Giới thiệu về công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 39 - 119)

2009.

2.1.2.Giới thiệu về công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn:

2.1.2.1. Giới thiệu chung:

- Tên công ty : Công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn

- Địa chỉ: Thôn Lương Hòa (Lương Sơn) – Xã Vĩnh Lương – Thành phố Nha Trang.

- Điện thoại: 0583.839124 – 728088 – 728188. - Fax:0583.839118

- Email: tashun@dng.vnn.vn

- Công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn thuộc công ty cổ phần Đại

thuận được thành lập ngày 27/07/1992.

- Công ty cổ phần Đại thuận chi nhánh Lương Sơn có đầy đủ tư cách pháp nhân,

kinh doanh độc lập và có con dấu riêng theo qui định nên rất chủ động trong việc

liên hệ, ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng.

- Chi nhánh ban đầu được thành lập với số vốn hạn chế, lượng lao động còn ít. Vì vậy, khi mới đi vào hoạt động công ty gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh

khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Song với sự nỗ lực của lãnh đạo công ty,

cùng với việc cải tiến kỹ thuật nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, công ty đã thoát ra khỏi những khó khăn và đạt được những thành tích đáng kể, chất lượng sản

phẩm ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin với khách hàng.

- Lĩnh vực hoạt động: chế biến hải sản, kinh doanh thương mại,dịch vụ.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Lương Sơn:

- Chức năng của chi nhánh Lương Sơn:

 Tổ chức thu mua, sản xuất, chế biến, gia công các mặt hàng hải sản phục vụ

tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

 Trực tiếp bán buôn, bán lẻ các mặt hàng hải sản tươi sống và chế biến.

- Nhiệm vụ:

 Tổ chức thu mua, tiếp nhận, chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng quy

trình chế biến hàng xuất khẩu, đảm bảo số lượng, chất lượng, thời hạn, đáp ứng nhu

cầu trong nước và xuất khẩu.

 Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị

và làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng.

 Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo bù chi và có lãi để sản xuất và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

 Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế theo đúng quy định hiện hành,

đảm bảo giữ gìn chữ tín với khách hàng.

 Quản lý và sử dụng tốt đội ngủ lao động, không ngừng nâng cao trình độ tay

nghề thông qua đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tiết kiệm chi phi tăng lợi thế cạnh tranh của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm trên thị trường.

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Chi nhánh Lương Sơn:

- Ngày nay, do tính chất xã hội hóa cao và phân công ngày càng sâu sắc cho nên vai trò quả lý rất được coi trọng. Quản lý phải biết vận dụng các qui luật kinh tế và qui luật tự nhiên trong việc lựa chọn và xác định biện pháp kinh tế, tổ chức kỷ thuật để tác động đến tập thể người lao động nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong sản xuất

kinh doanh.

- Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau có quan hệ mật

thiết với nhau và được bố trí theo từng cấp bậc nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, bộ máy

quả lý của chi nhánh phải phối hợp một cách nhịp nhàng, đồng bộ, phải phát huy

hết khả năng, làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình.Vì vậy việc tổ chức bộ máy

quản lý phải phù hợp với qui mô của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nó giúp

cho chi nhánh hoạt động dễ dàng và có hiệu quả.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhành Lương Sơn

Chức năng và nhiệm vụ:

Giám đốc:

Là người có trách nhiệm quản lý, điều hành chi nhánh. Giám đốc là người phụ

trách mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng dựa trên giấy phép đầu tư theo pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đồng thời chịu

trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi nhánh.

Phó giám đốc:

Là người giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành công ty theo sự phân công và ủy

quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động của bộ phận

trực thuộc như: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phân xưởng I, phân xưởng II . . .

Nhiệm vụ:

- Chỉ đạo, đôn đốc phòng tổ chức công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng

cao tay nghề cho công nhân viên thuộc quyền quản lý.

Phòng Cơ điện Phó giám đốc Sản xuất Giám Đốc Phó giám đốc Kinh doanh Phòng KDXNK - Vật tư Phòng nghiên cứu sản phẩm Phòng KCS – HACC P Phân xưởng I Phòng Kế toán Phòng Tổ chức Phân xưởng II

- Hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động trong công ty liên quan về thiết kế kỷ

thuật, quy trình công nghệ, cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Ký kết hợp đồng đại lý, hợp đồng tiêu thụ ủy quyền của giám đốc.

- Nghiên cứu chính sách tiếp thị, phát huy tối đa ưu thế cạnh tranh, thường xuyên báo cáo cho giám đốc tình hình hoạt động của chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong việc lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tiêu thụ và phát triển thị trường tiêu thụ

sản phẩm của chi nhánh.

Nhiệm vụ:

- Căn cứ vào kế hoạch bán hàng dựa trên yêu cầu của thị trường lập kế hoạch

sản xuất hàng hóa hàng tháng, hàng quý, năm và huy động tối đa năng lực, thiết bị

sản xuất.

