Kinh nghiệm xây dựng chiến lược, định hướng chính sách phát triển dịch vụ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 66 - 175)

triển dịch vụ môi trường

Phần này nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiến lược, định hướng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được báo cáo sẽ đề xuất những bài học phù hợp với Việt Nam.

1. Kinh nghiệm EU

Các chiến lược và chính sách chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dịch vụ môi trường. Các chính sách này có thể tác động tới cả cung và cầu trên thị trường dịch vụ môi trường. Ví dụ: những điều khoản luật yêu cầu bảo vệ môi trường với tiêu chuẩn cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu công nghiệp về dịch vụ bảo vệ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường hoặc sự tăng cường cung ứng các dịch vụ vệ sinh của chính quyền sẽ làm tăng nhu cầu về dịch vụ môi trường cơ sở hạ tầng. Các chiến lược và chính sách môi trường nói chung và dịch vụ môi trường nói riêng được xem xét trên hai cấp độ là EU và cấp quốc gia thành viên.

1.1.Ti cp EU

Tại EU, bảo vệ môi trường luôn được xem xét trong các quyết định liên quan tới kinh tế. Điều khoản thứ 6 của Hiệp ước thiết lập cộng đồng chung châu Âu yêu cầu chính sách của các nước thành viên phải cân nhắc tới bảo vệ môi trường. Năm 2000, Hội đồng châu Âu đã phê duyệt chương trình 10 năm “Chiến lược Lisbon” nhằm cải thiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể, chiến lược này nhằm tăng sức cạnh tranh bằng cách đầu tư cho xã hội có năng suất sản xuất cao và dựa trên nền tảng kiến thức vững chãi. Từ đó các điều khoản liên quan tới môi trường được phát triển nhanh chóng và thực sự ảnh hưởng tới từng hoạt động kinh tế.

Tiếp theo đó, chương trình Hành động vì môi trường lần thứ 6 (the 6th Environmental Action Program – EAP) châu Âu nhằm xem xét tiếp cận chính sách môi trường dưới giác độ của ba chương trình lớn là Chiến lược phát triển bền vững của châu Âu, chiến lược Lisbon về phát triển và lao động và Nghị sự Các điều khoản chuẩn xác hơn (Better Regulation agenda). Từ đó, chương trình đề ra những ưu tiên cần giải quyết cho chặng đường tiếp theo tới tháng 7/2012. Năm 2007, trong hội nghị đánh giá những thành tựu và khó khăn mà EPA lần thứ 6 để lại, bốn nội dung đã được xem xét là Biến đổi khí hậu, Thiên nhiên và đa dạng sinh thái, Môi trường, sức khỏe và chất lượng cuộc sống và nội dung cuối cùng là Tài nguyên thiên nhiên và chất thải (Commission of European Communities, 2007).

Trong bốn nội dung trên, hai nội dung cuối liên quan trực tiếp tới các dịch vụ môi trường đi kèm. Nhằm cung cấp một môi trường sống trong đó mức ô nhiễm dưới mức tác động có hại tới sức khỏe của con người, bốn văn bản pháp lý đã được Eu chọn làm nền tảng nhằm cung cấp các dịch vụ môi trường đảm bảo sức khỏe cho con người. Đó là Chỉ thị hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến nước (năm 2000 - the Water Framework Directive), Quy định về đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất (REACH – năm 2006), đề xuất về một Chỉ thị về Chất lượng khí quyển và không khí sạch hơn của châu Âu và cuối cùng là đề xuất về Khung cho phép các Thuốc trừ sâu được sử dụng. Như vậy các dịch vụ môi trường ở châu Âu cần chấp hành theo các chỉ thị và quy định này. Nội dung thứ tư là Tài nguyên và chất thải liên quan đến Chiến lược về Ngăn ngừa và tái chế chất thải (The Thematic Strategy on Waste Prevention and Recycling) là tiền đề cho chính sách quản lý chất thải của EU trong tương lai. Để thực hiện chiến lược này, Chỉ thị về chất thải, Chỉ thị về bãi chôn lấp và Chỉ thị về vận chuyển chất thải đã được đề xuất và tác động đến thị trường dịch vụ môi trường trong tương lai.

