu vực trữ nước.

• Thiết kế lại các hệ thống chứa đựng rác thải và hệ thống thoát nước nhằm tránh quá tải

• Thực thi nghiêm ngặt các quy định chống ô nhiễm và tuân thủ pháp luật

• Tích hợp các thành phần của hệ thống thu nước thải như hệ thống thoát nước, bể chứa và mạng lưới thoát nước chính. Việc phê duyệt quy hoạch nhất thiết phải tuân thủ các yêu cầu về hệ thống thoát nước do URA thẩm định.

4.2 Bài hc kinh nghim cho Vit Nam

1. Hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ

Singapore có hệ thống luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường rất đầy đủ, điều chỉnh hành vi khai thác và quản lý tất cả các thành phần môi trường và tài nguyên. Các cơ quan chuyên trách được thành lập để chịu trách nhiệm thực thi các quy định pháp luật đó. Đồng thời, việc xây dưng khung pháp lý cũng như thực hiện được tiến hành đồng bộ, ví dụ quản lý nước được lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất, xử lý chất thải đi kèm với tuyên truyền sử dụng tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý nước thải kết hợp với tái chế phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch v.v. Nhờ đó hệ thống quản lý môi trường của Singapore vận hành thống nhất và hiệu quả. Đồng thời, qua đó

nhu cầu sử dụng các dịch vụ môi trường cũng thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng về lĩnh vực hoạt động.

2. Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt

Ban hành luật lệ ở Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ môi trường. Các biện pháp nêu trong Luật thường xuyên được xem xét định kỳđể bổ sung cho chặt chẽ và hợp lý hơn. Cục kiểm soát ô nhiễm phải thường xuyên thanh tra các khu công nghiệp và dân dụng để đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Lấy mẫu để xử lý, thử nghiệm nguồn, phân tích lò, quan trắc bụi khói là những việc làm thường xuyên và bắt buộc để phòng ngừa các vi phạm.

Sự nhận thức của cộng đồng về môi trường là yếu tố quan trọng nhất, làm cơ sở để duy trì và phát triển thích hợp cho Singapore về môi trường đô thị. Tại đây, người ta đã thực hiện nhiều chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của quần chúng về môi trường và động viên họ tham gia tích cực vào việc bảo vệ và giữ gìn môi trường.Các chương trình giáo dục về môi trường bao gồm từ tiểu học, trung học đến đại học. Thiếu nhi cũng tham gia vào các chuyến tham quan về bảo vệ thiên nhiên, làm quen với trang thiết bị xử lý và tái chế chất thải. Các trường học cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm để tuyên truyền về nhận thức môi trường và tái chế chất thải. Bộ Môi trường thường xuyên làm việc với các tổ chức xã hội để thực hiện những chiến dịch giáo dục tới tận các cộng đồng dân cư, tới công chức và khu vực tư nhân.

3. Cơ sở hạ tầng môi trường

Cơ sở hạ tầng cho môi trường được Singapore đặc biệt chú trọng bao gồm hệ thống thoát nước và quản lý chất thải rắn. Singapore có hệ thống thoát nước toàn diện để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và tổ chức một hệ thống quản lý chất thải rắn rất có hiệu quả.

Hệ thống thoát nước ở Singapore phục vụ tất cả các công trình công nghiệp và hơn 97% khu vực dân dụng. Hệ thống này gồm trên 2500 km đường ống và cống, cộng với hàng trăm trạm bơm và hàng chục nhà máy xử lý nước thải. Một tỷ lệ rất nhỏ của khu vực dân dụng là do những nhà mý xử lý tại chỗ đảm nhiệm.

Hầu hết nước thải đều đưa ra hệ thống thải công cộng. Nước thải công nghiệp đều được xử lý và đạt tiêu chuẩn quy định trước khi đưa vào mạng đường ống chung. Nước chảy từ các nhà máy xử lý nước thải đều đưa ra biển hoặc các cửa sông. Nước này phải đạt tiêu chuẩn 20mg/l về hàm lượng BOD/COD và 30mg/l hàm lượng chất lơ lửng, nghĩa là có thể xả với nước trong nội địa.

Về quản lý chất thải, Singapore có một hệ thống thu gom rác thải hoàn thiện và có hiệu quả. Mọi chất thải rắn đều được thu gom và xử lý hàng ngày. Để thu gom hàng ngày, cần phải xử lý các chất thải hữu cơ bị thối rữa. Dịch vụ thu gom chất thải rắn đo thịđáng tin cậy và đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Vì ở quốc đảo này đất đai khan hiếm nên hầu như các chất thải rắn đều phải thiêu đốt. Đối với các chất thải không thể đốt được và

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 40 - 52)