Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 46 - 119)

2009.

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh:

2.3.1. Điều kiện tự nhiên:

- Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển và

thông thương với các nước trên thế giới. Như Việt Nam có chiều dài bờ biển là 3260 km với nhiều cảng có mực nước sâu, khí hậu tốt, sinh vật thủy sản đa dạng và phong phú. Biển Việt Nam nằm trong 2 ngư trường quan trọng nhất của thế giới là

ngư trường Tây- Bắc Thái Bình Dương (Vịnh Bắc Bộ) và Trung- Tây Thái Bình

Dương (biển miền Trung và miền Nam). Và vùng biển nước ta nằm trên tuyến

- Ngoài ra, miền Trung thuận lợi về khí hậu, địa hình để phát triển nuôi trồng

thủy sản. Đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa, là một tỉnh nằm ở quen biển miền Trung, có chiều dài bờ biển khoảng 385 km, tổng diện tích mặt nước khai thác có hiệu quả khoảng 2 triệu ha. Trữ lượng nguồn lợi thủy sản có từ khoảng 92.000 tấn đến 100.000 tấn và có khả năng khai thác khoảng 40.000 tấn/năm. Ngoài ra, với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản có thể lên tới 21.000 ha, chủ yếu là tôm ( nguồn: Viện nghiên cứu biển và nguồn lợi thủy sản )

- Tuy nhiên do sự phát triển ồ ạt của ngành nuôi trồng và ngành khai thác đang

gây ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng sản phẩm tạo ra.

Hiện nay nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ đang có xu hướng giảm dần về trữ

lượng, sản lượng và kích thước thủy sản đánh bắt. Được thể hiện cụ thể như sau:

- Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm mới bằng 75-80% khả năng cho phép,

nhưng ở một số vùng biển có độ sâu dưới 30 mét nước đã khai thác quá giới hạn cho phép từ 10-12%.

- Số lượng loài động vật thủy sản quí hiếm, có giá trị kinh tế cao bị đe dọa đã

tăng 9 lần so với năm 1990. Hiện nay, số loài động thực vật quí hiếm và có nguy cơ

tuyệt chủng có mặt ở trên vùng biển nước ta là 241 loài.

- Tỷ lệ thủy sản chưa trưởng thành khai thác được trong mẻ lưới là từ 25- 40%

sản lượng khai thác, trong khi sản lượng khai thác cho phép là 15%. Năng suất của một số ngề khai thác hải sản giảm từ 30-60% so với năm 1986.

- Nguồn lợi thủy sản ( nước ngọt ) tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung gần như cạn kiệt, miền Nam sản lượng khai thác được hàng năm chỉ bằng 50% so với trước năm 1975. Ô nhiễm môi trường biển và ven biển có nhiều thông số vượt qua giới hạn cho phép.

(nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Chiêm, Viện qui hoạch và phát triển thủy sản)

Mặc dù vậy, theo đánh giá của FAO thì môi trường tự nhiên của Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng vẫn có nhiều tiềm năng và thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản.

2.3.2. Yếu tố xã hội:

- Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân số toàn thế giới. Mức tăng

dân số trung bình hàng năm là 77 triệu người và dự đoán dân số sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050. Cùng với sự tăng dân số thì nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng

- Hiện nay, mức sống của dân cư trên thế giới tăng lên rõ rệt. Họ không còn chỉ chú ý đến nhu cầu ăn mặc, đủ sống mà họ còn muốn ăn mặc đẹp và tiêu dùng thực phẩm an toàn có lợi cho sức khỏe. Mà thực phẩm thủy sản đặc biệt là cá không chứa nhiều cholesteron, các chất gây béo phì mà chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như

chứa nhiều vitamin, protein… Bên cạnh đó thì dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở

thực phẩm ở các nguồn khác như với gia cầm có dịch H5N1, gia súc là bệnh dịch lợn tai xanh hay bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò… Do đó, xu hướng dùng các loại

thịt khác giảm đi, thay vào đó nhu cầu về tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao.

