Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong thời gian tớ i:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 105 - 108)

2009.

3.1.1. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong thời gian tớ i:

- Dân số trên thế giới ngày càng tăng, nhu cầu của họ về thực phẩm ngày càng

tăng.Với tốc độ tăng dân số hàng năm là 77 triệu người, dự đoán dân số năm 2050 là 9 tỷ người. Đời sống của con người ngày càng gia tăng nhờ cuộc cách mạng khoa

học khoa học công nghệ. Do đó, họ ngày càng quan tâm đến nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe của mình. Trong đó, thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản đáp ứng

đủ các yêu cầu của họ. Như không chứa cholesteron, giàu vitamin, nhiều protein, nhiều đạm… và ít khi xảy ra dịch bệnh ảnh hưởng đến con người. Trong khi đó, các nguồn thực phẩm khác thường xuyên xảy ra dịch bệnh như H5N1, lợn tai xanh, lở

mồm long móng… Do đó, họ ngày càng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng ngày càng nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm.

- Trong khi đó thì nguồn lợi thủy sản ở nhiều khu vực trên thế giới có xu hướng ngày càng giảm. Do khai thác quá mức, chính sách bảo vệ nguồn lợi ở các nước phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi để các nước có điều kiện thúc đẩy sản xuất nhằm phục vụ cho xuất khẩu.

- Bên cạnh đó, do tiến bộ của khoa học công nghệ, giao thông vận tải…làm cho

giá của thủy sản có khuynh hướng giảm. Chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn và mặt hàng thủy sản ngày càng đa dạng đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Cũng như đây là món ăn kiên của một bộ phận dân cư trên thế giới.

- Tiêu thụ bình quân đầu người trên thế giới năm 2002 là 16,2 kg/ năm, tăng

21% so với năm 1992 chỉ có 13,1 kg/năm. Theo dự báo lượng tiêu thụ bình quân

đầu người ở khu vực châu Á là 20,23 kg/ người/ năm vào năm 2010.

92

Bảng 3.1: Bảng dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới năm 2010.

ĐVT:triệu tấn Các nhu cầu Châu Phi Bắc Mỹ Nam Mỹ- Caribe Châu Á Châu Âu- Nga Châu Đại Dương Toàn thế giới

Tổng nhu cầu 8.735 9.047 19.180 91.130 20.589 862 149.543

Phi thực phẩm 736 1.278 12.873 7.469 6.001 109 27.731

Thực phẩm 7.999 7.769 6.307 83.841 14.583 753 121.252

Dân số(triệu người) 997 332 595 4.145 713 34 6.816

Mức tiêu thụ đầu người(kg) 8,02 23,4 10,6 20,23 20,45 22,15 17,79

Từ đó ta có biểu đồ sau:

Tổng nhu cầu

Châu Phi Bắc Mỹ

Nam Mỹ- Caribe Châu Á

Châu Âu- Nga

Châu Đại Dương

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới năm 2010.

Nhận xét: Qua bảng dự báo nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên toàn thế giới vào

năm 2010. Chúng ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.

- Theo tổng nhu cầu: Nhu cầu thủy sản toàn thế giới là 149.543 triệu tấn, trong

đó nhu cầu thực phẩm là 121.252 triệu tấn. Khu vực tiêu thụ nhiều thủy sản nhất là châu Á với tổng nhu cầu là 91.130 triệu tấn, trong đó nhu cầu thực phẩm là 83.841 triệu tấn. Tổng nhu cầu thủy sản của châu Á cao có thể là do dân số đông , tiếp theo

đó là khu vực châu Âu- Nga với tổng nhu cầu là 20.589 triệu tấn, nhu cầu thực phẩm là 14.583 triệu tấn. Khu vực có nhu cầu thấp nhất là châu Đại Dương với tổng nhu cầu là 862 triệu tấn, trong đó nhu cầu thực phẩm là 753 triệu tấn.

- Theo mức tiêu thụ bình quân trên đầu người thì khu vực có lượng nhu cầu tiêu

thụ thủy sản lớn nhất là Bắc Mỹ với 23,4 kg/người/năm, tiếp theo là khu vực châu

Đại Dương với 22,15 kg/người/năm. Các khu vực có lượng tiêu thụ thủy sản lớn là do tài nguyên và đời sống của các khu vực này thuộc loại cao trên thế giới. Còn khu vực tiêu thụ ít thủy sản nhất là châu Phi chỉ với 8,02 kg/người/năm. Do khu vực này không có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản cũng như thu nhập dân chúng khu vực này không cao.

- Nhu cầu thủy sản có thể vượt sản lượng như đến năm 2015 thì nhu cầu có thể đạt 180 triệu tấn, tăng 1,4 lần so với 130 triệu tấn vào những năm 1991- 2001. - Dự báo nhu cầu thủy sản đến năm 2020 của trung tâm thủy sản thế giới, các nước đang phát triển chiếm 77% tổng tiêu thụ thủy sản thế giới. Từ năm 1997 đến

2020 lượng tiêu thụ thủy sản tăng từ 62,7 triệu tấn lên 98,6 triệu tấn, còn các nước phát triển nhập khẩu ròng thủy sản tăng từ 8,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn.

- Theo tổ chức lương nông thế giới(FAO) thì do cung không đủ đáp ứng cho nhu cầu do đó, giá của mặt hàng này có khuynh hướng tăng như tổng lượng thủy

sản thiếu hụt vào năm 2010 là 9,4 triệu tấn và vào năm 2015 là 10,9 triệu tấn. Tuy nhiên mức tăng không lớn lắm như vào năm 2010 sẽ tăng khoảng 3%, năm 2015

tăng khoảng 3,2%. Do đây là mặt hàng có khả năng thay thế giữa các mặt hàng thủy

sản với nhau.

Tóm lại, nhu cầu tiêu thụ thủy sản không đều nhau giữa các khu vực trên thế giới. Và đang có xu hướng tăng trên trong thời gian tới có 46% do mức tăng dân số và 54% do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Đây là thuận lợi để nước ta đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản. Đặc biệt là cần tổ chức tốt khâu sản xuất ra nguyên liệu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)