Đối với nhóm các sản phẩm hóa dầu

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 74 - 76)

V. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.Đối với nhóm các sản phẩm hóa dầu

Các sản phẩm của nhóm ngành hóa dầu thường phục vụ chủ yếu cho ngành công nghiệp nhựa và công nghiệp dệt may. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hóa dầu ở nước ta có tiềm năng lớn do sự tăng trưởng mạnh của các ngành sử dụng nguyên liệu từ hoá dầu như: ngành nhựa, ngành dệt may. Tổng nhu cầu các sản phẩm trong nước trong 10 năm trở lại đây liên tục tăng lên.

Ngành công nghiệp nhựa hiện nay chiếm thị phần tiêu thụ nguyên liệu từ hoá dầu nhiều nhất, nhu cầu hàng năm tăng 16%, trong khi nguyên liệu cho ngành nhựa chủ yếu là nhập khẩu đến 90%. Hiện nay mỗi năm cần phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn nguyên liệu nhựa các loại, nhưng chủ yếu tập trung trên hai loại nhựa PE (39%) và PP (27,4%).

Các nguyên liệu khác từ hoá dầu cho ngành nhựa và hoá chất, nông nghiệp... ABS (Acrylonitril Butadiene Styrene), LAB (Linear Alkyl Benzene), Cao su tổng hợp (BR, SBR), BTX (Benzene, Toluene, Xylene), Methanol, Ethanol, Formaldehyde, Axắt cacboxylic, thuốc nhuộm, sơn, muội than (Carbon Black), chất nổ, thuốc trừ sâu v.v... hiện tại trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập ngoại hoàn toàn.

Nhu cầu xơ sợi tổng hợp trong ngành dệt may cũng ngày càng tăng, trung bình hiện nay mỗi năm tăng 20%, nhu cầu chủ yếu vẫn là sợi Polyester. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì khoảng 70% nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu, tương đương với 420.000 Tấn/năm. Do khả năng cung cấp trong nước đến hết năm 2010 là chưa có, nên ngành dệt may phải sản xuất bằng cách nhập nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm để chế biến gia công

tiếp như Công ty Hưng nghiệp Formosa của Đài Loan (tại Đồng Nai) sản xuất các sản phẩm xơ sợi Polyeste với công suất 142.000 tấn/năm, Công ty Hualong công suất 30.000 tấn/năm và một vài Công ty khác như: Công ty Thế Kỷ, Đông Tiến Hưng cũng sản xuất mặt hàng này. Gần đây nhất nhà máy xơ sợi tổng hợp PET công suất 175.000 tấn/năm đã hoàn thành và đi vào sản xuất tháng 7/2011, sản phẩm của nhà máy sẽ là nguồn cung bổ sung cần thiết cho nhu cầu sơ sợi tổng hợp trong nước.

Về tình hình xuất nhập khẩu, khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam trong những năm gần đây được trình bày trong hình 1.6.

Khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh từ 1,13 triệu tấn năm 2005 lên 1,627 triệu tấn năm 2007và năm 2010 là 2,409 triệu tấn. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam theo đó cũng tăng từ 1,350 tỷ USD năm 2005 lên 2,433 tỷ USD năm 2007, 2,899 tỷ USD năm 2008, 2,742 tỷ USD năm 2009 bà 3,671 tỷ USD năm 2010.

Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu nhựa dưới đây cho thấy, nhu cầu thị trường trong nước vẫn tập trung chủ yếu trên một số loại nguyên liệu như PE (33%), PP(26%).

Do ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa Việt Nam hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu, nên bất cứ sự biện động nào trên thị trường nhựa nguyên liệu thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất (đặc biệt ảnh hưởng đến giá cả) các sản phẩm nhựa của Việt Nam. Vì vậy ngành nhựa không thể phát triển một cách ổn định, lâu dài nếu không có một chiến lược phát triển nguyên liệu để chủ động cung cấp ổn định cho sản xuất.

Khối lượng và chủng loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu chủ yếu tại Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam

Cơ cấu nguyên liệu nhựa nhập khẩu năm 2010

Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 74 - 76)