2009.
2.4.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩ u:
Trong thời gian qua với thế mạnh của chi nhánh là mặt hàng cá tẩm gia vị và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Chi nhánh đang thực hiện đa dạng
hóa các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có khủng hoảng kinh tế và nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do đó, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh có dấu hiệu giảm sút nhưng có dấu hiệu phục hồi mặt hàng chủ
49
Bảng 2.7: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu của chi nhánh sang các thị trường của chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009.
ĐVT:kg
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Mặt hàng
Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Cá tẩm gia vị 270.866 79,49 132.933 47,6 147.958 74,9 -137.933 -50,92 15.025 11,30 Cá đông lạnh 41.617,37 12,21 137.780 49,34 45.660 23,1 96.163 231,06 -92.120 -66,86 Cá khô 6.000 1,76 2.000 0,72 3.930 2 -4.000 -66,67 1.930 96,53 Cá hun khói 21.000 6,16 6.560 2,35 - - -14.440 -68,76 - - Bột cá 1.287 0,38 - - - - Tổng 340.770 100 279.273 100 197.548 100 -61.497 -18,05 -81.725 -29,26
5
0
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn từ năm 2007 đến năm 2009.
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Mặt hàng
Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Cá tẩm gia vị 1.525.844,45 83,83 874.196,95 65,07 1.039.154,75 89.92719 -651.647,50 -42,71 164.957,80 18,87 Cá đông lạnh 211.228,30 11,60 405.750 30,2 84.760 7.335027 194.521,70 92,09 -320.990,00 -79,11 Cá khô 39.900 2,19 16.600,00 1,24 31.637,5 2.737784 -23.300,00 -58,4 15.036,50 90,58 Cá hun khói 42.000 2,31 47.026,38 3,50 - - 5.026,38 11,97 - - Bột cá 1.287 0,07 - - - - - - - - Tổng 1.820.259,75 100 1.343.573,33 100 1.155.551,25 100 -476.686,42 -26,19 -188.022,08 -13,99
Từ đó, ta có biểu đồ theo kim ngạch xuất khẩu như sau: 0.00 200,000.00 400,000.00 600,000.00 800,000.00 1,000,000.00 1,200,000.00 1,400,000.00 1,600,000.00 1,800,000.00 2,000,000.00
năm 2007 năm 2008 năm 2009
năm
U
S
D
cá tẩm gia vị cá đông lạnh
cá khô
cá hun khói bột cá
tổng
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn
Nhận xét: Qua bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn từ năm 2007 đến năm 2009. Ta nhận thấy được các điều sau: - Về mặt hàng cá tẩm gia vị: Đây là mặt hàng truyền thống và có thế mạnh của chi nhánh trên thị trường xuất khẩu. Với nhiều loại mặt hàng như cá bánh đường fillet tẩm, cá bò da tẩm, cá bò da Indo tẩm, cá bò da lai tẩm, cá bò da Việt Nam tẩm, cá đéc, cá sơn thóc tẩm và gần đây là mặt hàng cá ghim tẩm. Đây là mặt hàng ưu
thế của chi nhánh vì các doanh nghiệp khác chưa có sản xuất mặt hàng này. Ngoài ra, chi nhánh còn mặt hàng hải sản tẩm gia vị ăn liền là cá mai tẩm mè nướng. Về
mặt hàng này, xuất khẩu có dấu hiệu giảm vào năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế. Như năm 2007, xuất khẩu đạt 270.866 kg tương ứng với 1.525.844, 45 USD chiếm 83,83% trong các mặt hàng xuất khẩu. Còn năm 2008 chỉ
còn 132.933 kg tương ứng với 874.196,95 USD chiếm 65,7% trong các mặt hàng xuất khẩu. Giảm 651.647.5 USD, tương ứng giảm 42,71% so với năm 2007. Nhưng
vào năm 2009, tình hình xuất khẩu của chi nhánh có dấu hiệu lạc quan là kim ngạch xuất khẩu thủy sản của chi nhánh có dấu hiệu tăng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu
năm 2009 đạt 1.039.154,75 USD chiếm 89,93% trong tổng các mặt hàng xuất khẩu
của chi nhánh. Tức là tăng 18,87% so với năm 2008, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu là 164.957,8 USD. Đặc biệt là mặt hàng này luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng
cao tổng khối lượng xuất khẩu cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh.
Đây là điều mà chi nhánh cần chú ý và nhanh chóng tạo thêm nhiều mặt hàng mới có chất lượng cao hơn. Để cho khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chi nhánh trong thời gian tới liên tục tăng.
