Khuyến nghị:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 114 - 119)

2009.

3.3. Khuyến nghị:

3.3.1. Đối với nhà nước:

Để ngành thủy sản của nước ta tiếp cận thị trường thế giới có hiệu quả và chấp nhận thì vai trò của nhà nước rất quan trọng, không chỉ là người điều tiết để ngành

thủy sản phát triển đúng hướng mà còn đóng vai trò là nhà thương thuyết để tạo ra môi trường thủy sản thuận lợi, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà kinh doanh xuất khẩu. Chính vì vậy, nhà nước cần thực hiện các nhóm biện pháp sau:

 Các biện pháp về thể chế và tổ chức:

- Thành lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho xuất khẩu. - Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu.

- Lập cơ quan nhà nước ở nước nhập khẩu để nghiên cứu tình hình thị trường hàng hóa, đối tác và chính sách của nước sở tại.

- Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác kỹ

thuật… Từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển.

 Xây dựng môi trường kinh doanh tốt ở trong nước tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp.

- Nhà nước cần ổn định hệ thống pháp luật và các chính sách xuất nhập khẩu. - Tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền nhiễu cho các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu thủy sản.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, tiếp thu công nghệ

mới và thông qua đó cũng cố phát triển các trường dạy nghề trong ngành.

- Chính phủ phải có các văn bản điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

- Có chính sách thu hút vốn để xây dựng cơ sở hậu cần cho ngành thủy sản.  Các biện pháp tài chính- tín dụng:

- Miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế. - Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu.

- Nhà nước thực hiện cung cấp tín dụng xuất khẩu.  Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Vì:

- Tạo điều kiện ổn dịnh và giữ vững thị trường xuất khẩu. - Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

- Mở rộng qui mô sản xuất trong nước.

- Tạo cơ sở vật chất mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới.

 Cải biến mặt hàng xuất khẩu: Thông qua gia công xuất khẩu, đầu tư cho sản xuất, thành lập khu chế xuất.

3.3.2. Đối với ngành:

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ tư nhân có thể tiếp thị và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng, giảm bớt tầng nấc trung gian.

- Sớm xem xét và phê duyệt các chương trình dự án của tỉnh Khánh Hòa để

trình lên chính phủ.

- Tích cực hỗ trợ các dự án đầu tư có cơ sở hạ tầng nghề cá của tỉnh Khánh Hòa

để sớm đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và của nhà nước.

- Bộ có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật bảo quản nguyên liệu thủy sản, công bố rộng và chính xác cụ thể danh mục hóa chất phụ gia sử dụng trong bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản. Hỗ trợ mạng lưới cung cấp nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng kháng sinh trong nuôi trồng.

3.3.3. Đối với công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn:

- Chi nhánh nên tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đáp ứng tốt nhất.

- Chi nhánh nên áp dụng rộng rãi các hình thức quảng cáo như: in catalogue,

lịch… gửi đi các nơi để giới thiệu mặt hàng, cử cán bộ tham gia các hội chợ triễn lãm trong nước cũng như nước ngoài.

- Để đảm bảo cho việc mở rộng thị trường, chi nhánh cần chủ động hơn về

nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Đầu tư xây dựng các mặt hàng chủ lực có ưu thế của chi nhánh, chú trọng đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Tăng cường nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới,

sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Xây dựng chương trình kế hoạch

bảo vệ sức khỏe, áp dụng khoa học kỹ thuật ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

- Có biện pháp xử lý nguồn nước thải, tránh gây ô nhiễm môi trường nước. - Không ngừng nâng cao chất lượng cho đội ngũ công nhân viên của chi nhánh:

 Cán bộ quản lý: cần theo học các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

 Công nhân: bên cạnh việc đào tạo, dạy nghề còn được tổ chức các đợt thi nâng cao tay nghề và nâng bậc cho công nhân.

 Nhân viên trong phòng kế toán:

+ Đối với những nhân viên đảm nhiệm công việc thu mua nguyên liệu thì cần

được trang bị đầy đủ về kiến thức thu mua, có kinh nghiệm và phải là những người trung thực khách quan.

+ Với nhân viên kế toán: cần thường xuyên trao dồi các kiến thức mới nhằm

phục vụ tốt cho công việc.

