Giá cả xuất khẩu và cạnh tranh:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 72 - 74)

2009.

2.4.4. Giá cả xuất khẩu và cạnh tranh:

Giá cả giữ một vị trí quan trọng có vai trò quyết định trong việc tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh. Giá cả hợp lý, hấp dẫn thì nó góp phần thu hút được sự chú ý của khách hàng và mang lại lợi nhuận cho chi nhánh. Giá cả xuất khẩu bình quân

của chi nhánh qua các năm như sau

Bảng 2.11: Bảng giá bình quân xuất khẩu của chi nhánh năm 2007-2009

ĐVT: USD/kg 2008/2007 2009/2008 Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Cá tẩm gia vị 5,63 6,58 7,02 0,94 16,74 0,45 6,8

Cá đông lạnh 5,07 2,94 1,86 -2,13 -41,98 -1,09 -36,96

Cá khô 6,65 8,3 8,05 1,65 24,81 -0,25 -3,01

Cá hun khói 2 7,17 - 5,17 258,43 - -

Bột cá 0,3 - - - -

Nhận xét: Qua bảng giá cả bình quân xuất khẩu của chi nhánh năm 2007- 2009, ta có thể nhận thấy rằng giá cả tăng qua các năm trừ mặt hàng cá đông lạnh. Và nó

được thể hiện cụ thể như sau:

- Giá của mặt hàng cá tẩm gia vị năm 2007 là 5,63 USD/kg, năm 2008 là 6,58 USD/kg tăng 0,94 USD/kg, tương ứng tăng 16,74% so với năm 2007. Và đến năm

- Giá của cá đông lạnh năm 2007 là 5,07 USD/kg, năm 2008 là 2,94 USD/kg

giảm 2,13 USD/kg, tương ứng giảm 41,98% so với năm 2007. Năm 2009 là 1,86 USD/kg giảm 1,09 USD/kg, tương ứng giảm 36,96% so với năm 2008.

- Giá của mặt hàng cá khô năm 2007 là 6,65 USD/kg, năm 2008 là 8,3 USD/kg

tăng 1,65 USD/kg, tương ứng tăng 24,81% so với năm 2007. Năm 2009, giá của mặt hàng này là 8,05 USD/kg giảm 0,25 USD/kg, tướng ứng giảm 3,01% so với

năm 2008.

- Giá của mặt hàng cá hun khói do mới tung ra thị trường năm 2007 nên giá

trong năm này còn thấp chỉ có 2 USD/kg, nhưng chỉ sang năm 2008 thì giá bán đạt 7,17 USD/kg tăng 5,17 USD/kg, tương ứng tăng 258,43% so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009 thì chi nhánh không còn thực hiện xuất khẩu mặt hàng này nữa.

Tương tự bột cá chỉ thực hiện xuất khẩu trong năm 2007 trong giai đoạn 2007- 2009. Đây là dấu hiệu không tốt đới với chi nhánh.

Tóm lại, giá cả sản phẩm xuất khẩu của chi nhánh trong 3 năm qua có dấu hiệu

tăng trừ mặt hàng cá đông lạnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu tốt chứng tỏ chất lượng

của sản phẩm chi nhánh ngày càng được nâng cao. Nhưng nó ảnh hưởng không tốt

đến hoạt động xuất khẩu của chi nhánh do đây là yếu tố cạnh tranh quan trọng của chi nhánh với các đối thủ cạnh tranh. Sở dĩ có sự biến động giá cả này có nhiều

nguyên nhân như do sự tăng giảm giá cả nguyên liệu mua vào, biến động giá cả

chung của thị trường thủy sản thế giới và trong khu vực. Trong đó, mặt hàng cá

đông lạnh của chi nhánh giảm liên tục trong 3 năm qua là do đây là mặt hàng mà chi nhánh tạo ra chỉ mới ở dạng bán thành phẩm để cung cấp cho các nhà nhập khẩu mua về để chế biến lại. Vì vậy, chi nhánh cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị

trường nhiều mặt hàng mới có giá trị gia tăng nhưng giá hợp lý để tạo điều kiện để

chi nhánh có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào các thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất cho chi nhánh.

Công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn nằm trên tỉnh Khánh Hòa, là

địa phương có nhiều công ty chế biến xuất khẩu mạnh trên cả nước. Đây là những

đối thủ mạnh mà chi nhánh cần chú ý, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của các công

Công ty Giá trị(1000USD) Tỷ lệ(%) Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang- F17 40.000 13,56

Công ty TNHH Trúc An 22.000 7,46

Công ty TNHH Hải Vương 60.000 20,34

Công ty TNHH Long shin 15.000 5,08

Công ty cổ phần thủy sản Cam ranh 12.000 4,07

Công ty Sao Đại Hùng 2.500 0,85

Công ty TNHH Huy Quang 3.000 1,01

Doanh nghiệp tư nhân Việt Thắng 6.500 2,2

Công ty cổ phần Đại Thuận 1.156 0,39

Tỉnh Khánh Hòa 295.000 100

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa) Qua bảng số liệu trên, có thể thấy đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần Đại Thuận chi nhánh Lương Sơn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rất mạnh về xuất khẩu, có nhiều công ty nằm trong top đầu xuất khẩu của cả nước. Như công ty TNHH Hải

Vương có kim ngạch xuất khẩu 2009 là 60 triệu USD hay công ty cổ phần thủy sản Nha Trang- F17 có kim ngạch xuất khẩu từ năm 2001- 2007 là trên 22 triệu USD/năm, trong 2 năm 2008, 2009 là 40 triệu USD/năm. Hay như công ty TNHH Long Shin có kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 15 triệu USD. Đây điều là những công ty lớn trong lĩnh vực thủy sản. Và họ đang cạnh tranh gay gắt với chi nhánh trong việc thu mua thủy sản để chế biến cũng như xuất khẩu sang các thị trường. Đây là các

đối thủ cạnh tranh mạnh mà chi nhánh cần nắm bắt rõ ưu thế cũng như điểm yếu của từng công ty. Và biết ưu thế của chi nhánh mình để từ đó có các biện pháp đối phó để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định cho chi nhánh cũng như cho công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần đại thuận chi nhánh lương sơn trong thời gian qua (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)