- Về mặt hàng cá đông lạnh: Đây không phải là mặt hàng thế mạnh của chi nhánh. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn thể nhân lực của chi nhánh đã từng bước khắc phục được khó khăn và từng bước nâng cao tỷ trọng cũng như chất lượng của
sản phẩm. Với đa dạng các loại mặt hàng như cá ghim lột da đông, cá bò da, cá cơm săn, cá hố, cá ngừ Đại Dương, mực… Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh đạt 211.228,3 USD, chiếm 11,6% trong các mặt hàng xuất khẩu. Năm 2008
đạt 405.750 USD, chiếm 30,19% trong tổng thể các mặt hàng xuất khẩu về mặt giá
trị. Tức là năm 2008 tăng 194.521,7 USD, tương ứng tăng 92,09% so với năm 2007. Còn năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của chi nhánh đạt 84.760 USD, chiếm tỷ trọng 7,34%. Có nghĩa là xuất khẩu thủy sản mặt hàng cá đông lạnh
giảm 320.990 USD, tương ứng giảm 79,11% so với năm 2008.
- Về mặt hàng cá khô: Đây là mặt hàng truyền thống của chi nhánh với nhiều loại mặt hàng như cá cơm khô, cá hố fillet khô, cá mai fillet khô. Sản lượng xuất khẩu năm 2007 đạt 6.000 kg tương ứng 39.900 USD về mặt giá trị, chiếm 2,9% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu . Năm 2008 là 2.000 kg đạt 16.600 USD, chiếm 1,24% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của chi nhánh . So với năm
2007 thì năm 2008, xuất khẩu mặt hàng cá khô giảm 23.300 USD, tương ứng giảm 58,39% so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này của chi nhánh 3.930 kg tương ứng đạt 31.636,5 USD, chiếm 2,74%. Tức là tăng 15.036,5
USD hay tăng 90,58% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu tốt đối với mặt hàng này
của chi nhánh.
- Về mặt hàng cá hun khói: Đây là mặt hàng mới thử nghiệm của chi nhánh với
sản phẩm là cá ngừ hun khói, là mặt hàng có giá trị . Nhờ có mối quan hệ tốt với khách hàng mà sản phẩm khi mới tung ra thị trường thì được sự đón nhận của khách hàng Nhật Bản. Như xuất khẩu năm 2007 là 21.000 kg tương ứng 42.000 USD, chiếm 2,31% trong kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. Năm 2008 đạt 6.560 kg
tương ứng 47.026,38 USD, chiếm 3,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. Và thị trường chủ yếu của chi nhánh vẫn là thị trường Nhật Bản. Tuy mặt hàng này có dấu hiệu tăng vào năm 2008 là tăng 5.026,38 USD hay tăng 11,97% so với năm 2007 nhưng chỉ xuất khẩu 6.560 kg. Điều này chưngs tỏ rằng mặt hàng này
đã được thị trường chấp nhận. Tuy vậy nhưng sang năm 2009 thì chi nhánh không còn xuất khẩu mặt hàng này nữa. Nguyên nhân là do người tiêu dùng nước này chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng có giá trị thấp nhưng có chất lượng vẫn đảm
bảo.
- Về mặt hàng bột cá : Cũng như mặt hàng cá hun khói của chi nhánh thì mặt hàng bột cá của chi nhánh xuất khẩu năm 2007 là 4.290 kg tương ứng với 1.287 USD, chiếm tỷ trọng là 0,07% trong kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. Nhưng sang năm 2008 và năm 2009 thì chi nhánh không còn thực hiện xuất khẩu mặt hàng này nữa.
Xét về tổng thể thì kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh trong 3 năm qua liên tục
giảm. Như năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh đạt 1.820.259,75 USD.
Sang năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của chi nhánh giảm chỉ còn 1.343.573,33 USD, giảm 476.686,42 USD hay giảm 26,19% so với năm 2007.
Trong đó giảm mạnh nhất là mặt hàng tẩm gia vị, sau đó là cá khô, có mặt hàng không còn xuất khẩu nữa là bột cá. Nhưng vẫn có mặt hàng tăng là cá đông lạnh, cá hun khói. Còn sang năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh sang các thị
trường chỉ còn 1.155.551,25 USD, giảm 188.022,8 USD hay giảm 13,99% so với
năm 2008.
Tóm lại, khối lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh liên tục giảm trong 3 năm qua. Tuy nhiên, nó vẫn đạt được những kết quả quan trọng. Như mặt hàng truyền thống và xuất khẩu chủ yếu của chi nhánh là cá tẩm gia vị có dấu hiệu tăng
trưởng trở lại, hay như mặt hàng cá khô có dấu hiệu tăng trở lại. Chi nhánh đang
tích cực đưa ra nhiều mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng như cá ngừ hun khói, các sản phẩm cá tẩm gia vị mới và tăng các mặt hàng tinh chế như cá mai tẩm gia vị ăn liền. Bên cạnh đó thì không thể phủ nhận ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế làm cho lượng xuất khẩu thủy sản của chi nhánh liên tục giảm, chất lượng cũng như khối lượng nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Tuy nhiên tỷ trọng mặt hàng sơ chế vẫn còn
cao do đó, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản phẩm mới để đưa ra thị
trường nhiều sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn.