Tình hình xuất khẩu thủy sản của chi nhánh sang thị trường Hàn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 88 - 92)

2009.

2.5.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của chi nhánh sang thị trường Hàn

2.5.2.1. Giới thiệu về thị trường Hàn Quốc:

Hàn Quốc nằm ở Đông Bắc châu Á, phía nam bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc giáp Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, 3 mặt Đông, Tây và Nam đều giáp biển, được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn lợi thủy sản. Diện tích 99.392 km2 với dân số 48.846.823 người (6/2006). Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển đứng thứ ba ở

khu vực châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP năm 2006. Sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một nước nghèo nhất thế giới trở

thành nước NIC ở châu Á. Là nước có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. ( www.tinkinhte.com )

2.5.2.2. Đặc điểm thị trường thủy sản Hàn Quốc:

- Năm 2006, tổng sản lượng nhập khẩu Hàn Quốc lên đến 1,38 triệu tấn, đạt giá

trị 2,77 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2005. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007, tổng sản lượng nhập khẩu thủy sản Hàn Quốc đạt 1,255 triệu tấn, với giá trị 2,734 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2007, tổng giá trị nhập khẩu thủy

sản lên đến 3 tỷ USD tăng 10% so với năm 2006.

- Thị trường tiêu thụ thủy sản khá mạnh so với nhiều nước trên thế giới, lượng tiêu thụ bình quân người dân cao vào hàng dẫn đầu thế giới. Với mức tiêu thụ bình

quân đầu người mỗi năm là 48,1 kg theo số liệu thống kê của Korean Food Year Book.

- Yêu cầu chất lượng sản phẩm đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị

trường Hàn Quốc không quá khắt khe nhưng không dễ. Hàn Quốc có cơ quan kiểm tra là Cục thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc. 3/3/2001, Hàn Quốc đã công nhận 6 chi nhánh thuộc trung tâm kiểm nghiệm chính thức tại Việt Nam. Và nước ta là nước thứ 2 sau Thái Lan.

- Đến nay, cục thanh tra chất lượng thủy sản Hàn Quốc ( NFPQIS ) đã chính thức công nhận Việt Nam có 85 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường này.

- Dân chúng ngày càng quan tâm đến an toàn vệ sinh và nguồn gốc sản phẩm. Tháng 9 năm 2009 Bộ hàng hải và nghề cá Hàn Quốc (MOMAF) sẽ áp dụng luật ghi nhãn mới qui định về các loại thủy sản sống nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc.

- Trước đây, mức thuế quan và chính sách hạn chế áp dụng đối với hàng thủy

sản xuất khẩu vào thị trường này. Để bảo vệ nền sản xuất và xuất khẩu thủy sản của quốc gia này với mức thuế cao.Như đối với sản phẩm khô và sơ chế với mức thuế

suất là 20-30%, chế biến cao cấp 35-50%giá trị hàng xuất khẩu.

- Xu hướng thị trường: Người Hàn Quốc thường thích nhất là tiêu dùng thủy sản sống, rồi đến thủy sản tươi và sau cùng là thủy sản đông lạnh. Ngày nay, nhờ vào thu nhập tăng và chất lượng cuộc sống được nâng cao, các nhà hàng thủy sản ngày càng được mở ra nhiều và ngày càng trở nên quen thuộc với người Hàn Quốc. Phụ

nữ Hàn Quốc làm việc ngoài xã hội ngày càng nhiều nên nhu cầu về thực phẩm tiện lợi tăng cao. Các sản phẩm nhập khẩu có nhu cầu ngày càng tăng là cá ngừ, bạch tuộc và sản phẩm tôm chế biến. Năm 2007, nhập khẩu cá ngừ đạt 131,3 triệu USD,

tăng 137,7% so với năm 2006. Nhập khẩu bạch tuộc đạt 114,4 triệu USD, tăng

60,7% so với năm 2006. Sản phẩm tôm chế biến tăng 38,9%, đạt giá trị 73,2 triệu USD. ( www.tinkinhte.com )

2.5.2.3. Một số yêu cầu khi xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc:

- Triển vọng thương mại Việt Nam và Hàn Quốc là rất lớn đang trên đà phát triển và lớn thứ hai sau Trung Quốc.

