Về vai trò, vị trắ và hiệu quả sản xuất của ngành

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 101 - 102)

Ngành hóa chất Việt Nam với cơ cấu khá toàn diện về ngành nghề và có bước phát triển rất tắch cực trong thời gian qua đã và đang tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của nhà nước, ngành công nghiệp hóa chất đã đạt được những thành tắch đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong lĩnh vực hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu gạo và nông phẩm năm sau cao hơn năm trước, làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao.

Diện mạo của ngành cũng có nhiều thay đổi, từ những nhà máy sản xuất phân bón được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay đã có những nhà máy sản xuất Urê, DAP hiện đại, đã tự chủ được công nghệ sản xuất phân lân nung chảy, các nhà máy sản suất xút-clo đã được hiện đại hóa theo công nghệ tiên tiến. Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam cũng đang được xanh hóa theo hướng giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Với tốc độ phát triển trong những năm qua đạt trung bình 16%/năm. Tỷ trọng giá trị đóng góp của ngành công nghiệp hóa chất trong ngành công nghiệp (kể cả các sản phẩm cao su và nhựa plastic) đạt khoảng 10%.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đã tạo việc làm cho 175,5 nghìn lao động, chưa kể số người tham gia vào khâu phân phối, bán hàng trong hệ thống phân phối mặt hàng hóa chất trong cả nước. Năng suất lao động trong ngành (tắnh theo giá trị sản xuất công nghiệp so sánh với năm 1994) trung bình tăng 11,86%/năm. Riêng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong 5 năm qua đã nộp ngân sách 3.828 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân 16,9%/năm.

Sản phẩm phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật đã góp phần làm tăng năng suất lúa trung bình 2,2%/năm nâng năng suất lúa trung bình từ 48,9 tạ/ha (năm 2005) lên đến 53,2 tạ/ha (năm 2010). Năm 2010 lượng gạo xuất khẩu đạt 6,886 triệu tấn. Cùng với các sản phẩm nông nghiệp khác đã làm cho vị thế của Việt Nam được nâng cao trên thị trường quốc tế. Đời sống của nông dân và các tầng lớp nhân dân được cải thiện đã góp phần đảm bảo an ninh chắnh trị, trật tự an toàn xã hội trong toàn quốc.

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢNĂNG CẠNH TRANH

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO

KHẢNĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÓA CHẤT VIỆT NAM

THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 101 - 102)