Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 103 - 105)

2009.

2.8.2. Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản:

2.8.2.1. Về thị trường xuất khẩu:

- Về công tác nghiên cứu thị trường: Về khâu này thì chi nhánh tương đối yếu và chưa được chú trọng.

 Do chi nhánh tiếp xúc với thị trường chủ yếu qua trang web của VASEP, khách hàng của chi nhánh chủ yếu là nhà trung gian. Do đó, chi nhánh không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng cuối cùng.

 Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách mà do phòng kinh doanh đảm nhận.  Kinh phí cho hoạt động này lớn.

- Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng truyền thống, làm ăn lâu năm với chi nhánh. Như các khách hàng từ Nhật Bản hay Hàn Quốc, khi họ đặt hàng thì họ trực tiếp đến chi nhánh để đàm phán. Vì vậy khả năng mở rộng thị

trường của chi nhánh rất yếu.

- Nhãn hiệu thì in theo yêu cầu của khách hàng do đó, chi nhánh không có

thương hiệu riêng.

2.8.2.2. Về cơ cấu mặt hàng:

- Sản phẩm chủ yếu của chi nhánh là cá tẩm gia vị, cá đông lạnh, tỷ lệ chế biến sẵn ít. Do đó, chi nhánh chưa có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

- Tuy chi nhánh sản xuất các mặt hàng tinh chế ngày càng nhiều tuy nhiên chưa

có sự đa dạng về các chủng loại mặt hàng.

2.8.2.3. Về chất lượng sản phẩm:

Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thì không đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

- Sản lượng khai thác trong thời gian qua liên tục giảm và việc cạnh trang gay gắt với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khác đã ảnh hưởng đến khả năng thu mua của chi nhánh.

- Nhân viên thu mua chỉ kiểm tra cảm quan tại chỗ chứ chưa thực hiện kiểm tra thí nghiệm.

- Chất lượng nguồn nguyên liệu không đảm bảo. - Máy móc thiết bị sản xuất còn lạc hậu.

Vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu vẫn chưa khắc phục triệt để, do vậy vẫn có nguy cơ các nước nhập khẩu dựng lên hàng rào kiểm soát chặt chẽ và hạn chế nhập khẩu mặt hàng này.

2.8.2.4. Giá cả xuất khẩu và cạnh tranh:

- Do đặc thù của ngành do đó giá bán phụ thuộc khá cao vào giá nguyên liệu. Từ đó làm cho chi nhánh khá bị động trong vấn đề quyết định giá khi xuất khẩu. Và

trong giai đoạn vừa qua do ảnh hưởng của giá nguyên liệu và các yếu tố khác làm cho giá xuất khẩu của chi nhánh tăng lên. Nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh

của sản phẩm của chi nhánh trên thị trường.

- Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng và trên toàn quốc nói chung có nhiều doanh nghiệp thủy sản được thành lập từ lâu và có thị trường xuất khẩu rộng lớn, có kinh nghiệm, vốn lớn. Đây là điều khó khăn buộc doanh nghiệp phải giải quyết nếu muốn tồn tại trên thị trường

2.8.2.5. Kim ngạch xuất khẩu:

Trong thời gian qua tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh liên tục giảm, do: - Khối lượng sản phẩm xuất khẩu liên tục giảm.

- Quan hệ với khách hàng còn yếu.

- Công tác xúc tiến thương mại còn yếu. Trang web của công ty lẫn chi nhánh còn đơn giản, khách hàng không tìm hiểu đủ thông tin về công ty lẫn chi nhánh hay các mặt hàng của chi nhánh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THUẬN CHI NHÁNH LƯƠNG SƠN.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)