Giới thiệu về thị trường xuất khẩu:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 26 - 119)

1.4.1. Khái niệm:

Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng, chất lượng hàng hóa và các điều

kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải

làm thủ tục hải quan qua biên giới.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp. Vì khách hàng không chỉ là những người mua về để tiêu dùng mà còn là trung gian trung chuyển hàng hóa. Đây là trung gian giúp các doanh

nghiệp không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp sang nước thứ ba và là những người

thấy được khả năng thu lợi nhuận từ những thị trường mà nhà sản xuất không thấy được.

1.4.2. Vai trò của thị trường xuất khẩu: a. Đối với nền kinh tế quốc gia: a. Đối với nền kinh tế quốc gia:

Với sự phát triển của xã hội loài người thì nền kinh tế cũng phát triển . Từ khi

nền sản xuất chuyển từ việc sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Mối

quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng chặt chẽ và trở thành thể thống nhất. Và việc sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà là cả thế giới.

- Vì vậy, nó cho phép thúc đẩy khai thác tiềm năng, thế mạnh của nước ta so với nước ngoài một cách có lợi nhất. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền

kinh tế hướng ngoại. Xuất phát từ nhu cầu của thế giới để sản xuất cho phù hợp.Và tích cực tham gia giao lưu thương mại với các nước khác trên thế giới. Chính điều đó, nó đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát

triển giải quyết được việc làm cho người dân.

- Và khi ta tham gia vào thị trường thế giới,với sự cạnh tranh trên thị trường thế

giới làm cho năng lực sản xuất của quốc gia tăng lên. Do để tồn tại trong thị trường

cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi sự nỗ lực của toàn nền kinh tế cũng như các doanh

nghiệp. Để thực hiện được điều này buộc các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc… Từ đó, đã tạo ra hiệu quả cao hơn cho

toàn nền kinh tế.

- Với sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại buộc chúng ta phải sử dụng đúng lợi thế

mà mình đang có và chúng ta phải không ngừng đổi mới. Chính vì vậy, các quốc

gia có khả năng mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất của mình.

b. Đối với các doanh nghiệp:

-Thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì bất kì doanh nghiệp nào khi sản xuất ra sản phẩm thì cần tiêu thụ nó. Việc tiêu thụ được

gia xuất khẩu có nghĩa là sản phẩm của họ được tiêu thụ nhiều hơn. Đồng nghĩa với

doanh thu lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng. Chính điều này thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất của mình. Còn doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm của mình thì họ không thể tồn tại được. Trong điều kiện hiện nay, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp luôn luôn có nguy cơ bị thu hẹp bởi các đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý để đảm bảo

thị trường xuất khẩu của mình.

- Thị trường xuất khẩu điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Vì để đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp luôn luôn giải quyết bài toán là thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, khi doanh nghiệp quyết định

cung ứng sản phẩm nào, số lượngbao nhiêu, giá cả như thế nào thì do nhu cầu của

thị trường quyết định. Như vậy, việc sản xuất kinh doanh chịu sự chi phối trực tiếp

của thị trường. Do đó , sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp phải đáp ứng được

nhu cầu của khách hàng và điều này do khách hàng quyết định.

- Thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động của doanh nghiệp và khi ta nhìn vào thị trường.

Ta có thể nhận thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua

các chỉ số của thị trường. Như mức độ thâm nhập thị trường, việc phát triển thị trường về sản phẩm, khách hàng, phạm vi địa lý… Từ đó ta thấy được qui mô sản

xuất, tốc độ phát triển và dựa vào nó ta có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, ta có thể dựa vào sự phân tích thị trường mà doanh nghiệp có thể dự báo những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp hay xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Thị trường là nơi kiểm nghiệm, đánh giá các kế hoạch quyết định của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu của mình nhưng để đạt được mục tiêu đó phải thông qua sản phẩm được tiêu thụ. Thị trường của doanh nghiệp như

thế nào là kết quả của cả kế hoạch và quá trình thực hiện kế hoạch từng bước từ ban đầu đến khâu cuối cùng. Thông qua các chỉ tiêu như tình hình tiêu thụ, mức độ thâm

nhập thị trường... Từ đó có thể đánh giá được những thành công cũng như sự tồn tại

của doanh nghiệp, ưu nhược điểm của quá trình thực hiện kế hoạch để từ đó có biện pháp điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.

1.4.3. Phân loại thị trường xuất khẩu: dựa vào các tiêu thức sau

a. Căn cứ vào vị trí địa lý:

- Thị trường khu vực.

- Thị trường nước và vùng lãnh thổ.

b. Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu:

- Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch.

- Thị trường xuất khẩu không theo hạn ngạch.

Hạn ngạch là quyết định của chính phủ về số lượng, chất lượng hàng hóa nhập

khẩu. Việc qui định này nhằm mục đích là đảm bảo cân đối của nền kinh tế quốc

dân, bảo hộ sản xuất trong nước.

c. Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường:

- Thị trường độc quyền.

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

- Thị trường độc quyền nhóm.

d. Căn cứ vào phương thức xuất khẩu:

- Thị trường xuất khẩu trực tiếp.

- Thị trường xuất khẩu gián tiếp.

e. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất hàng xuất khẩu:

- Thị trường hàng hóa gia công.

- Thị trường xuất khẩu sản phẩm sản xuất.

f. Căn cứ vào lịch sử quan hệ:

- Thị trường truyền thống.

- Thị trường mới.

- Thị trường tiềm năng.

1.4.4. Các phương pháp phân khúc thị trường:

- Phân khúc thị trường theo khu vực và theo đơn vị hành chính. - Phân khúc thị trường theo kinh tế xã hội và nhãn hiệu học.

- Phân khúc thị trường theo đặc điểm tâm sinh lý.

- Phân khúc thị trường theo lợi ích.

1.4.5. Các yếu tố của thị trường xuất khẩu: a. Cầu: a. Cầu:

Cầu của thị trường xuất khẩu là cầu của tất cả các thị trường nước ngoài đối với

hàng hóa của doanh nghiệp và đó là nhu cầu có khả năng thanh toán. Cầu của thị trường xuất khẩu thường lớn hơn thị trường nội địa và cũng thay đổi dựa trên sự thay đổi của giá cả hàng hóa, giá cả của hàng hóa thay thế, thu nhập, thị hiếu của

người tiêu dùng… Ngoài ra thì cầu của thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa như thói quen tiêu dùng, quan niệm sống… của nước nhập khẩu. Và

nó được hình thành từ nhiều nước khác nhau với nhiều đặc điểm khác nhau.

b. Cung:

Là tổng hợp tất cả các nguồn cung ứng sản phẩm cho khách hàng trên thế giới ở

một giai đoạn cụ thể. Vì vậy, cung hàng hóa của thị trường xuất khẩu được tạo bởi

tất cả các doanh nghiệp trên thế giới. Cung hàng hóa trên thị trường thế giới cũng

chịu các tác động của bản thân cung hàng hóa phải chịu. Như công nghệ, giá của

các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất, kỳ vọng của người

sản xuất… Ngoài ra thì nó còn chịu ảnh hưởng của chính sách và công cụ quản lý

của các quốc gia nhập khẩu.

c. Giá cả:

Nó được hình thành thông qua sự cân bằng giữa cung và cầu ở thời điểm và địa điểm cụ thể. Giá cả trên thị trường xuất khẩu có xu hướng giảm do có sự cạnh tranh

của nhiều cung cấp. Tuy nhiên, nó còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác

như chính sách chính trị, các công cụ thuế quan, nhiều công cụ khác. Chính vì vậy, đôi khi giá cả của nó khác với giá trị của nó.

d. Cạnh tranh:

Đây là điều tất yếu khi trên thị trường có nhiều nhà cung cấp hàng hóa tương tự nhau. Đây có thể là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp ở nước nhập khẩu với doanh nghiệp ở các nước xuất khẩu. Chính điều này đã thúc

đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực của mình để tạo ra những sản

phẩm thích nghi với nhu cầu của khách hàng.

1.2.6. Tình hình xuất khẩu thủy sản trên các thị trường của Việt Nam trong thời gian qua: thời gian qua:

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, với chiều dài bờ

biển 3260 km, trải suốt 13 vĩ độ theo hướng bắc nam. Vùng lãnh hải hơn 1 triệu km2, nhiều sông ngòi, đầm vịnh… với nguồn lợi thủy sản phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển mạnh trên cả 3 mặt là nuôi trồng, khai thác, chế biến… Với nguồn lợi vốn có đó tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng.

Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản nước ta đã từng bước phát triển và góp phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước. Năm 1980, sản lượng thủy

sản cả nước đạt 558,66 tấn, trong đó xuất khẩu 2,72 ngàn tấn, đạt giá trị kim ngạch 11,3 triệu USD. Đến năm 2001, sản lượng thủy sản cả nước đạt 2.226,9 tấn (tăng

gần 4 lần), xuất khẩu là 358,833 ngàn tấn (tăng 132 lần), đạt giá trị kim ngạch là 1.760 triệu USD (tăng 155 lần)

Năm 2002, tuy ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn nhưng do nỗ lực phấn đấu

của toàn ngành mà giá trị xuất khẩu đã tăng hơn năm 2001 đạt 2.035 triệu USD.

