2009.
2.5. Tình hình xuất khẩu thủy sản của chi nhánh sang các thị trường chủ yếu:
2.5.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản:
2.5.1.1. Giới thiệu về thị trường Nhật Bản: a. Giới thiệu chung về thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một quần đảo nằm ở Tây Bắc Thái Bình Dương, với hơn 3.900 hòn
đảo lớn nhỏ trái dài từ Bắc xuống Nam, diện tích là 377.815 km2. Trong đó có 80% diện tích là đồi núi, dân số trên 127 triệu người, đứng thứ 9 trên thế giới. Đây là thị
trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai sau Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với tốc
độ phát triển thần kỳ đưa nước này trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế thế
giới.Tuy nhiên, sau năm 1990 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giảm sút. Chính vì vậy, chính phủ Nhật đã tiến hành 6 cuộc cải cách lớn bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nền kinh tế dần phục hồi và bắt đầu tăng trưởng từ năm 2003. Với tinh thần của mình thì Nhật nhanh chóng vượt qua cuộc khủng
hoảng tài chính cuối năm 2007. (www.wikipedia.com)
b. Thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản:
- Suốt gần 2 thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, thị trường Nhật Bản đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam (sau EU) với 119.000 tấn, đạt kim ngạch 746 triệu USD, chỉ
chiếm khoảng 20% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đây là thị trường đầy tiềm
năng nhưng Việt Nam chỉ chiếm 5,4% thị phần của thị trường Nhật Bản trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Chiếm khoảng 12 tỷ USD/năm, năm 2008 đã
đạt được tỷ trọng là 6,2%.
- Năm 2009, lần đầu tiên sau 21 năm, mức chi tiêu giảm xuống dưới 3,5 triệu
yên. Chi tiêu cho thực phẩm năm 2009 dự kiến đạt 900.403 yên, gần chạm mức
thấp nhất kể từ năm 2005. Trong khi đó chi tiêu cho thuỷ sản liên tục sụt giảm từ
mức 143.455 yên từ năm 1992. Chi tiêu cho thuỷ sản năm 2009 vẫn tiếp tục sụt
giảm so với năm trước, đánh dấu 12 năm giảm liên tiếp, nhưng các nhà phân tích thị trường vẫn chưa thể khẳng định được đây là mức thấp nhất hay chưa. So với năm
đạt mức cao nhất, chi tiêu năm nay dự kiến giảm 40%. Xét về khối lượng, tiêu thụ
thuỷ sản tươi tính đến tháng 10 vượt 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, và cả năm có
thể tăng 0,2%. Một số nhà phân tích dự đoán mức tăng này có thể cao hơn. Khối lượng tăng một phần do người tiêu dùng có xu hướng nấu ăn tại nhà trong bối cảnh suy thoái kinh tế tại Nhật.
- Đến nay, doanh nghiệp Việt Nam chưa vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật trên thị
trường Nhật Bản. Do đa số các doanh nghiệp của Việt nam còn hạn chế trong việc
chủ động nguồn nguyên liệu và hạn chế trong chế biến. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến thị hiếu và khẩu vị của người tiêu dùng.
- Đây là thị trường khó tính đối với vấn đề chất lượng sản phẩm. Mặc dù, hàng
năm thị trường này vẫn nhập trung bình 15 tỷ USD/năm.
- Hàng thủy sản vào thị trường này phải tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống luật Nhật Bản như Bộ luật thủy sản, luật vệ sinh an toàn thực phẩm, luật kiểm định, luật khai thác thủy sản, luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, luật tái sử dụng bao bì, dụng cụ chứa, luật chống bán phá giá, luật trách nhiệm sản phẩm, luật đo lường…Ngoài ra, còn phải tuân thủ qui định về dán nhãn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, truy suất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và nguồn lợi…
- Kiểm định chất lượng hàng hóa nhất là thành phẩm tươi sống được Nhật Bản thực hiện rất nghiêm ngặt. Nhật Bản qui định các trường hợp xây kho và kinh doanh
thủy sản tươi sống phải xin giấy phép kinh doanh do chủ tịch tỉnh, thành phố cấp. Các sản phẩm có hại cho con người đều cấm kinh doanh. Chất tẩy trắng và chất kháng sinh có trong thành phẩm thủy sản nhập khẩu bắt buộc phải kiểm định hàm lượng oxy tetracycline- kháng sinhđược sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản, bị
giới hạn hàm lượng trong thành phẩm<= 0,1/1.000.000.
