II. Kinh nghiêm về xây dựng khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường
4. Kinh nghiệm Singapore
5.3 Hệ thống khung pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Thái Lan
toàn thị trường dịch vụ môi trường sẽ giúp Thái Lan đạt được rất nhiều các mục tiêu về sự phát triển con người như: Mục tiêu giảm đói nghèo, mục tiêu tài chính, hiệu quả kinh tế, chất lượng môi trường và đảm bảo được phát triển bền vững, đặc biệt là thị trường liên quan đến rác thải rắn nguy hại.
Bảng 09: Ma trận đánh giá tác động của dịch vụ môi trường với sự phát triển con người ở Thái Lan
Lĩnh vực
Tiêu chuẩn phát triển con người
Cơ hội tiếp cận Mục tiêu đói nghèo Tài chính Hiệu quả kinh tế Chất lượng môi trường Sự bền vững Chuyển giao công nghệ Nước thải 1. BAU W W 0 S S W 0 2. FLS 0-W W-S S S S W-S M 3. PLS W 0-W M S M W-S W
Rác thải rắn nguy hại
1. BAU W W S W W W M
2. FLS S S S M S M S
3. PLS M M S M M M M
Trong đó: + BAU: Kịch bản kinh doanh trong điều kiện bình thường + FLS: Kịch bản trong điều kiện tự do hoàn toàn
+ PLS: Kịch bản trong điều kiện tự do có điều kiện
W: Yếu; S: Mạnh; M: Mức độ vừa phải; 0: Không bịảnh hưởng
5.3 Hệ thống khung pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Thái Lan Lan
a. Khung pháp lý về bảo vệ môi trường
Thái Lan đã tham gia ký kết hầu hết các công ước, các nghị định thư quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Bảng 10, sẽ cho chúng ta thấy điều này.
Bảng 10: Thái Lan tham gia thực hiện các công ước quốc tế về môi trường
Tên công ước Năm ban
hành
Năm Thái Lan tham
gia
Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone 1985 1989 Nghịđịnh thư Montreal về các chất làm suy giảm
tầng Ozone 1987 1989
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển các
chất thải nguy hại qua biên giới và xử lý chúng 1989 1997 Công ước bảo tồn đa dạng sinh học 1992 2004 Khung công cước Liên hiệp quốc về biến đổi khí
hậu 1992 1995
Nghịđịnh thư Kyoto 1997 2002
Thái Lan có một số bộ luật và quy định liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chi tiết được thể hiện qua bảng 11.
Bảng 11: Một số luật và quy định liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của Thái Lan
Lĩnh vực Năm Luật 1. Rừng 1941 Đạo luật về rừng 1961 Đạo luật về vườn quốc gia 1960 Đạo luật về khu bảo tồn động vật hoang dã 1964 Đạo luật về khu bảo tồn rừng quốc gia 1992 Đạo luật về tái trồng rừng 2. Đất và rừng đầu nguồn 1942 Đạo luật về tưới tiêu 1983 Đạo luật phát triển đất
Đạo luật về thuế đất và công trình xây dựng
1992 Đạo luật tăng cường và bảo tồn chất lượng môi trường quốc gia 2000 Đạo luật khai thác và cải tạo đất 3. Khu vực ven biển (đới
bờ)
1947 Đạo luật nghề cá
hoang dã
1992 Đạo luật chất nguy hại
4. Chất thải nguy hại
1992 Đạo luật tăng cường và bảo tồn chất lượng môi trường quốc gia 1992 Đạo luật Nhà máy 1992 Đạo luật chất nguy hại
Đạo luật y tế cộng đồng
Ngoài ra, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, các bộ luật có sự quy định rõ ràng nhằm tăng cường quản lý và giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ về quản lý ô nhiễm nguồn nước được quy định trong các bộ luật của Thái Lan sẽ cho chúng ta thấy được sự phối hợp giữa các Luật trong quản lý vấn đề môi trường nước.
Mặc dù, so với Mỹ và các nước Châu Âu hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường của Thái Lan ít hơn. Tuy nhiên, có thể thấy Thái Lan cũng đã có được một hệ thống các bộ luật khá toàn diện nhằm quản lý vấn đề môi trường trong nước. Trong đó có một số luật chính có vai trò là nhân tố trong sự phát triển của dịch vụ môi trường như: Đạo luật về chất thải nguy hại năm 1992; đạo luật nhà máy năm 1992, luật tăng cường và bảo vệ chất lượng môi trường … Hệ thống các quy định này sẽ là nền tảng để thiết lập và phát triển các dịch vụ môi trường ở Thái Lan.