Năm 2003, mặc dù ngành thủy sản đối mặt với các diễn biến phức tạp của thị

trường thế giới, những rào cản thương mại của một số nước nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 2,3 tỷ USD (bằng 1,3 lần năm 2000). Đối với các doanh nghiệp chế

biến xuất khẩu trong ngành thủy sản, đã có những chuyển biến quan trọng trong đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh. Tới thời điểm này đã có 100 doanh nghiệp

được EU công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh, hơn 120 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang Mỹ. Đối với toàn ngành thủy sản, đã có những bước tiến bộ đáng kể

về gắn kết yêu cầu của thị trường với sản xuất. Như gắn kết giữa khâu chế biến xuất khẩu với yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồng, bảo quản và khai thác sản phẩm.

Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD. Năm 2005 đạt 2,73 tỷ

USD. Năm 2006, xuất khẩu Việt Nam hoàn thành sớm kế hoạch, nhờ xuất khẩu trên các thị trường chủ lực đều tăng cao, đặc biệt là khu vực EU và Đông Âu. Theo bộ thủy sản, xuất khẩu thủy sản năm này đạt 821,6 nghìn tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu 3,35 tỷ USD vượt hơn 20% so với kế hoạch năm (2,8 tỷ USD).

Năm 2008, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 4,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 4,25 tỷ USD. Và năm 2010 có nhiều tín hiệu lạc quan với giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 628 triệu USD, tăng hơn

41% so với cùng kỳ năm 2009. Phấn đấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm

2010 đạt 4,5 - 4,7 tỷ USD. Và nó được thể hiện cụ thể như sau:

- Thị trường EU:

 Đây là thị trường thủy sản khó tính như tiêu chuẩn vệ sinh an toànvệ sinh thực phẩm, gần đây là bắt đầu từ 1/1/2010 áp dụng IUU đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

 Do sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam được minh oan, Bộ y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã công nhận cá tra, cá basa Việt Nam đáp ứng các quy định về

 Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới với hơn 300 doanh nghiệp

thủy sản được cấp code xuất khẩu vào EU. Năm 2008, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 350.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu 1,14 tỷ USD.

 Theo Bộ công thương đánh giá vào năm 2010 có thể gia tăng xuất khẩu sang

thị trường EU, chủ yếu là mặt hàng fillet cá đông lạnh mà chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, cá tra, sau đó là tôm đông lạnh và cá ngừ. Trị giá nhập khẩu của cả khối là 40 tỷ USD/ năm, nhưng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu của khu vực, dự kiến năm 2010 tăng lên 3,5%, tương đương 1,4 tỷ USD. (www.vneconomy.vn)

- Thị trường Nhật Bản:

 Đây là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, sở thích của người tiêu dùng . Người tiêu dùng chuyển tiêu dùng từ các mặt hàng cao cấp sang tiêu dùng các mặt hàng tươi sống. Vì vậy, nhập khẩu cá ngừ của nước này giảm.

 Bắt đầu 10/2009 Nhật áp dụng qui định về chống đánh bắt không kiểm soát( IUU).

 Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã có chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 trong đó 86% nhóm hàng nông sản, lâm sản, thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản được ưu đãi về thuế . Như thuế suất nhập khẩu các mặt hàng từ tôm còn 1-2%.

 Xuất khẩu năm 2009 giảm 20% khối lượng, 10% giá trị chỉ đạt 700-800 triệu USD ( www.việt báo.vn)

- Thị trường Mỹ:

 Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn thứ 2 của Việt Nam.

 Những năm gần đây nhập khẩu thủy sản của Mỹ trung bình hàng năm là 12

tỷ USD/năm. Trong khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này chỉ

chiếm 6,2% kim ngạch nhập khẩu của nước này, tương đương 740 triệu USD tăng

11% so với năm 2006 (www.agro.gov.vn)

 Phấn đấu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu 7,1% tương đương 850 triệu USD

tăng 14,9% so với năm 2007.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng khá trở lại với mức

tăng 32,3% trong tháng 7 và 23% trong 7 tháng đầu năm 2009

 Xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 9 đạt 69,7 triệu USD, tăng 1,9% so với các tháng trước nhưng lại giảm 26,7% so với cùng kì năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2009 là 498,2 triệu USD giữ thứ hai về kim

ngạch xuất khẩu nhưng tốc độ là -0,2% (www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn)

 Xuất khẩu sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2009 tăng 14% so với cùng kì

năm trước.

- Thị trường Nga :

 Đây là thị trường tương đối dễ tính đối với các mặt hàng thủy sản. Tuy nhiên, gần đây thị trường nước này tương đối khó và nước này đang thực thi luật nhập khẩu thủy sản mới. Tháng 7/2008 cơ quan thú y Nga đã công bố qui định mới về yêu cầu tất cả các sản phẩm thủy sản được nhập vào Nga thông qua các công ty

được ROSSELKHOZNADZOR phê duyệt. Các công ty này được phép lưu kho, trữ lạnh hàng thủy sản. Và các giáy phép này chỉ được cấp cho các công ty được

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 26 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)