Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của chi nhánh:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 98 - 102)

2009.

2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của chi nhánh:

2.7.1. Các yếu tố vĩ mô:

a. Công cụ quản lý kinh tế của nhà nước:

- Đây có thể coi là yếu tố khách quan tác động mạnh mẽ đến sự phát triển hoạt

động xuất khẩu của các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu. Và nó được thể hiện qua

đường lối, nghị định, nghị quyết, quyết định… của các ban ngành lãnh đạo của nhà nước. Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển kinh tế của Việt Nam, chính phủ có chủ trương chính sách nhằm phát triển ngành thủy sản. Đã áp dụng mức thuế ưu đãi đối với ngành thủy sản 0% đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu.

- Chính phủ có biện pháp nhằm thúc đẩy hậu cần của ngành xuất khẩu thủy sản.

Như khuyến khích khai thác xa bờ, thay thế dần những phương tiện đánh bắt nhỏ,

lạc hậu bằng các phương tiện có công suất lớn, trang bị hiện đại. Hay hỗ trợ xăng

dầu cho ngư dân. Bên cạnh đó thì chương trình nuôi trồng thủy sản cũng được đẩy

mạnh và phát triển theo hướng mở rộng qui mô và đi vào chiều sâu, chất lượng. - Chính phủ định hướng sản xuất kinh doanh thông qua các thông tư, nghị quyết

như sau:

 Quyết định 13-QĐ/KHCN ngày 9/1/1997 về danh mục hàng hóa chuyên ngành bắt buộc đăng ký chất lượng năm 2007.

 Quyết định 14-QĐ/KHCN ngày 9/1/1997 về ban hành qui chế đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

 Chỉ thị số 18/1998/CT-TTg ngày 13/4/1998 về việc cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

 Quyết định 178/1998/QĐ-TTg ngày 19/4/1998 về việc hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng với một số mặt hàng xuất khẩu.

 Quyết định 90/2000/QĐ-BTC ngày 1/6/2000 ban hành biểu mức thu lệ phí

về quản lý chất lượng an toàn thủy sản.

 Quyết định 650/2000/QĐ-BTS ngày 4/8/2000 hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp đặc thù ngành thủy sản.

 Thông tư số 3/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 hướng dẫn thực hiện quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của thủ tướng chính phủ ban hành quy chế

ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thủy sản.

 Quyết định số 7/2005/QĐ-BTS về việc ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

 Quyết định số 25/2005/QĐ-BTS quy định về việc tăng cường kiểm tra hàng hóa thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada.

 Chỉ thị số 03/2005/CT-BTS về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thủy sản.

b. Môi trường trong nước:

Môi trường kinh doanh của nước ta tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói riêng. Đó là môi trường kinh tế, luật pháp, chính trị:

- Môi trường kinh tế trong nước tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dễ

dàng hơn. Các nhân tố của môi trường này cùng với cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hoạt động của hệ thống ngân hàng…Tất cả đều tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Với chiến lược thực hiện kinh tế mở, trong thời gian qua đã đạt

được nhiều thành tựu.

- Nếu môi trường chính trị, luật pháp ổn định, hoàn chỉnh thì nó thúc đẩy sự sản xuất phát triển. Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn, nhờ có môi trường chính trị ổn định trong thời gian qua. Mà các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh và nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đã đến kinh doanh ở nước ta. Từ đó, nó đã thúc đẩy nhanh quá trình công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó cũng

tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch lựa chọn đối tác. Điều này có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào

điều kiện tự nhiên. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và khả năng bán hàng

c. Môi trường nước nhập khẩu:

Đây là những yếu tố mà chi nhánh không có khả năng quyết định. Do đó, chi nhánh phải tìm hiểu rõ các yếu tố này của nước nhập khẩu như kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, phong tục tập quán…

- Các rào cản thương mại mà các nước nhập khẩu thường áp đặt đối với mặt hàng thủy sản là:

 Rào cản thuế quan: thuế phần trăm, thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế

quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung.

 Rào cản phi thuế quan: biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật… Hay như

Nhật Bản hàng rào phi thuế quan gồm có: luật trách nhiệm sản phẩm, luật vệ sinh thực phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, luật kiểm dịch, luật môi trường, gần đây là truy suất nguồn gốc xuất xứ…

Đặc biệt là cần chú ý đến nền văn hóa và phong tục tập quán của mỗi địa

phương để từ đó có các chính sách cho phù hợp.

d. Nhân tố về xu hướng tiêu thụ thủy sản trong thời gian tới:

Dân số thế giới trong thời gian tới ngày càng tăng, đời sống ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy ngày càng, họ quan tâm đến sức khỏe của mình trong đó có nguồn thực phẩm có nguồn gốc thủy sản.

