Đối với nhóm các sản phẩm phân bón

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 70 - 72)

V. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

1.Đối với nhóm các sản phẩm phân bón

Nhu cầu phân bón trong cả nước hiện nay khoảng 8,8 đến 9,0 triệu tấn phân bón các loại trong đó: Phân Urê: 1,8 Ờ 2,0 triệu tấn (sản xuất đáp ứng khoảng 50% nhu cầu); Phân bón chứa Lân, bao gồm Supelân và phân lân nung chảy: ~ 1,6 triệu tấn (sản xuất đáp ứng 100% nhu cầu); Phân NPK: 2,5 Ờ 3,0 triệu tấn (sản xuất đáp ứng 100% nhu cầu); Phân DAP: 600.000 Ờ 700.000 tấn (năm 2010 sản xuất 183.000 tấn); Phân SA: 500.000 Ờ 600.000 tấn (nhập khẩu 100%); Phân Kali: 600.000 Ờ 700.000 tấn (nhập khẩu 100%); Phân hữu cơ, vi sinh, bón lá: ~ 300.000-500.000 tấn (sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu).

Bảng 40. Mức tiêu thụ phân bón theo vùng

Đơn vị: Nghìn tấn Vùng Urê Super- photphat Lân nung chảy DAP NPK KCl Cộng Cảnước 2.210,6 515,0 457,5 519,7 2.732,0 202,1 6.637,3 Vùng 1 259,5 77,3 22,9 10,4 335,9 25,1 731,0 Vùng 2 486,7 275,4 59,5 28,0 574,1 47,5 1.471,1 Vùng 3 144,5 48,5 18,3 26,0 271,3 13,5 522,0 Vùng 4 320,1 33,7 300,5 155,9 292,7 24,2 1.127,1 Vùng 5 317,9 25,8 19,7 103,9 359,0 26,2 852,4 Vùng 6 681,9 54,5 36,6 195,5 899,1 65,6 1.933,3

Nguồn: Quy hoạch phát triển phân bón

Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ phân bón và tình hình sản xuất phân bón ở trong nước, tình hình nhập khẩu và xuất khẩu phân bón, tình hình biến động giá cả phân bón nhập khẩu, do vậy để chủ động việc cung ứng phân bón cho nông nghiệp cần tổ chức sản xuất đủ lượng phân bón ởtrong nước.

Về chắnh sách điều hành quản lý nhà nước về nhập khẩu phân bón trong thời gian qua đã thay đổi phù hợp với xu thế hội nhập thế giới. Từ năm 2001 Nhà nước đã bỏ cơ chế giao hạn mức nhập khẩu cho các doanh nghiệp đầu mối; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào kinh doanh xuất nhập khẩu phân bón.

Từ năm 2006 đến nay, việc nhập khẩu phân bón được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chắnh phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động mua bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

Mặt hàng phân bón nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu phải được Chủ tịch UBND tỉnh có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quyết định theo quy định tại Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công thương. Thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ năm 2007 đã có sự chuyền dịch rõ rệt từ thị trường Nga, Ucraina, một số nước Trung Đông sang thị trường Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Belasus, Mỹ. Trong đó thị phần nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 43-53% (về lượng).

Bảng 41. Sốlượng và chủng loại phân bón nhập khẩu qua các năm

Đơn vị: Nghìn tấn Loại phân 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Phân urê 858 729 740 707 1.440 1.122 Phân SA 732 740 997 722 1.155 900 Phân DAP 606 762 666 434 968 754 Phân kali 457 512 811 813 459 358 Phân NPK 170 142 264 171 324 252 Loại khác 93 163 322 188 162 126 Tổng số 2.915 3.107 3.800 3.035 4.500 3.513

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Như vậy, có thể nói thị trường phân bón nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thị trường phân bón thế giới. Việc quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu phân bón theo cơ chế thị trường hiện nay cũng có một số bất cập, Nhà nước không chủ động trong việc điều hành dự trữ phân bón; sự phối hợp của các bộ ngành liên quan chưa thực sựđồng bộ và có hiệu quả.

Về tình hình xuất khẩu, trong những năm qua xuất khẩu phân bón chủ yếu dưới hình thức các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất, hoặc xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu sang một số thị trường các nước khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, gần đây đã xuất khẩu một lượng nhỏ một số loại phân hữu cơ và phân lân nung chảy sản xuất ở trong nước. Việc cấp phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) nhằm mục đắch giúp Nhà nước điều chỉnh nguồn cung phân bón và Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03 tháng 06 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định xuất nhập khẩu phân bón qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu.

Tuy nhiên, đến nay thị trường nhập khẩu phân bón đã có sự chuyển dịch, hoạt động nhập khẩu phân bón theo quy luật thời vụ nên Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2009 quy định việc ngừng cấp phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu.

Năm 2009 xuất khẩu phân bón các loại đạt 114,8 triệu USD, chỉ chiếm 8% so với lượng nhập khẩu, giảm 55,2% so với năm 2008. Về chủng loại xuất khẩu, phân hỗn hợp chiếm 54,4% với kim ngạch 62,5 triệu USD, tăng khoảng 10% so với năm 2008. Phân đạm đạt 25,9 triệu USD chiếm 22,6%, giảm 86,2% so với năm 2008. Phân kali đạt 16,5 triệu USD, chiếm 14,4%. Campuchia tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 60,5 triệu USD, tăng 27,3% so với năm 2008. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan, Lào, Hồng Kông, Angola tăng, nhưng xuất khẩu sang Philippin giảm 57,9% đạt 7,8 triệu USD; Malaysia giảm 83,4%, đạt 7,3 triệu USD; Hàn Quốc giảm 50,7% đạt 5,5 triệu USD; Inđônêxia giảm 80,3% đạt 3,6 triệu USD.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 70 - 72)