2.3.3. Nguyên vật liệu:

- Nguyên liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu để quá trình sản xuất diễn ra bình thường. Với tình hình khai thác không được quản lý như hiện nay thì nguyên liệu thủy sản không đáp ứng đủ cho nhu cầu của các công ty chế biến thủy sản trong nước mà việc thu mua nguyên liệu thủy sản cho các công ty chế biến thủy sản nước ngoài ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, nó càng làm cho quá trình cạnh tranh trong mua nguyên liệu thủy sản trở nên gay gắt. Và nguyên liệu thủy có tính mùa vụ cao

như vào mùa thì rẻ nhưng trái mùa thì giá rất cao và mau hư hỏng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Để khắc phục tình trạng này thì chi nhánh tổ chức công tác thu mua trên toàn quốc như Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Vũng Tàu… Tuy chi nhánh đã chủ động việc thu mua nguyên liệu nhưng trong thời gian qua thì chi nhánh chưa thu mua đủ lượng nguyên liệu cần thiết để phục vụ cho sản xuất. - Chất lượng nguyên liệu thủy sản là khâu mà chi nhánh cũng rất quan tâm. Chi nhánh có các hợp đồng mà nhà cung cấp phải cam kết về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của lô hàng mà họ cung cấp. Và đối với các đơn hàng xuất sang các thị

trường khó tính và đòi hỏi có truy suất nguồn gốc xuất xứ thì chi nhánh tổ chức thực hiện tốt với người cung cấp. Nhìn chung thì công tác thu mua nguyên liệu của chi nhánh được thực hiện tương đối tốt nhưng chưa đảm bảo. Do chi nhánh có mặt hàng

sản xuất truyền thống mà trên thị trường ít có nhà sản xuất nào có thể sản xuất được

như cá ghim. Do đó, chi nhánh dễ dàng mua được nguyên liệu do có ít đối thủ mua nguyên vật liệu. Và để cho công tác thu mua thuận lợi thì chi nhánh cũng làm tốt mối quan hệ với các nhà cung ứng. Cụ thể như sau:

42

Bảng 2.1: Sản lượng thu mua thủy sản của chi nhánh Lương Sơn trong thời gian qua 2007- 2009

ĐVT: kg

Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Mặt hàng Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Tỷ lệ (%) Cá 1.098.806,51 94,94 802.412,52 98,27 598.758,50 99,51-296.393,99 -26,97 -203.654,02 -25,38 Mực 39.943,51 3,45 13.908,89 1,7 2.712,20 0,45 -26.034,62 -65,18 -11.196,69 -80,5

Tôm 18.643,07 1,61 205,81 0,03 233,48 0,04 -18.437,26 -98,9 27,67 13,44

Tổng 1.157.393,09 100 816.527,22 100 601.704,18 100-340.865,87 -29,45 -214.823,04 -26,31

4

3

Bảng 2.2: Giá trị thu mua nguyên liệu thủy sản của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2007- 2009

ĐVT: VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Mặt hàng

Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%)

Cá 29.555.367.867 95,56 28.539.887.381 99,05 18.133.100.573 99,77 -1.015.480.486 -3,44 -10.406.786.807 -36,46 Mực 702.079.165,1 2,27 265.085.274,01 0,92 32.570.391,86 0,18 -436.993.891 -62,24 -232.514.882 -87,71 Tôm 671.150.567,9 2,17 8.644.085,02 0,03 9.339.165 0,05 -662.506.483 -98,71 695.079 8,04 Tổng 30.928.597.600 100 28.813.616.740 100 18.175.010.130 100 -2.114.980.860 -6,84 -10.638.606.610 -36,92

Nhận xét: Qua 2 bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng sản lượng thủy sản thu mua của chi nhánh trong giai đoạn qua liên tục giảm. Như năm 2007, chi nhánh thu

mua được 1.157.393,09 kg với giá trị là 30.928.597.600 VNĐ, nhưng sang năm

2008 chi nhánh chỉ thu mua 816.527,22 kg nguyên liệu với giá trị 28.813.616.740

VNĐ giảm 2.114.980.860 VNĐ. Tương tự sang năm 2009 là 601.704,18 kg với trị

giá là 18.175.010.130 VNĐ. Cụ thể như sau:

- Sản lượng cá thu mua trong 3 năm qua liên tục giảm như năm 2007 thu mua

1.098.806,51 kg với trị giá là 29.555.367.867 VNĐ. Nhưng sang năm 2008, sản lượng thủy sản thu mua giảm 296.393,99 kg, tương ứng giảm 1.015.480.486 VNĐ

về mặt giá trị so với năm 2007. Tương tự năm 2009 giảm 203.654 kg, tương ứng

giảm 25,38% so với năm 2008. Đây là loại nguyên liệu phục vụ chính cho quá trình

sản xuất của chi nhánh. Tuy nhiên trong thời gian qua sản lượng thu mua giảm là do thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn, có thể nhu cầu của khách hàng về các mặt hàng này giảm.