- Hiện tại, Nhật Bản đã thay đổi qui định về kiểm tra dư lượng kháng sinh, tạp chất trong sản phẩm thủy sản nhập khẩu, cụ thể là phía Nhật không đòi hỏi hàng
thủy sản xuất khẩu vào nước họ phải có giấy chứng nhận về dư lượng kháng sinh,
tạp chất nhưng ngành hữu quan Nhật thương tự kiểm soát hàng vào cảng một cách khắt khe. Như tôm của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật mới đầu chỉ kiểm soát 5% sau nâng lên 10%, rồi 50% và từ 26/10/2006 là thời điểm mà Bộ y tế, lao động và trợ cấp xã hội Nhật Bản quyết định kiểm tra 100% mặt hàng tôm của Việt Nam. Do Nhật Bản phát hiện dư lượng kháng sinh chloramphenicol và các dẫn xuất của nitrofuran ở mức độ 0,7 phần tỷ. Hiện nay, Nhật đã thực hiện kiểm tra 100% các lô
hàng giáp xác (tôm, cua), nhuyễn thể chân đầu( mực ống, mực nang, bạch tuộc) xuất khẩu từ Việt Nam.
- Thị hiếu của người dân Nhật Bản về mặt hàng thủy sản:
Người tiêu dùng Nhật ý thức cao về mặt hàng thủy sản như sản phẩm từ mặt hàng này chứa axit không no( DHA,EDA), tarine, canxi có lợi cho sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm,độ tươi của thực phẩm.
Ngày nay, người trẻ Nhật ít quan tâm đến các món ăn truyền thống từ cá. Do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng mà nó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Họ giảm tiêu dùng các mặt hàng cao cấp như tôm
hùm, cá ngừ, cá hồi phi lê… mà chuyển sang dùng các mặt hàng rẻ tiền như cá biển nguyên liệu các loại bình dân.
2.5.1.2. Những qui định lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản:
- Người Nhật vừa kế thừa tinh hoa văn hóa phương Đông đồng thời cũng pha trộn đôi chút hiện đại. Cho nên họ yêu cầu khá cao về chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm. Và họ quan tâm nhất đến độ tươi và tính nguyên vẹn của sản phẩm tươi.
- Họ thích những mặt hàng nhỏ gọn, tiện dụng. Do đó, các sản phẩm thủy sản khi xuất khẩu sang thị trường này cần chú ý kích cỡ, cách đóng gói, bao bì phải
đồng nhất.
- Người Nhật yêu cầu khá cao về chất lượng sản phẩm.
- Do người nội trợ ở Nhật chủ yếu là phụ nữ và rất nhạy cảm với giá cả. Do đó, các mặt hàng khi xuất sang thị trường này cần chú ý đến chính sách giá cả của mình cho phù hợp.
- Đời sống của người Nhật ngày càng cao, họ ngày càng quan tâm đến sức khỏe
của mình, môi trường. Như truy suất nguồn gốc xuất xứ, không ảnh hưởng đến môi trường, sản phẩm cùng loại phải đa dạng và phong phú, phải có các dấu chứng nhận JIS, JAS, ECOMARK cũng như chứng nhận xác nhận trước khi xuất khẩu sản phẩm.
* Dấu tiêu chuẩn Ecomark: Vấn đề môi trường đang được chính phủ cũng như
người dân Nhật đặc biệt quan tâm. Cục môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm không làm hại môi sinh, các sản phẩm này được
Để được đóng dấu Ecomark thì sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
- Việc sử dụng sản phẩm đó khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường hay có
nhưng ít.
- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
- Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc có nhưng rất ít. - Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.
