2009.
2.4.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩ u:
Thị trường chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng. Việc tìm kiếm thị trường nước ngoài là một vấn đề không đơn giản khi khả năng tài chính không được mạnh. Đối với công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn, phần lớn sản phẩm sản xuất ra đều xuất khẩu, chỉ một phần nhỏ cho tiêu dùng nội địa. Điều này cho thấy hoạt
động chủ yếu của chi nhánh là xuất khẩu nên thị trường xuất khẩu là một vấn đề được quan tâm đặc biệt.
Cho đến nay chi nhánh đã thâm nhập vào nhiều thị trường trong đó thị trường truyền thống của chi nhánh là Nhật Bản, Hàn Quốc với gần 10 năm xuất khẩu sang
thị trường này. Do đó, chi nhánh hiểu rõ đối tác, biết được điểm mạnh, điểm yếu
của mình ở các thị trường này. Từ khi, chi nhánh được xuất khẩu trực tiếp cho đến nay thì qui mô xuất khẩu của chi nhánh ngày càng được mở rộng về cả thị trường và
cơ cấu mặt hàng. Và chi nhánh ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này và đang tích cực tìm kiếm thị trường mới như thị trường Mỹ, Canada, Đài Loan… và sang năm 2010 chi nhánh đang hướng sang thị trường EU. Bên cạnh đó thì chi nhánh đang cố gắng đa dạng các loại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2007 mà tiêu dùng có xu hướng giảm do chính sách tiết kiệm của người tiêu dùng. Cũng nằm trong xu hướng đó tiêu dùng thủy sản
cũng có xu hướng giảm và điều này ảnh hưởng tới xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Và công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn cũng trong xu hướng đó. Được thể hiện như sau:
62
Bảng 2.12: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu sang các thị trường của chi nhánh trong giai đoạn 2007- 2009.
ĐVT:kg
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Thị trường
Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Sản lượng Tỷ trọng(%) Sản lượng Tỷ lệ(%) Nhật Bản 229.686 66,81 244.473 87,54 153.548 77,73 14.787 6,44 -90.925 -37,19 Hàn Quốc 88.400 25,72 34.800 12,46 21.000 10,63 -53.600 -60,63 -13.800 -39,66
Thị trường khác 25.687,37 7,47 - - 23.000 11,64 - - - -
Tổng 343.773,37 100 279.273 100 197.548 100 -64.500 -18,76 -81.725 -29,26
6
3
Bảng 2.13: Bảng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường của chi nhánh Lương Sơn từ năm 2007 đến năm 2009
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Thị trường
Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Giá trị(USD) Tỷ lệ(%) Nhật Bản 1.275.027,75 70,05 1.194.473,33 88,9 1.000.211,25 86.56 -80.554,42 -6,32 -194.262,08 -16,26 Hàn Quốc 376.700 20,69 149.100 11,1 93.240 8.07 -227.600,00 -60,42 -55.860,00 -37,46 Thị trường khác 168.53 9,26 - - 62.100 5.37 - - 62.100,00 - Tổng 1.820.259,75 100 1.343.573,33 100 1.155.551,25 100 -476.686,42 -26,19 -188.022,08 -13,99
Nhận xét: Qua bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu của chi nhánh từ năm 2007
đến năm 2009, ta nhận thấy rằng:
- Thị trường Nhật Bản là thị trường truyền thống của chi nhánh, sản lượng xuất khẩu của thị trường này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. Như năm 2007, chi nhánh xuất khẩu sang thị trường này là 229.686 kg,
đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.275.027,75 USD, chiếm 70,05% tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. Tuy nhiên sang năm 2008, chi nhánh xuất khẩu sang thị trường này đạt 244.473 kg tăng 14,787 kg, nhưng kim ngạch chỉ đạt 1.194.473,33 USD
giảm 80.554,42 USD, tương ứng giảm 6,32% so với năm 2007. Sang năm 2009 thì xuất khẩu giảm cả về lượng như chỉ đạt 153.548 kg giảm 90.925 kg lẫn về mặt giá
trị giảm 194.262,08 USD, tương ứng giảm 16,26% so với năm 2008. Nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh là 86,56%. Nguyên nhân là do thị trường này đang áp dụng kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu,
đòi hỏi vệ sinh chất lượng vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe.Và sự chuyển tiêu dùng các mặt hàng cao cấp sang tiêu dùng các mặt hàng bình dân như giảm tiêu dùng các sản phẩm cá ngừ làm cho mặt hàng cá hun khói cá ngừ của chi nhánh không còn xuất khẩu nữa.
- Thị trường Hàn Quốc là thị trường truyền thống của chi nhánh nhưng luôn đứng sau Nhật về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh. Đây là thị trường
tương đối dễ tính tuy nhiên trong thời gian qua yêu cầu về chất lượng của thị trường này ngày càng khắt khe hơn và cũng như thị trường Nhật, người tiêu dùng nước này chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng bình dân. Chính sách tiết kiệm tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng do đó làm cho kim ngạch xuất khẩu của chi nhánh sang thị
trường này liên tục giảm. Như năm 2007, chi nhánh xuất khẩu sang thị trường này
đạt 88.400 kg về mặt khối lượng và 376.700 USD về mặt giá trị. Nhưng sang năm
2008, chỉ đạt 34.800 kg giảm 53.600 kg về lượng, về mặt giá trị chỉ đạt 149.100 USD giảm 227.600 USD, tương ứng giảm 60,42% so với năm 2007. Tương tự năm
2009, sản lượng xuất khẩu là 21.000 kg, kim ngạch xuất khẩu là 93.240 USD. - Thị trường mới của chi nhánh có những thị trường khó tính như Mỹ, Canada
cũng có thị trường dễ tính như thị trường Trung Quốc, Đài Loan… Do công tác xúc tiến thị trường còn yếu nên chi nhánh chưa có nhiều khách hàng nên công tác xuất khẩu sang các thị trường này không ổn định. Như năm 2007, chi nhánh xuất khẩu sang các thị trường này là 25.687,37 kg, đạt kim ngạch xuất khẩu là 168.532 USD.
nữa. Và sang năm 2009, chi nhánh thực hiện xuất khẩu trở lại với kim ngạch là 62.100 USD. Đây là dấu hiệu không tốt đối với công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn, chứng tỏ mối quan hệ của chi nhánh với các khách hàng ở thị
trường mới là tương đối yếu. Do đó, chi nhánh cần làm tốt quan hệ với khách hàng
để tạo ra môi trường xuất khẩu thuận lợi cho chi nhánh.