Bảng 12: Nội dung quy định của một số Bộ luật chính liên quan đến quản lý ô nhiễm môi trường nước ở Thái Lan
Luật Nội dung chủ yếu
Luật Tăng cường và Bảo tồn Chất lượng Môi trường Quốc gia (1992)
Qui định các nguồn điểm cụ thể xả nước thải vào trong mội trường, môi trường
nước dựa vào tiêu chuẩn xả thải Luật nhà máy (1992)
Giới hạn mức độ xả thải và giới hạn mức độ chất ô nhiễm hóa học và kim
loại Luật Hàng hải trong các tuyến
đường thủy Thái Lan (1992)
Cấm xả chất thải bao gồm dầu, hóa chất có thể gây ô nhiễm và phá vỡ, làm gián đoạn giao thông thủy vào các con sông,
thủy.
Luật Kiểm soát Công trình (1979) Qui định việc xả thải gây ô nhiễm nước từ các công trình
Luật hình sự (1956) Cấm cho các chất nguy hại vào nguồn nước dùng để sử dụng.
Luật Ngư nghiệp (1947)
Cấm vứt bỏ, xả thải các chất hóa học nguy hại vào các nguồn nước dùng để
đánh bắt cá
Luật Tưới tiêu Hoàng gia (1942) Cấm vứt rác hoặc xả thải hóa chất và nước ô nhiễm vào các kênh tưới tiêu
b. Khung pháp lý trong các hoạt động thương mại của Thái Lan
Dịch vụ môi trường là một nội dung trong đàm phán thương mại, là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển thương mại song phương, đa phương. Do vậy, Dịch vụ môi trường cũng chịu điều tiết bởi các quy định và luật lệ thương mại của mỗi nước.
Bảng 13: Khung pháp lý chính liên quan đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Thái Lan
Luật Mô tả Đạo luật chống bán phá giá và chống trợ giá , B.E. 2542 (1999) Bộ thương mại có thể áp đặt các biện pháp chống bán phá giá hoặc các biện pháp đối kháng Luật phá sản (No.5), B.E. 2542 (1999) Sửa đổi các quy định của luật phá sản Đạo luật bán hàng trực tiếp và
kinh doanh trực tiếp, B.E. 2543 (2000)
Bảo vệ người tiêu dùng đối với các nhà khai thác kinh doanh đang "cố ý lợi dụng" thông
qua sự lừa dối hoặc ép buộc khách hàng. Luật giao dịch điện tử (2002) Điều chỉnh các giao dịch điện tử cả dân sự
lẫn thương mại Luật thiết lập tòa ánvà thủ tục tòa
phá, B.E. 2542 (1999)
Thiết lập tòa án phá sản và các quy định quản lý
Luật doanh nghiệp nước ngoài , B.E. 2542 (1999)
Thay thế luật doanh nghiệp nước ngoài năm 1972 và quy định về phạm vi và mức độ tham gia của người nước ngoài trong các
Luật Mô tả
Luật quản lý bất động sản cho thuê với mục đích thương mại và công
nghiệp B.E. 2542 (1999)
Quyền cho thuê tài sản thương mại hoặc công nghiệp với thời hạn 30-50 năm, để sử
dụng làm tài sản thế chấp vay vốn, chuyển nhượng hợp đồng thuê và cho thuê Luật kiểm soát rửa tiền, B.E. 2542
(1999)
Công tác chống buôn bán ma tuý bất hợp pháp và tham nhũng. An chống rửa tiền phòng, ngăn chặn và thành lập Văn phòng Luật giá cả của hàng hóa và dịch
vụ, B.E. 2542 (1999), Luật cạnh tranh thương mại, B.E. 2542
(1999)
Thay thế đạo luật về giá và chống độc quyền 1979; Luật cạnh tranh nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do bằng cách ngăn ngừa các hành vi
độc quyền; quản lý bởi ủy ban cạnh tranh thương mại mới.