* Luật trách nhiệm sản phẩm: Luật này được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này qui định nếu như sản phẩm có khuyết tật ảnh hưởng tới người tiêu dùng hoặc làm thiệt hại tài sản thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường các thiệt hại xảy ra có liên quan đến sản phẩm đó và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm đó.
* Luật vệ sinh thành phẩm: Luật này qui định rằng tất cả các loại hải sản khi nhập vào Nhật phải được báo cáo. Ngoài ra, hải sản phải đi kiểm dịch sản phẩm và sự kiểm tra này được tiến hành tại nơi cập bến của hải sản. Nếu không kiểm tra tại
đó được thì phải gửi mẫu hàng đến kiểm tra tại các cơ quan chỉ định bởi Bộ y tế và
phúc lợi Nhật Bản. Một số trường hợp hàng hóa được tiến hành kiểm tra bởi các cơ
quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, tùy theo sản phẩm và nguồn gốc của nó. * Luật kiểm dịch: Luật này qui định hải sản nhập khẩu từ nước có nguy cơ bị dịch tả sẽ phải kiểm dịch, nếu phát hiện thấy vi khuẩn thì hàng sẽ bị trả lại.
2.5.1.3. Vai trò của thị trường Nhật Bản trong việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và chi nhánh:
- Đây là thị trường truyền thống đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam. Và cũng là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của thị trường này về các mặt hàng tươi đông lạnh
cao như tôm, cá, mực, bạch tuộc… chủ yếu là tôm. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng hàng thủy sản của người tiêu dùng nước này ngày càng tăng và gần đây có thêm yêu cầu về truy suất nguồn gốc xuất xứ đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ta.
- Đối với chi nhánh: Đây cũng là thị trường truyền thống của công ty cổ phần
Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn. Và nó cùng với thị trường Hàn Quốc giúp cho chi nhánh phát triển ổn định.
2.5.1.4. Tình hình thực hiện xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản:
Đối với chi nhánh thì đây luôn là thị trường xuất khẩu quan trọng của chi nhánh với kim ngạch xuất khẩu hàng năm của chi nhánh sang thị trường này là trên 66%. Việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản mang tính mùa vụ cao và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngày lễ dân tộc hay gia đình. Với mặt hàng chủ lực và truyền thống là cá tẩm gia vị mà trong thời gian qua chi nhánh đã có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường này. Trong thời gian qua kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần
Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn sang thị trường này liên tục giảm là do nguồn nguyên liệu chế biến không đảm bảo và bên cạnh đó do đời sống của người dân ngày càng cao. Có thu nhập thuộc hàng cao trên thế giới, do đó người tiêu dùng nước này ngày càng yêu cầu về chất lượng sản phẩm thủy sản ngày càng cao. Chính vì vậy, thị trường này đang đặt ra nhiều bài toán buộc chi nhánh phải giải quyết tốt nếu muốn giữ vững thị này. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu, sở thích thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản, ngoài các sản phẩm truyền thống, chi nhánh đang từng bước đưa vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu những sản phẩm ăn liền, tinh tế với chất lượng cao có mẫu mã hình thức đẹp để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào thị
trường Nhật Bản. Và tình hình xuất khẩu thủy sản của chi nhánh sang thị trường Nhật Bản trong 3 năm qua được thể hiện cụ thể qua các bảng và biểu đồ sau:
70
Bảng 2.14: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Nhật Bản từ năm 2007- 2009.
ĐVT:kg
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Mặt hàng
Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Cá tẩm gia vị 182.466 79,44 98.133 40,14 126.958 82,68 -84.333 -46,22 28.825 29,37 Cá đông lạnh 15.930 6,94 137.780 56,36 22.660 14,76 121.850 764,91 -115.120 -83,55 Cá khô 6.000 2,61 2.000 0,82 3.930 2,56 -4.000 -66,67 1.930 96,5 Cá hun khói 21.000 9,14 6.560 2,68 - - -14.440 -68,76 - - Bột cá 4.290 1,87 - - - - Tổng 229.686 100 244.473 100 153.548 100 14.787 6,44 -90.925 -37,19
7
1
Bảng 2.15: Bảng kim ngạch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chi nhánh Lương Sơn sang thị trường Nhật Bản từ năm 2007 đến năm 2009.