Liên quan tới các quan điểm, nguyên tắc được vận hành để thiết kế chiến lược và chính sách, EU sử dụng chiến lược Các điều khoản chuẩn xác hơn (Better Regulation) nhằm đơn giản hóa và cải tiến các điều khoản hiện hành, thiết kế các điều luật mới tốt hơn và tạo hiệu lực lớn hơn cho các luật hiện có. Chiến lược này dựa trên ba nguyên tắc chính:

- Quảng bá cho việc thiết kế và áp dụng các công cụ chính sách chuẩn xác tại cấp EU, chú trọng tới việc đơn giản hóa, cắt giảm gánh nặng của quản lý hành chính và đánh giá tác động

- Làm việc chặt chẽ hơn với các nước thành viên EU để đảm bảo rằng các nguyên tắc luật lệ được áp dụng phù hợp trên toàn châu Âu. - Tăng cường đối thoại giữa các bên liên quan và những người điiều

chỉnh tại cấp EU và cấp quốc gia.

Áp dụng các nguyên tắc này vào chương trình Hành động vì môi trường lần thứ 6 đến năm 2012, bốn quan điểm sau đây đã được sử dụng vào việc thiết lập chính sách môi trường:

- Sử dụng thị trường để phân phối các thành quả môi trường:

Tìm kiếm cơ chế thị trường để đánh giá chính xác giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi trường. Một công cụ quan trọng có thể ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng là mức sử dụng tối ưu các hàng hóa và dịch vụ môi trường phải đánh thuế. Tuy nhiên, những mức thuế này cần áp dụng theo hướng tránh làm suy giảm chức năng của bản thân thị trường và phát huy tối đa lợi ích môi trường. Tuy nhiên, luôn có tranh cãi về việc nên cắt bỏ gánh nặng thuế cho những lĩnh vực mà EU chú trọng như ô nhiễm môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng. Năm 2008, EU đã cam kết bỏ trợ cấp thiệt hại môi trường nhằm làm giảm chi phí chung.

- Kết hợp với các tổ chức xã hội dân sự khi thiết lập chính sách môi trường và tạo quan hệ làm việc chặt chẽ hơn nữa với nhóm ngành công nghiệp để quảng bá cho nghị sự phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh việc nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ hiện hành và

- Xếp loại các vấn đề yêu cầu lập báo cáo rõ ràng và cải thiện các thông tin về môi trường.

Đây chính là bốn quan điểm được EU sử dụng nhằm xây dựng chiến lược đến năm 2012 về môi trường nói chung và dịch vụ môi trường nói riêng.

Dài hạn hơn, EU xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020 trong đó ưu tiên ba nguyên tắc phát triển (European Commission, 2010):

- Phát triển thông minh: phát triển nền kinh tế dựa trên kiến thức và sáng tạo.

- Phát triển bền vững: thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh hơn, xanh hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

- Phát triển nội sinh: thúc đẩy một nền kinh tế có tỷ lệ lao động cao nhằm tạo mối liên kết mang tính xã hội và vùng lãnh thổ.

1.2.Ti cp quc gia thành viên EU

Tại các nước thành viên EU, chiến lược phát triển thị trường dịch vụ môi trường được thể hiện cụ thể hơn. Trong các nước này, có thể nói Đức là quốc gia thành công nhất EU về phát triển dịch vụ môi trường cho cả thị trường nội địa và thị trường toàn cầu. Bảng 14 cho thấy thị phần Đức có trên thị trường môi trường toàn cầu:

Bảng 14: Doanh thu ngành công nghiệp môi trường của các vùng lãnh thổ

Thị trường Doanh thu (tỷ Mác

Đức)

% Doanh thu

Đức 55 86,1

Tây Âu 6,7 10,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung và Đông Âu (CEE) 0,64 1,0 Bắc Mỹ 0,25 0,4 Châu Á 1,2 0,77 Phần còn lại của thế giới 0,6 0,38 Tổng 64 100 Nguồn: IFO, 2000

Sự thành công của nước Đức trên thị trường môi trường toàn cầu chính là kinh nghim quý báu cho Vit Nam hc tp. Vị trí số một trên thị trường này là kết quả của sự kết hợp các hợp lý giữa chính sách của chính phủ và bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trên lĩnh vực dịch vụ môi trường.