+ Với nhân viên quản lý nhân lực: làm tốt mối quan hệ với công nhân tại chi nhánh và đề nghị ban lãnh đạo chi nhánh có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

 Nhân viên phòng kinh doanh: thường xuyên cập nhật các biến đổi của thị

trường, đưa ra phương hướng kinh doanh cụ thể, trao dồi kiến thức, thực hiện tốt mối quan hệ với khách hàng.

KẾT LUẬN

Qua những vấn đề trên, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cũng như trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thu về không ít ngoại tệ làm nền tảng

ban đầu để mua trang thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến phục vụ cho quá trình

sản xuất. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và quan hệ giữa các nước trên thế giới ngày càng thông thoáng. Xu thế hợp tác, cùng nhau phát triển đang là xu thế chủ đạo trong giai đoạn hiện nay. Sự phân công trong các công việc, cũng như sản xuất trên thế giới đang ngày càng diễn ra

mạnh mẽ. Từ đó, nó tạo điều kiện cho các nước có nền kinh tế lạc hậu như nước ta có thể theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Nếu chúng ta biết sử dụng tốt lợi thế của mình. Đặc biệt là nước ta có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản, trong đó có xuất khẩu thủy sản.

Cùng với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu thủy sản, nó cũng thúc đẩy các ngành khác phát triển theo như ngành đóng tàu, sản xuất nước đá, đan lưới… phục

vụ cho khai thác. Hay sản xuất thức ăn, thuốc chữa bệnh… phục vụ cho nuôi trồng. Từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định giúp ngành chế biến phát triển. Bên cạnh đó

thì nó cũng tạo ra một lượng lớn công việc, từ đó giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân.

Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa thì sự phân công lao động trên thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Các nước trên thế giới đều dựa vào lợi thế của mình để

thực hiện sản xuất các sản phẩm có lợi thế để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Do đó, nó tạo điều kiện cho ngành thủy sản nước ta phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Có sự trao đổi và hợp tác công nghệ giữa các nước trên thế giới, làm cho nền sản xuất nhanh chóng phát triển. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế trong đó có WTO. Chính những điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho đất nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thuận lợi đã có được thì nền kinh tế cũng như ngành thủy sản gặp không ít những những khó khăn. Yêu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng

ngày càng cao về chất lượng trong đó có mặt hàng thủy sản. Do thu nhập của họ

ngày càng cao, họ càng quan tâm đến sức khỏe của mình. Cùng với yêu cầu này và

bảo hộ nền sản xuất trong nước chính phủ các nước đã và đang đặt ra nhiều hàng rào buộc các nước xuất khẩu phải chấp nhận. Như họ đưa ra hạn ngạch xuất nhập khẩu, áp đặt các loại thuế như thuế chống bán phá giá, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ngày càng ngặt nghèo như các tiêu chuẩn về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm tỷ lệ rất thấp, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về trách nhiệm đối với sản phẩm và gần đây là truy suất nguồn gốc xuất xứ.

Điều này đã và đang đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của mình. Với việc áp

đặt các tiêu chuẩn làm cho các doanh nghiệp nước ta phải thay đổi cách thức sản xuất của mình nếu muốn tồn tại trên thị trường xuất khẩu của họ. Trong đó có công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn, với việc áp đặt các tiêu chuẩn đang đặt ra nhiều bài toán buộc chi nhánh phải giải nếu chi nhánh muốn tồn tại trên thị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Số liệu của phòng kinh doanh, phòng kế toán của công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn.

2. PGS-TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Đại học

kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản tài chính.

3. GS- TS Bùi Xuân Lưu, PGS- TS Nguyễn Hữu Khải(2007), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại Thương, Nhà xuất bản lao động- xã hội.

4. GS-TS Võ Thanh Thu (2005), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản thống kê.

5. Viện nghiên cứu biển và nguồn lợi thủy sản. 6. Viện qui hoạch và phát triển thủy sản.

7. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa. 8. Tài liệu từ các trang web liên quan:

 www.vneconomy.vn  www.vietbao.vn  www.agro.gov.vn  www.tpic.danang.vn

 www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn

 Bài viết của Thu Hồng trên www.thuysanvietnam.com.vn  www.tinkinhte.com

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)