- Tăng cường công tác tiếp thị và bán hàng trong nước và đảm nhiệm việc xuất

khẩu ra nước ngoài.

- Tiếp cận mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh

- Thu thập thông tin về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Chi nhánh, về tình hình chất lượng sản phẩm của Chi nhánh cũng như các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường từ đó đưa ra những biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Phòng tài chính – kế toán:

Phòng tài chính – kế toán có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong việc

thực hiện công tác tài chính – kế toán, thống kê, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của chi nhánh.

Nhiệm vụ:

- Lập chứng từ kế toán, kiểm tra chứng từ có liên quan đến vấn đề tiền vốn, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, vật tư, tài sản của chi nhánh.

- Tính giá thành sản phẩm và bán thành phẩm.

- Thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định của nhà nước.

- Xây dựng định mức tiền lương, đơn giá tiền lương, tổ chức phát lương cho người lao động theo quy định của chi nhánh.

- Lập báo cáo tài chính cho giám đốc phê duyệt.

Phòng tổ chức:

Tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự và tổ chức lao động

Nhiệm vụ:

- Quản lý nhân sự trong toàn chi nhánh, tham mưu cho giám đốc trong việc

tuyển dụng, điều động nhân sự, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trong chi nhánh.

- Quản lý lái xe, tổ chức bảo vệ, y tế, nhà ăn.

- Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, kỷ thuật nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng KCS – HACCP:

Chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý, giám sát và kiểm

tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của chi nhánh.

Nhiệm vụ:

- Theo dõi, giám sát, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ uống

của chi nhánh trong từng công đoạn sản xuất.

- Kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống cho phép nhập và xuất kho thành phẩm.

- Theo dõi, đăng ký chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của chi nhánh tại cơ

quan có thẩm quyền

- Thực hiện kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện vệ sinh công nghiệp và vệ sinh an

toàn thực phẩm trong chi nhánh.

- Phối hợp các phòng ban trong việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân

sản xuất.

- Xây dựng HACCP.

- Thực hiện HACCP với sự phối hợp của bộ phận sản xuất.

- Kiểm tra thường suyên quá trình thực hiện HACCP.

Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm:

Tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu chế biến các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng, của giám đốc và sáng kiến của nhóm nghiên cứu.

- Cải tiến nâng cao các sản phẩm củ thành sản phẩm tốt hơn

- Phối hợp với bộ phận sản xuất để phát triển dây chuyền sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất.

Sơ đồ tổ chức sản xuất của chi nhánh: Cơ cấu sản xuất thể hiện hình thức tổ

chức của quá trình sản xuất, tính chất phân công lao động giữa các bộ phận sản

xuất, đặc điểm của kết hợp lao động với tư liệu lao độngvà đối tượng lao động trong quá trình sản xuất.

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của chi nhánh Lương sơn Chức năng từng bộ phận trong cơ cấu sản xuất:

Bộ phận sản xuất chính:

Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm chính trong chi nhánh, bộ phận sản

xuất chính gồm phân xưởng I , phân xưởng II. Đây là bộ phận quan trọng để chuyển hóa đối tượng lao động thành vật phẩm tiêu dùng, là bộ phận sản xuất ra mọi sản

phẩm của chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận sản xuất phụ trợ:

Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản

phẩm chính, bảo đảm cho sản xuất có thể tiến hành đều đặn, liên tục và chuẩn bị

cho quá trình sản xuất chính để đạt kết quả tốt. Trong chi nhánh bộ phận sản xuất

phụ trợ là tổ cơ điện.

Bộ phận phục vụ sản xuất:

Là bộ phận sản xuất ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản cấp phát và vận

chuyển nguyên phụ liệu, thành phẩm. Tại chi nhánh bộ phận này bao gồm:hệ thống

kho, tổ vận chuyển và tổ bảo trì đóng gói trực thuộc phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh – xuất nhập khẩu – vật tư.

Chi nhánh Lương Sơn Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận phục vụ sản xuất Phân xưởng I Phân xưởng II Xưởng cơ điện Tổ vận chuyển Kho

Như vậy tất cả các bộ phận sản xuất của chi nhánh đều có nhiệm vụ rõ ràng không trùng lặp, mỗi bộ phận có trách nhiệm hoàn thành chức năng của mình song bên cạnh đó để hoàn thành được nhiệm cụ của mình giữa các bộ phận phải có mối

quan hệ mất thiết với nhau, các bộ phận phải hoạt động nhịp nhàng, bỡi lẽ kết quả lao động của bộ phận này là cơ sở cho bộ phận khác hoàn thành công việc của

mình. Nếu có một bộ phận nào chậm trễ, sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất chung. Mặt khác, tất cả các bộ phận cùng một mục đích là hoàn thành sản phẩm theo đúng

thời gian qui định, chất lượng cao, đem lại hiệu quả sản xuất cao, tăng thu nhập cho

cả công ty và cho cả bộ phận mình. Từ đó tạo sự phát triển ổn định cho chi nhánh, đảm bảo cho công nhân có việc làm thường xuyên.