Luật kiểm dịch (Số. 2), B.E. 2542 (1999)
Các quy định về kiểm dịch Thông báo của Bộ thương mại về
các biện pháp tự vệ, B.E. 2542 (1999) Biện pháp tự vệ với hàng nhập khẩu Bộ luật đất đai (Số. 8), B.E. 2542 (1999), Luật nhà chung cư (Số. 3), B.E. 2542 (1999)
Sở hữu người nước ngoài về tài sản va đất đai
Luật thuế nhập khẩu Hải quan và các thủ tục nhập khẩu Luật công ty chứng khoán, B.E.
2544 (2001)
Các công ty niêm yết được hưởng những lợi ích về mặt quản lý và các công cụ mới để tạo
ra lợi nhuận đầu tư. Với mục đích nâng cao và thúc đẩy thị trường chứng khoán đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Luật khuyến khích hoạt động
thương mại đường thủy, B.E. 2521 (1978)
Quy định về các biện pháp có thểđể thúc đẩy ngành vận tải hàng hải, phòng ngừa và
ngăn cấm không công bằng, đăng ký của Cảng vụ hàng hải, vận chuyển và khai thác nhà máy đóng tàu, và nộp dữ liệu và thông
tin cho cơ quan có liên quan
Mặc dù hệ thống pháp luật về thương mại của Thái Lan là phức tạp, tuy nhiên theo đánh giá của tổ chức thương mại thế giới WTO thì hệ thống luật pháp thương mại của Thái Lan là khá đơn giản và minh bạch hơn so với các nước khác.
Trong quá trình cải cách và phát triển hệ thống quy định và pháp luật về thương mại, Thái Lan đã nỗ lực đáp ứng các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO. Hình 10, sẽ cho chúng ta thấy được quá trình cải cách luật đầu tư của Thái Lan nhằm phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững.
Hình 1015: Diễn biến quá trình điều chỉnh luật đầu tư của Thái Lan
6.4. Tổ chức phát triển dịch vụ môi trường ở Thái Lan
Hệ thống các cơ quan chính hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường ở Thái Lan bao gồm16;
(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan: Trong đó có Văn phòng Chính sách môi trường và Quy hoạch (OEPP), các Cơ quan quản lý nước thải (WMA) và Cục Kiểm soát ô nhiễm (PCD), là cơ quan chính cho các dự án về môi trường, cung cấp tài chính , quy định, nghiên cứu và chỉđạo thực hiện.
15
Pairot Sompouti Deputi Secretary General 28/8/2002, Thailan Investment Policy Incentive and promotion, www.boi.or.th
16
Thị trường môi trường ở Thái Lan, 15/07/2009, http://egs.apec.org/more-articles/112-
Khủng hoảng kinh tế 1954 1958 - 1971 1972 - 1992 1993 - 1996 1997 - 2000 Cải tiến pháp luật đầu tư Thay thế nhập khẩu Xúc tiến xuất khẩu Phân cấp và tự do hóa Tiếp tục điều chỉnh các biện pháp phân quyền, tự do hóa và bãi bỏ các quy định Vấn đề kinh tế, việc làm cần kiểm tra Quốc tế hóa các quy định tăng cường các khuyến khích
(2) Bộ thương mại Thái Lan17
: Tăng cường các hoạt động kinh tế và thương mại của Thái Lan, đưa Thái Lan trở thành một nước có vị thế thương mại hàng đầu ở khu vực Châu Á.
Nhiệm vụ là: (i) tạo ra thu nhập và giá trị gia tăng cho các sản phẩm và dịch vụ của đất nước; (ii) Tăng cường kinh tế và thương mại trong nước và tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp; (iii) Đảm bảo tự do và công bằng thương mại, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất; (iv) Phát triển hệ thống quản lý hiệu quảđể hỗ trợ cho cạnh tranh thương mại.
(3) Các cơ quan nhà nước cấp bộ khác như: Bộ ngoại giao, bộ lao động đều có vai trò và trách nhiệm liên quan đến vấn đề phát triển thương mại, dịch vụ môi trường, tăng cường đầu tư quốc tế, vấn đề lao động, xuất nhập cảnh đến Thái Lan.
(4) Các cơ quan công như: Sở Công chính, các chính quyền địa phương và đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu Thái Lan về các hợp đồng tư vấn có liên quan đến vấn đề môi trường.
