a. Đối với nền kinh tế quốc gia:
Với sự phát triển của xã hội loài người thì nền kinh tế cũng phát triển . Từ khi
nền sản xuất chuyển từ việc sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Mối
quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng chặt chẽ và trở thành thể thống nhất. Và việc sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà là cả thế giới.
- Vì vậy, nó cho phép thúc đẩy khai thác tiềm năng, thế mạnh của nước ta so với nước ngoài một cách có lợi nhất. Nó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền
kinh tế hướng ngoại. Xuất phát từ nhu cầu của thế giới để sản xuất cho phù hợp.Và tích cực tham gia giao lưu thương mại với các nước khác trên thế giới. Chính điều đó, nó đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển giải quyết được việc làm cho người dân.
- Và khi ta tham gia vào thị trường thế giới,với sự cạnh tranh trên thị trường thế
giới làm cho năng lực sản xuất của quốc gia tăng lên. Do để tồn tại trong thị trường
cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi sự nỗ lực của toàn nền kinh tế cũng như các doanh
nghiệp. Để thực hiện được điều này buộc các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc… Từ đó, đã tạo ra hiệu quả cao hơn cho
toàn nền kinh tế.
- Với sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại buộc chúng ta phải sử dụng đúng lợi thế
mà mình đang có và chúng ta phải không ngừng đổi mới. Chính vì vậy, các quốc
gia có khả năng mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất của mình.
b. Đối với các doanh nghiệp:
-Thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì bất kì doanh nghiệp nào khi sản xuất ra sản phẩm thì cần tiêu thụ nó. Việc tiêu thụ được
gia xuất khẩu có nghĩa là sản phẩm của họ được tiêu thụ nhiều hơn. Đồng nghĩa với
doanh thu lợi nhuận và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng tăng. Chính điều này thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất của mình. Còn doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm của mình thì họ không thể tồn tại được. Trong điều kiện hiện nay, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp luôn luôn có nguy cơ bị thu hẹp bởi các đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý để đảm bảo
thị trường xuất khẩu của mình.
- Thị trường xuất khẩu điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì để đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp luôn luôn giải quyết bài toán là thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, khi doanh nghiệp quyết định
cung ứng sản phẩm nào, số lượngbao nhiêu, giá cả như thế nào thì do nhu cầu của
thị trường quyết định. Như vậy, việc sản xuất kinh doanh chịu sự chi phối trực tiếp
của thị trường. Do đó , sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp phải đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng và điều này do khách hàng quyết định.
- Thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động của doanh nghiệp và khi ta nhìn vào thị trường.
Ta có thể nhận thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua
các chỉ số của thị trường. Như mức độ thâm nhập thị trường, việc phát triển thị trường về sản phẩm, khách hàng, phạm vi địa lý… Từ đó ta thấy được qui mô sản
xuất, tốc độ phát triển và dựa vào nó ta có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, ta có thể dựa vào sự phân tích thị trường mà doanh nghiệp có thể dự báo những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp hay xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Thị trường là nơi kiểm nghiệm, đánh giá các kế hoạch quyết định của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu của mình nhưng để đạt được mục tiêu đó phải thông qua sản phẩm được tiêu thụ. Thị trường của doanh nghiệp như
thế nào là kết quả của cả kế hoạch và quá trình thực hiện kế hoạch từng bước từ ban đầu đến khâu cuối cùng. Thông qua các chỉ tiêu như tình hình tiêu thụ, mức độ thâm
nhập thị trường... Từ đó có thể đánh giá được những thành công cũng như sự tồn tại
của doanh nghiệp, ưu nhược điểm của quá trình thực hiện kế hoạch để từ đó có biện pháp điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.