Đối với nhóm các sản phẩm hóa chất BVT

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 72 - 74)

V. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.Đối với nhóm các sản phẩm hóa chất BVT

Trong những năm gần đây, lượng thuốc BVTV sản xuất và gia công trong nước đã ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong nước, cung cấp đủ cho nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước, còn tham gia xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.

Tổng diện tắch gieo trồng năm 2010 vào khoảng 13,92 triệu ha, bao gồm cây hàng năm khoảng 11,1 triệu ha, cây lâu năm khoảng 2,9 triệu ha, trong đó diện tắch cây lương thực gồm lúa khoảng 7,5 triệu ha, cây ngô khoảng 1,12 triệu ha. (Nguồn Niên giám thống kê năm 2010) với tổng diện tắch canh tác như trên, tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ trong các năm từ 2006 đến 2010 vào khoảng 257 triệu USD đến 450 triệu USD, bình quân vào khoảng 18 USD/ha đến 32 USD/ha. Trong 05 năm lượng thuốc sử dụng tăng gần gấp đôi theo thống kê biến thiên từ 50.000 Ờ 60.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, mức độ sử dụng thuốc BVTV trên mỗi ha bình quân vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước nông nghiệp phát triển. Đây là một tiềm năng rất lớn cho các nhà sản xuất-kinh doanh thuốc BVTV tại Việt Nam.

Tình hình gia công và tiêu thụ các hoá chất BVTV trong giai đoạn 2006- 2010 được đưa ra ở bảng sau:

Bảng 42. Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV trong các năm từ 2006 - 2010

tại Việt Nam Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng BQ Tổng nhập khẩu (triệu USD) 257 322 389 412 510 18,74% Tương đương VNĐ (tỷ) 4.300 5.500 6.800 7.600 9.948

Lượng sản xuất, gia công

trong nước (1.000 tấn/năm) 46.500 50.000 51.000 56.000 58.000 5,7 % Giá trị doanh thu tiêu thụ 7.000 8.000 10.000 11.200 14.500 20%

(tỷđồng)

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay, ngành sản xuất, gia công các hoá chất Bảo vệ Thực vật đã có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng (về lượng sản phẩm) trong giai đoạn 1990-2000 đạt khoảng 5%/năm, còn từ 2000 đến 2009, tốc độ phát triển chậm lại, khoảng 3,5%/năm. Nguyên nhân là do trình độ thâm canh trong nông nghiệp đã ngày càng được cải thiện, các chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp được áp dụng, diện tắch đất nông nghiệp cây lúa càng giảm vì tốc độ đô thị hóa, một số diện tắch đất trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng các cây khác có giá trị hơn nên việc sử dụng hóa chất BVTV cũng thay đổi theo. Mặt khác, do tiến bộ trong lĩnh vực tổng hợp hữu cơ và công nghệ sản xuất, nên đã sử dụng một số hoá chất bảo vệ thực vật thế hệ mới, có hoạt tắnh cao hơn và giá cao hơn, nên lượng sử dụng trên một diện tắch canh tác giảm đi nhưng giá trịtăng.

Trong tổng số thuốc BVTV được tiêu thụ ở Việt Nam, khoảng 80% là được một số Công ty đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất từ nguyên liệu phụ gia ban đầu ra thành phẩm và đóng gói tại Việt nam. Phần còn lại, một số được nhập trực tiếp thành phẩm về đóng gói tại Việt Nam để tiêu thụ, một số nhập trực tiếp thành phẩm đã đóng gói tại nước ngoài về tiêu thụ.

Về cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm nhóm hóa chất BVTV từ 2006 Ờ 2010 cho thấy tỷ lệ giữa các nhóm thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm bệnh, trừ cỏđã gần tương đương với các nước trong khu vực.

Qua các số liệu thống kê trên bảng 1.46 cho thấy về sản lượng trong 05 năm chỉ tăng ở mức trung bình 5,7%; giá trị nguyên liệu nhập khẩu tăng trung bình 18,74% và doanh số tiêu thụ tăng trung bình 20% cho thấy rằng tuy diện tắch canh tác có tăng nhẹ từ 13,4 triệu ha năm 2008 lên 13,92 triệu ha năm 2010 tức trung bình 0,78% năm, sản lượng sử dụng cũng tăng nhẹ; nhưng giá trị sản phẩm và doanh số tiêu thụ tăng cao. Do sựthay đổi về cơ cấu cây trồng; thay đổi về chủng loại hóa chất BVTV sử dụng theo hướng dạng gia công tiên tiến, liều lượng sử dụng trên đơn vị diện tắch canh tác giảm. Loại cơ cấu sản phẩm thay đổi theo hướng tiên tiến tăng nhóm thuốc xử lý như trừ cỏ, trừ bệnh, giảm trừ sâu rầyẦ Đặc biệt đã đa dạng hóa bằng cách tăng nhóm sản phẩm gia dụng, trừ mối, mọt, khử trùng bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Bảng 43. Cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu, thành phầm nhóm hóa chất

BVTV từ 2006 - 2010 Chủng loại 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Tổng số 257 25,29 322 20,81 389 5,91 412 17,34 510 19,63 Trừ sâu rầy 102 39,7 125 39 156,6 40,26 147 36,68 184,11 36,1

Chủng loại 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Trừ nấm bệnh 80,3 31,2 106,4 33 118,5 30,46 140,9 34,1 153 30,0 Trừ cỏ 60 23,3 76,6 23,8 97,5 25 104,4 25,3 144,33 28,3 Trừ nhuyển thể 6,7 2,6 3,4 1,1 5,5 0,1 9,9 2,4 7,65 1,5 Trừ chuột 0,6 0,23 0,4 0,12 0,6 0,15 0,8 0,19 0,61 0,12 Điều hòa sinh trưởng 4,8 1,85 6,3 0,3 5,9 0,5 7,8 1,9 7,65 1,5 Khác (gia dụng, xử lý kho tàng, mối, mọtẦ) 2,6 1,12 3,9 2,68 4,40 3,53 1,2 0,43 12,65 2,48

Nguồn: Tổng cục Hải quan và tắnh toán của nhóm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 72 - 74)