(5) Cơ quan quản lý đô thị Bangkok: Có mục đích là: (i) Hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong việc quản lý và hoạt động xử lý rác thải các loại ở khu vực thủđô Băngkok; (ii) Quản lý và điều hành 5 nhà máy xử lý nước thải; (iii) Tiến hành tư nhân hóa tất cả các dự án xử lý nước thải liên quan đến các hoạt động về đầu tư, bảo dưỡng …
(6) Cơ quan quản lý dầu mỏ Thái Lan (PTT): Có mục đích là: (i) Thúc đẩy việc sử dụng khí đốt tự nhiên như là một loại nhiên liệu thay thế cho các phương tiện giao thông vận tải; (ii) Thực hiện kế hoạch xây dựng 30 trạm cung cấp khí đốt tự nhiên và thực hiện thúc đẩy việc mở rộng tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong ngành công nghiệp xung quanh Bangkok và các vùng lân cận. (iii) Cung cấp các dịch vụ tư vấn môi trường và kiểm soát ô nhiễm không khí…
Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp môi trường, Thái Lan còn thiếp lập mạng lưới liên lạc với các công ty địa phương và các bộ, ngành cơ quan thuộc chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được những thông tin thị trường, nhận dạng được những cơ hội thị
trường. Thông qua các hiệp hội thương mại (Ví dụ: Hiệp hội kỹ thuật môi trường của Thái Lan), các chương trình tài trợ, triểm lãm liên quan về môi trường, tổ đào tạo và truyền thông có liên quan như: tổ chức hội thảo tư vấn cho cộng đồng địa phương; tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm những công ty có tiềm năng và triển vọng phát triển, cung cấp các hỗ trợ về mặt tiếp thị quảng cáo.
5.5, Bài học kinh nghiệm về xây dựng và điều chỉnh khung pháp lý, kinh nghiệm tổ chức, điều chỉnh phát triển dịch vụ môi trường có hiệu quả
Qua nghiên cứu hệ thống khung pháp lý và tổ chức điều chỉnh phát triển dịch vụ môi trường ở Thái Lan. Nghiên cứu đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề này như sau:
1. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và vững chắc về môi trường chính là nền tảng và điều kiện cần thiết để quản lý môi trường và phát triển dịch vụ môi trường. Đồng thời khung pháp lý về môi trường cũng phải được gắn với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
2. Hệ thống khung pháp lý về thương mại đầy đủ là điều kiện đầy đủ cho phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Mỗi bộ luật có đối tượng tác động khác nhau, mục đích tác động khác nhau nhưng sự liên kết giữa các vấn đề sẽ là cơ sởđể tạo ra một khung pháp lý vững chắc.
3. Tiến trình đổi mới các bộ luật liên quan đến thương mại và môi trường vừa phải gắn với điều kiện cụ thể của đất nước, khuynh hướng chung của quốc tế và đặc biệt là sự điều chỉnh các bộ luật hiện nay phải đi theo xu hướng tự do hóa thương mại và hướng đến sự đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững bền vững, cả về “kinh tế”, “xã hội” và “môi trường.
4. Thiết lập một hệ thống các cơ quan Nhà nước có vai trò và trách nhiệm trong quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ môi trường là điều kiện quan trọng nhằm phát triển lĩnh vực này. Các cơ quan Nhà nước được thiết lập bao gồm cả các cơ quan liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường và cả những cơ quan liên quan trực tiếp đến lĩnh vực
thương mại, các cơ quan cấp địa phương … đồng thời cũng cần có những định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển lĩnh vực này.
5. Thiết lập mạng lưới liên lạc, truyền thông giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và người dân về vấn đề dịch vụ môi trường cũng là việc làm hết sức quan trọng.
III. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược, định hướng chính sách phát triển dịch vụ môi trường triển dịch vụ môi trường
Phần này nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiến lược, định hướng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được báo cáo sẽ đề xuất những bài học phù hợp với Việt Nam.
1. Kinh nghiệm EU
Các chiến lược và chính sách chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dịch vụ môi trường. Các chính sách này có thể tác động tới cả cung và cầu trên thị trường dịch vụ môi trường. Ví dụ: những điều khoản luật yêu cầu bảo vệ môi trường với tiêu chuẩn cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu công nghiệp về dịch vụ bảo vệ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường hoặc sự tăng