- Bên cạnh đó thì 2 loại nguyên liệu ít quan trọng đối với chi nhánh là tôm và mực trong thời gian cũng giống như nguyên liệu cá cũng liên tục giảm. Như năm

2007, lượng mực thu mua đạt 39.943,51 kg đạt giá trị 702.079.165,1 VNĐ, nhưng sang năm 2008 chỉ thu mua 13.908,89 kg đạt giá trị 265.085.274 VNĐ. Tương tự

mặt hàng tôm cũng có dấu hiệu sụt giảm trong thời gian qua. Cũng như vậy lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thủy sản thu mua của chi nhánh trong năm 2009 về các mặt hàng này cũng giảm. Nguyên nhân chủ yếu thu mua 2 loại này giảm là do thu mua nguyên liệu gặp khó

khăn, thiên tai, ô nhiễm vùng nuôi…

Bên cạnh đó tình hình tăng giảm tỷ trọng của giá trị các loại nguyên liệu thủy

sản khác với sự tăng giảm sản lượng của loại nguyên liệu thủy sản là do mỗi loại nguyên liệu có một mức giá khác nhau do vậy mà có sự khác nhau về cơ cấu giá trị của nguyên liệu thủy sản trong chi nhánh. Qua bảng tóm tắt ta thấy mặt hàng cá là mặt hàng chủ lực của chi nhánh.

2.3.4. Yếu tố lao động:

Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,

đây là nhân tố quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Vì vậy ý thức trách nhiệm cũng như tay nghề của người công nhân ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng sản phẩm của sản phẩm.

45

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động của chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009.

ĐVT: người

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Chỉ tiêu

Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)

Tổng số lao động 140 100 134 100 115 100 -6 -4,29 -19 -14,18 Lao động trực tiếp 125 89,29 118 88,06 100 86,96 -7 -5,6 -18 -15,25 1. Theo giới tính 140 100 134 100 115 100 -6 -4,29 -19 -14,18 Nam 20 14,26 16 11,94 22 19,13 -4 -20 6 37,5 Nữ 120 85,71 118 88,06 93 80,87 -2 -1,67 -25 -21,19 2. Theo trình độ 140 100 134 100 115 100 -6 -4,29 -19 -14,18 Đại học, cao đẳng 13 9,29 12 8,96 12 10,43 -1 -7,69 0 0 Trung cấp 5 3,57 5 3,73 4 3,48 0 0 -1 -20 Lao động phổ thông 122 87,14 117 87,31 99 86,09 -5 -4,1 -18 -15,38 (nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Nhận xét: Qua bảng cơ cấu lao động của chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009, ta nhận thấy rằng số lượng lao động đang giảm qua từng năm. Cụ thể như sau:

- Năm 2007, tổng số lao động là 140 người, trong đó có 125 lao động trực tiếp và 15 lao động quản lý.

 Nếu phân chia tỷ lệ lao động theo giới tính thì gồm nam và nữ. Tỷ lệ lao

động nữ trong chi nhánh luôn giữ tỷ lệ cao như năm 2007 là 120 người chiếm 85,71% tổng số lao động của chi nhánh. Lao động nam là 20 người chiếm 14,29% trong tổng số lao động của chi nhánh.

 Còn nếu phân theo trình độ thì đội ngũ lao động của chi nhánh được phân thành 3 nhóm. Chiếm tỷ lệ lớn là lao động phổ thông với 122 người chiếm 87,14% trong tổng số lao động. Do đặc thù sản xuất cần lao động phổ thông nhiều và là đội

ngũ sản xuất trực tiếp của chi nhánh, tiếp theo là lao động có trình độ đại học, cao

đẳng có 13 người chiếm 9,28%, đây là đội ngũ quản lý của công ty. Còn lại 5 người là có trình độ trung cấp chiếm 3,57%.

- Sang năm 2008, tổng số lao động là 134 người, giảm 6 người so với năm 2007,

trong đó lao động trực tiếp là 118 người chiếm 88,06%. Còn lao động gián tiếp là 16 người chiếm 11,94%. Như vậy, lao động trực tiếp giảm 7 người, còn lao động gián tiếp thì tăng 1 người.