2.2. Giới thiệu qui trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa hóa của chi nhánh:

- Bước 1: Tìm đối tác. Chi nhánh chưa có phòng nghiên cứu thị trường riêng mà công tác này do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Ở khâu này thì chi nhánh còn tương đối yếu, chưa chủ động được tìm đối tác mà chủ yếu là do đối tác tìm đến thông qua uy tín xuất khẩu của chi nhánh trong thời gian trước.

- Bước 2: Đàm phán ký kết hợp đồng. Công tác này do phòng kinh doanh đảm nhiệm theo sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc chi nhánh. Và đàm phán ký kết hợp đồng do ban giám đốc của chi nhánh đàm phán trực tiếp với khách hàng. Sau

đó, ban giám đốc bàn bạc với phòng kinh doanh để hoàn chỉnh hợp đồng. Sau đó, ban giám đốc chủ quản ký kết với đối tác. Do qui trình rờm rà nên nó ảnh hưởng

đến khâu ký kết hợp đồng thanh toán, cơ hội kinh doanh của chi nhánh.

- Bước 3: Yêu cầu mở L/C và kiểm tra L/C. Để đảm bảo an toàn, chi nhánh thường áp dụng phương thức thanh toán là L/C. Còn đối với khách hàng quen thì dùng phương thức thanh toán TTR nhưng phải ứng trước 100% TTR trên giá trị hợp

đồng. Nguyên nhân là do giá trị của các đơn hàng thường có giá trị lớn.

- Bước 4: Chuẩn bị hàng hóa để thực hiện hợp đồng. Tùy vào điều khoản đã ký kết với khách hàng mà chi nhánh tổ chức thu mua, chế biến theo yêu cầu. Chi nhánh thường áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong quá trình sản xuất của chi nhánh. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng thị trường mà chi nhánh còn áp dụng các tiêu chuẩn khác

như kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo qui định. Bao bì và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.

- Bước 5: Kiểm tra hàng hóa trước khi xuất hàng. Bộ phận KCS sẽ kiểm nghiệm

lượng, tạp chất, vị, mùi, cơ cấu, %mạ băng, ký hiệu/bao bì, gãy vỡ bất thường. Và trước khi xếp hàng thì chi nhánh mời đại diện của trung tâm kiểm tra chất lượng an toàn, vệ sinh thủy sản (NAFIQUAVED) giám định.

- Bước 6: Làm thủ tục hải quan. Vì chi nhánh sử dụng phương thức xuất khẩu

FOB do đó chi nhánh chỉ làm thủ tục xuất khẩu.

- Bước 7: Thuê tàu. Do chi nhánh sử dụng phương thức xuất khẩu FOB. Do đó, trách nhiệm thuê tàu là do bên nhà nhập khẩu chịu.

- Bước 8: Giao hàng cho người vận tải. Chi nhánh chỉ có trách nhiệm giao hàng qua lang cang tàu là hết trách nhiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 9: Lập bộ chứng từ thanh toán. Sau khi giao hàng xong thì chi nhánh tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo hợp đồng, điều kiện trong L/C.

- Bước 10: Giải quyết khiếu nại (nếu có). Nếu có sai sót xảy ra thì khách hàng thông báo cho chi nhánh. Công việc này do phòng kinh doanh đảm nhiệm, phòng

sản xuất xét hồ sơ làm hàng xuất khẩu và tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, phòng sản xuất báo cáo kết quả cho ban giám đốc các vấn đề như truy suất hồ sơ lô hàng, điều tra nguyên nhân, hành động sữa chữa. Sau đó, tiến hành bàn bạc với khách hàng và tìm cách giải quyết.

- Bước 11: Thanh lý hợp đồng. Đây là khâu cuối cùng của qui trình xuất khẩu

của chi nhánh.

Tóm lại, tất cả các bước của qui trình xuất khẩu đều quan trọng. Do đó, chi nhánh cần thực hiện tốt ở tất cả khác khâu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và ngày càng nâng cao uy tín của chi nhánh.

(nguồn: phòng kinh doanh của chi nhánh Lương Sơn)

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh: 2.3.1. Điều kiện tự nhiên: 2.3.1. Điều kiện tự nhiên:

- Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển và

thông thương với các nước trên thế giới. Như Việt Nam có chiều dài bờ biển là 3260 km với nhiều cảng có mực nước sâu, khí hậu tốt, sinh vật thủy sản đa dạng và phong phú. Biển Việt Nam nằm trong 2 ngư trường quan trọng nhất của thế giới là

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 39 - 119)