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Mặt hàng
Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Cá tẩm gia vị 1.149.144,45 90,13 725.096,95 60,7 945.914,75 94,57 -424.047,50 -36,9 220.817,80 30,45 Cá đông lạnh 42.696,30 3,35 405.750 33,97 22.660 2,27 363.053,70 850,32 -383.090,00 -94,42 Cá khô 39.900 3,13 16.600 1,39 31.636,50 3,16 -23.300,00 -58,4 15.036,50 90,58 Cá hun khói 42.000 3,29 47.026,38 3,94 - - 5.026,38 11,97 - - Bột cá 1.287 0,1 - - - - - - - - Tổng 1.275.027,75 100 1.194.473,33 100 1.000.211,25 100 -80.554,42 -6,32 -194.262,08 -16,26
Từ đó ta có biểu đồ sau: 0.00 200,000.00 400,000.00 600,000.00 800,000.00 1,000,000.00 1,200,000.00 1,400,000.00
năm 2007 năm 2008 năm 2009
năm
U
S
D
cá tẩm gia vị cá đông lạnh
cá khô
cá hun khói bột cá
tổng
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chi nhánh Lương Sơn sang thị trường Nhật Bản từ năm 2007 đến năm 2009
Nhận xét: Qua bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chi nhánh sang thị trường này cho ta thấy rằng. Kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh sang thị trường này liên
tục giảm nhưng vẫn có mặt hàng tăng. Cụ thể như sau:
- Về mặt hàng cá tẩm gia vị: Đây là mặt hàng truyền thống của chi nhánh như cá bánh đường fillet tẩm, cá bò da tẩm, cá đéc( lươn biển) fillet tẩm, cá sơn thóc tẩm và có mặt hàng mới là cá ghim tẩm… và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường này nên tuy kim ngạch có giảm nhưng không đáng kể. Như vào năm 2007, sản lượng xuất khẩu thủy sản mặt hàng này là 182.466 kg tương ứng đạt 1.149.144,45 USD về mặt giá trị, chiếm 90,13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh.
Sang năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang thị trường này đạt 725.096,95 USD với sản lượng xuất khẩu là 98.133 kg, chiếm 60,7%, giảm 424.047,5 USD tương ứng giảm 36,9% so với năm 2007. Tuy nhiên sang năm 2009, do nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi và tiêu dùng tăng trở lại. Cũng trong xu hướng đó thì kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cá tẩm gia vị sang thị trường này tăng trở lại. Và đạt 126.958 kg tăng 28.825 kg so với năm 2008, tương ứng tăng
220.817,8 USD hay tăng 30,45% so với năm 2008.
- Về mặt hàng cá đông lạnh: Dù đây không phải là thế mạnh của chi nhánh
nhưng nó ngày càng quan trọng đối với chi nhánh. Nhưng sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu của nó ngày càng giảm. Như sản lượng xuất khẩu mặt hàng này năm
2007 là 15.930 kg tương ứng 42.696,3 USD hay chiếm 3,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. Sang năm 2008 tăng lên 137.780 kg tăng 121.850 kg,
tương ứng tăng 363.053,7 USD hay tăng 850,32% so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009 thì sản lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm nhanh chóng chỉ còn 22.660
kg tương ứng giảm 115.120 kg, tương ứng giảm 383.090 USD hay tương ứng giảm 94,42% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu không tốt đối với mặt hàng này, tuy nhiên nó có thể tốt cho chi nhánh để chi nhánh phát triển các mặt hàng có giá trị gia
tăng của mình.
- Về mặt hàng cá khô: Năm 2007, xuất khẩu là 6.000 kg đạt 39.900 USD hay chiếm 3,13%. Sang năm 2008, sản lượng xuất khẩu là 2 tấn đạt 16.600 USD hay chiếm 1,39%, giảm 23.300 USD về mặt giá trị hay giảm 58,39% về tỷ trọng so với
năm 2007. Sang năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của chi nhánh khả quan hơn, đạt 31.636,5 USD hay chiếm 3,16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của