 Phân chia lao động của chi nhánh theo giới tính thì lao động nữ là 118 người chiếm 88,06%, giảm 2 người tương ứng 1,67%. Còn lao động nam giảm chỉ còn 16 người, giảm 4 người tương ứng giảm 20% so với năm 2007.

 Phân chia lao động theo trình độ thì lao động phổ thông vẫn chiếm số đông

là 117 người, giảm 5 người, tương ứng giảm 4,09% so với năm 2007. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 12 người, giảm 1 người tương ứng giảm 7,69%, còn

lao động có trình độ trung cấp không có gì thay đổi.

- Năm 2009, tổng số lao động chỉ còn là 115 người, giảm 14,18%, trong đó lao

động trực tiếp là 100 người chiếm 86,96%. Còn lao động gián tiếp là 15 người,

giảm 1 người. Cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phân theo giới tính thì số lao động nữ là 93 người chiếm 80,87%, giảm 25 người tương ứng 14,41%, lao động nam là 22 người chiếm 12,74%, tăng 6 người

tương ứng tăng 37,5% so với năm 2008.

 Phân theo trình độ học vấn thì lao động phổ thông giảm xuống chỉ còn 99 người chiếm 86,09% trong tổng số lao động của chi nhánh, giảm 18 người so với

năm 2008 tương ứng giảm 15,38%. Số lượng lao động có trình độ đại học vẫn giữ

nguyên là 12 người, chiếm 10,44%. Số lượng lao động có trình độ trung cấp giảm 1 người chỉ còn 4 người.

Tóm lại, số lượng lao động trong 3 năm qua liên tục giảm. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn giữ được những lao động làm việc lâu năm có kinh nghiệm và tay nghề cao ở lại chi nhánh. Thông qua chế độ lương thưởng như trong giai đoạn vừa qua để giữ

chân những người làm việc lâu năm với chi nhánh thì chi nhánh có chính sách tăng lương cho lao động của chi nhánh. Nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động như

mức lương bình quân năm 2007 của lao động chi nhánh là 1.622.860 VNĐ. Tương

tự mức lương bình quân 2 năm 2008 và 2009 là 1.762.050 VNĐ và 1.800.720

VNĐ. Hay thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao tay nghề và tổ chức các cuộc đi t ham quan, giã ngoại. Bên cạnh đó thì chi nhánh cần chú ý lao động có trình độ của chi nhánh trong thời gian qua giảm, đây là điều mà chi nhánh cần khắc

phục. Nguyên nhân làm cho chi nhánh giảm cả số lượng lao động phổ thông và có trình độ là do tình hình khủng hoảng kinh tế, thiếu nguyên liệu sản xuất, do chi nhánh sản xuất các mặt hàng mới ít tốn lao động hơn như chi nhánh đẩy mạnh sản xuất cá ghim tiêu tốn ít lao động và giảm chế biến mặt hàng cá bò tốn nhiều lao

động và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

2.3.5. Yếu tố về vốn:

Vốn là yếu tố không thể thiếu nếu công ty muốn sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, đối với chi nhánh thì vốn cũng quan trọng không kém. Do đó, để nhận thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh cần dựa trên phân tích chung về tình hình tài chính của chi nhánh. Từ đó xem xét mối quan hệ giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của chi nhánh.

48

Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương sơn từ năm 2007 đến năm 2009

ĐVT: 1000 VNĐ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

I. Tài sản ngắn hạn 9.141.224 22,429 11.376.107 27,48 6.512.056 19,989 2.234.883 24,448 -4.864.051 -42,8 1. Tiền 35.321 0,0867 42.673 0,103 152.998 0,4696 7.351 20,814 110.325 258,5 2. Các khoản phải thu 4.535.650 11,129 3.749.757 9,059 984.443 3,0218 -785.892 -17,33 -2.765.313 -73,7 3. Hàng tồn kho 4.564.023 11,198 7.353.102 17,76 5.294.230 16,251 2.789.078 61,11 -2.058.871 -28 4. Tài sản ngắn hạn khác 301.253 0,7392 230.574 0,557 80.382 0,2467 -70.678 -23,46 -150.192 -65,1 II. Tài sản dài hạn 31.615.025 77,571 30.017.985 72,52 26.065.794 80,011 -1.597.039 -5,052 -3.952.191 -13,2

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 46 - 119)