Đối vi doanh nghip, bốn bước cơ bản sau đây được coi là con đường tiếp cận thị trường thành công (Ecotec, 2002):

- Khẳng định vị thế của công ty bằng cách phân tích các ưu nhược điểm của công ty.

- Sử dụng lợi thế cạnh tranh và quy mô của công ty nhằm tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn thông tin với chi phí thấp.

- Phát triển một chiến lược kinh doanh trong đó đòi hỏi sự cam kết giữa những nhân viên chính và phát hiện các đối tác tiềm năng để hợp tác.

- Tiến hành nghiên cứu thị trường dựa trên thông tin có được. Với đối tác nước ngoài, yêu cầu những nhà quản lý môi trường khu vực hoặc tham tán thương mại của Đại sứ quán Đức tại nước đó tư vấn.

Với chiến lược này, các doanh nghiệp ngành môi trường của Đức đã rất thành công trên cả thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, không thể kể đến vai trò hỗ trợ hết sức đắc lực của các chính phủ, chính quyền các tỉnh trong nước và các hiệp hội công nghiệp.

Đối với chính phủ, sự hỗ trợ của chính phủ Đức nhằm phát triển thị trường dịch vụ môi trường được thể hiện qua một loạt chương trình, chính sách, chiến lược sau đây:

- Chương trình quảng bá cho SME của KfW (một ngân hàng quốc doanh của Đức)

- Chương trình môi trường của KfW

- Chương trình trợ cấp cho công nghệ và các nhà máy của KfW - Chương trình tài chính xuất khẩu ERP của KfW

- Chương trình Quảng bá đầu tư DEG

- Chương trình môi trường cho các nước giáp Đức – DtA - Chương trình bảo trợ liên bang

- Chương trình tài chính tín dụng xuất khẩu AKA

- Chương trình tư vấn xuất khẩu và quảng bá tại hội chợ nước ngoài bao gồm Hỗ trợ tiếp thị (VHP) và Các hoạt động quảng bá xuất khẩu của Đức (GEPA)

- Chương trình khuyến khích nghiên cứu kết hợp giữa nhiều quốc gia. Ngoài ra, các tổ chức như GTZ và CDG hỗ trợ các nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên chính là những cầu nối hợp tác mở ra thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ môi trường của Đức.

Đối với chính quyền các tỉnh (bang), 16 bang của Đức đều thực hiện một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp:

- Tư vấn và cung cấp thông tin để quảng bá xuất khẩu và thương mại quốc tế.

- Hỗ trợ tài chính để tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, triển lãm, hội thảo tiếp thị và các tham quan học tập.

- Tham gia vào các hiệp hội công ty của Đức và tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước.

- Quảng bá liên doanh liên kết với nhà đầu tư nước ngoài. - Quảng cáo về nghiên cứu và triển khai (R&D) ra nước ngoài. - Đào tạo nhân viên

- Bảo trợ cho các công ty trước những rủi ro kinh tế và chính trị ở nước ngoài.

Đối với các hiệp hội ngành, theo sáng kiến của chính phủ liên bang Đức, ngành công nghiệp Đức và bang Saxonian, hiệp hội ITUT Chuyển giao quốc tế và công ty trách nhiệm hữu hạn ITUT đã được thành lập năm 1996. Bên cạnh các thành viên chính của hiệp hội ITUT, còn có cả các tổ chức của bang và liên bang, Hiệp hội của phòng công nghiệp và thương mại Đức (DIHK), Liên đoàn công nghiệp Đức (BDI), Hiệp hội thương mại Đức (ZDH),

Liên đoàn Quản lý chất thải và dịch vụ môi trường (BDE), Hiệp hội Quản lý nước và chất thải tư nhân (VpA) và Công đoàn ngành mỏ-hóa chất- năng lượng. Mục đích chính của ITUT là phát triển việc chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm trong lính vực bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi trường của trong vùng cũng như các nước đối tác.