- Bắt đầu từ 1/1/2007, mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này thì 10.000 tấn được miễn thuế theo thỏa thuận của Hiệp định thương mại hàng hóa khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Hàn Quốc ( AKFTA ). Do vậy, khả năng Việt Nam nâng cao thị phần nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc là rất lớn và cơ hội thâm

nhập thị trường thủy sản Hàn Quốc ngày càng thuận lợi hơn khi Việt Nam giờ đây

là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế ( WTO ).

- Mặt hàng thủy sản từ tháng 10 năm 2007, cục thanh tra chất lượng thủy sản Hàn Quốc ( NFPQIS ) đưa ra thêm 2 chỉ tiêu nhập khẩu là matachite Green, suffur Dioxide. Đến ngày 13/3/2008, cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ( NAFIQAD ) đã nhận được công thư của cục thanh tra chất lượng thủy sản Hàn Quốc thông báo bổ sung một chỉ tiêu phải kiểm tra, mức giới hạn áp dụng từ ngày

16/3/2009 như sau:

chỉ tiêu mức giới hạn sản phẩm

<= 2,5 mg/kg cá nuôi và giáp xác nuôi melamine < 0,1 g/kg thịt tôm tươi và đông lạnh suffur Dioxide < 0,03 g/kg tôm tươi và tôm đông lạnh

(www.tinkinhte.com )

2.5.2.4. Vai trò của thị trường Hàn Quốc trong việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và chi nhánh:

- Đối với Việt Nam:

 Đây là thị trường lớn và truyền thống của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng giống như Nhật. Tuy nhiên, Hàn Quốc cởi mở hơn: tự do hóa hoàn toàn việc nhập khẩu thủy sản, quá trình phục hồi kinh tế nhanh và mạnh, nhập khẩu thủy

sản tăng mạnh do sản xuất trong nước suy giảm do nguồn lợi khai thác suy giảm.  Xuất khẩu sang Hàn Quốc từ 90-125 triệu USD/năm, với mức tăng trưởng từ

29%-50%.

 Năm 2000 nhập khẩu 3 sản phẩm thủy sản là ghẹ, cá bò, chả cá và đứng thứ

2 nhập khẩu nghêu của Việt Nam.

- Đối với chi nhánh: Đây là khách hàng truyền thống của chi nhánh. Đây là thị

trường tương đối dễ tính so với thị trường Nhật Bản.

2.5.2.5. Tình hình thực hiện xuất khẩu thủy sản của chi nhánh sang thị trường Hàn Quốc:

Cũng như thị trường Nhật Bản, đây cũng là thị trường truyền thống của chi nhánh. Thị trường này chủ yếu dùng thủy sản tẩm gia vị của chi nhánh trong nhiều

Bảng 2.16: Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc từ 2007- 2009.

ĐVT: kg

2008/2007 2009/2008 Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Cá tẩm gia vị 88.400 34.800 21.000 -53.600 -60,63 -13.800 -39,66

(nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa 2007- 2009)

Bảng 2.17: Bảng kim ngạch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009.

ĐVT: USD 2008/2007 2009/2008

Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Cá tẩm gia vị 376.700 149.100 93.240 -227.600 -60,42 -55.860 -37,46

(nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa 2007- 2009)

Từ đó ta cũng có biểu đồ sau: 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

năm

U

S

D

cá tẩm gia vị

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chi nhánh sang thị trường Hàn Quốc từ năm 2007 đến năm 2009.

Nhận xét: Tuy đây là thị trường truyền thống của chi nhánh nhưng trong thời gian vừa qua thị trường này chỉ nhập khẩu mặt hàng cá tẩm gia vị. Năm 2007, giá

trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 376.700 USD với 88.400kg. Sang

về mặt giá trị, tương ứng giảm 60,42% so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng xuất khẩu chỉ còn 21.000 kg tương ứng với 93.240 USD về mặt giá trị, giảm 55.860 USD, tương ứng giảm 37,46% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu không tốt đối với chi nhánh vì đây là thị trường truyền thống của chi nhánh do đó chi nhánh cần chú ý

để cải thiện chất lượng của mình. Chi nhánh cũng nên đa dạng hóa mặt hàng để đáp

ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng đặc biệt là tăng nhanh những sản phẩm tinh chế có giá phù hợp với thị trường đồng thời sử dụng khả năng sản xuất dư thừa

của mình. Để từ đó chi nhánh vừa tăng kim ngạch xuất khẩu vừa tăng thu nhập cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)