e. Mối quan hệ kinh tế chính trị giữa 2 quốc gia:

Với thị trường xuất khẩu chủ yếu của chi nhánh là Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong thời gian qua, chính phủ 2 nước đã ký nhiều hiệp định song phương cũng như đa phương về việc mua bán hàng hóa giữa 2 nước. Như việc miễn giảm thuế khi xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường này như AKFTA (hiệp định hợp tác giữa Hàn Quốc và ASEAN) có hiệu lực từ tháng 6/2007. Hay Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã có chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 trong

đó 86% nhóm hàng nông sản, lâm sản, thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

được ưu đãi về thuế . Như thuế suất nhập khẩu các mặt hàng từ tôm còn 1-2%. Đó là lợi thế khi chi nhánh xuất khẩu sang các thị trường này.

2.7.2. Các yếu tố vi mô: a. Đối thủ cạnh tranh: a. Đối thủ cạnh tranh:

Cùng với quá trình phát triển mạnh của nền kinh tế ở Việt Nam, nước ta đang tăng tốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do đó, để tồn tại và phát triển đòi hỏi chi

nhánh phải xác định đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Việt Thắng, SEAFOOD F17, Hải Vương, Longshin, Trúc An… đâu là đối thủ tiềm năng và phải biết được

đối thủ để từ đó đưa ra các đối sách phù hợp nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh.

b. Nhà cung ứng:

Nhà cung ứng ở đây không chỉ là nhà cung cấp nguyên liệu mà còn là các công ty cung ứng dịch vụ vận chuyển,các công ty cung ứng trang thiết bị, cung ứng lao

động, các công ty tư vấn…Các nhà cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi nhánh cần làm tốt quan hệ với các nhà cung ứng để từ đó đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Như đảm bảo khâu thanh toán hay hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các nhà cung ứng.

c. Sản phẩm:

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chi nhánh là cá tẩm gia vị, cá khô, cá đông lạnh. Trong đó, mặt hàng cá tẩm gia vị chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của chi nhánh. Trong đó mặt hàng chủ lực là cá ghim tẩm gia vị, cá mai khô…và chi nhánh ngày càng đa dạng chủng loại mặt hàng của mình để

ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Các mặt hàng như cá bánh

đường, cá ghim tẩm gia vị, cá bò tẩm gia vị hay khô hay đông lạnh, cá mai, cá sơn

thóc, cá trích, cá cơm… Với chủng loại hàng hóa đa dạng giúp chi nhánh giảm được

rủi ro khi thực hiện hoạt động xuất khẩu và không phụ thuộc vào nguyên liệu.

Ngày nay, nhu cầu về thực phẩm từ thủy sản ngày càng tăng. Thấy được nhu cầu

đó và cùng với tiềm năng của nguồn lợi thủy sản của Việt Nam, chi nhánh đang đầu tư mạnh về dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm gia tăng năng lực sản xuất của mình.

Như tạo ra nhiều cơ sở thu mua nguyên liệu, đầu tư dây chuyền hiện đại, nâng cao tay nghề nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó thì chất lượng luôn là yếu tố mà chi nhánh phải luôn đảm bảo nếu muốn tồn tại. Từ khi gia nhập thị trường xuất khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải luôn đối mặt với các vụ kiện, trong đó các quốc gia nhập để bảo vệ

nền sản xuất trong nước thường áp đặt mức thuế và các qui định về chống bán phá giá. Gần đây thì các nước nhập khẩu đưa ra nhiều tiêu chuẩn khác như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc xuất xứ, các yêu cầu về bảo vệ môi trường… Trong khi đó, hệ thống qui hoạch và cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng chưa đảm bảo, thiếu liên kết trong sản xuất, công tác quản lý chất lượng còn nhiều bất cập,

Giá cả sản phẩm cũng là công cụ cạnh tranh hiệu quả của bất kỳ doanh nghiệp nào. Cần chú ý giá cả sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

d. Khách hàng:

Đây là lực lượng quyết định sự thành bại của công ty, để tồn tại và phát triển thì chi nhánh phải luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thông thường thì khách hàng luôn yêu cầu chất lượng sản phẩm đảm bảo, dịch vụ trước, trong và sau bán tốt, giảm giá. Ngoài ra thì chi nhánh đang cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong tỉnh cũng như trong nước. Tuy nhiên, chi nhánh cũng có những biện pháp để khắc phục tình trạng này, đó là chi nhánh sàng lọc ra thị trường chủ yếu của mình để tìm ra khách hàng truyền thống, đồng thời cũng chọn ra thị trường EU, Mỹ, Canada làm thị trường mục tiêu của mình. Chi nhánh cũng đã và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)