Công ty trách nhiệm hữu hạn ITUT do phòng thương mại và công nghiệp Đức quản lý có trách nhiệm quảng bá cho ngành công nghiệp môi trường của Đức ra thị trường thế giới với ba nhiệm vụ chính như sau:

- Thiết lập hệ thống thông tin về ngành môi trường ở Đức và cá thị trường nước ngoài.

- Hợp tác với người phụ trách môi trường của phòng tại chi nhánh các nước. Hiện nay Đức có người phụ trách mảng môi trường tại 11 phòng công nghiệp và thương mại tại các nước (Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonexia, Malaysia, Mehico, Ba Lan, Nam Phi, Thái Lan, Cộng hòa Séc và Hungary).

- Phát triển dự án và xây dựng quan hệ với các đối tác.

Như vậy với sự kết hợp linh hoạt những chiến lược ngắn hạn và dài hạn, từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô. Mô hình của EU nói chung và các nước thành viên nói riêng giúp phát triển thị trường dịch vụ môi trường phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Việt Nam nên tham khảo bốn quan điểm của EU cho chương trình quản lý thị trường dịch vụ môi trường:

- Sử dụng thị trường để phân phối các thành quả môi trường

- Kết hợp với các tổ chức xã hội dân sự khi thiết lập chính sách môi trường và tạo quan hệ làm việc chặt chẽ hơn nữa với nhóm ngành công nghiệp để quảng bá cho nghị sự phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh việc nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ hiện hành và

- Xếp loại các vấn đề yêu cầu lập báo cáo rõ ràng và cải thiện các thông tin về môi trường.

2. Việt Nam nên tham khảo 3 nguyên tắc phát triển của EU khi thiết lập chiến lược phát triển đến năm 2020:

- Phát triển thông minh: phát triển nền kinh tế dựa trên kiến thức và sáng tạo.

- Phát triển bền vững: thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh hơn, xanh hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

- Phát triển nội sinh: thúc đẩy một nền kinh tế có tỷ lệ lao động cao nhằm tạo mối liên kết mang tính xã hội và vùng lãnh thổ.

3. Cần học tập nước Đức trong việc thiết lập chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường trên 4 cấp: chính phủ, chính quyền các tỉnh, hiệp hội và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó các chương trình hỗ trợ cần được nhấn mạnh là chương trình liên kết giữa 3 cấp nhằm quảng bá dịch vụ của doanh nghiệp, chương trình hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, chương trình khuyến khích nghiên cứu, chương trình hỗ trợ thông tin…

2. Kinh nghiệm của Mỹ

2.1. Kinh nghim xây dng chiến lược phát trin dch v môi trường ca M phù hp vi tiến trình hi nhp Quc tế M phù hp vi tiến trình hi nhp Quc tế

Thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường toàn cầu là rất lớn và có xu hướng tăng nhanh. Là một nước sản xuất và tiêu dùng lớn nhất trên thế giới. Do vậy thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường của Mỹ chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển.

Mỹ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thương mại tự do ở cấp song phương, đa phương và khu vực với các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO; các khu vực kinh tế như: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ; Trung Mỹ;

Nam phi; Khu vực châu á thái bình dương (APEC); các nước thuộc khối ASEAN; cộng đồng chung Châu Âu; Với các nước Trung Á.18

Trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, Mỹ đang tập trung phát triển thị trường các hàng hóa dịch vụ này ở một số Quốc gia có tiềm năng. Đặc biệt, là các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi như: Mexico; Ấn độ; Trung Quốc; Morocco; thái lan; Việt Nam; Brasil; Úc, Arap …19

Những lĩnh vực được Mỹđịnh hướng tập trung trong thời gian tới là20: (i) Phát triển chiến lược công nghệ môi trường quốc gia, phổ biến và tăng cường xuất khẩu các công nghệ môi trường.

(ii) Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới

(iii) Tập trung vào những vấn đề lớn của toàn cầu như: biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trang 66 - 175)