bịở các khâu lưu hóa, thành hình, máy luyện kắn công suất lớn, tựđộng hóa cao, sử dụng phần mềm vi tắnh vào khâu thiết kế săm lốp ôtô, xe máy dùng hệ điều khiển kỹ thuật số trong máy lưu hóa Ầ
Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA) đã sản xuất được lốp Radial. Hiện nay VINACHEM đang triển khai xây dựng cơ sở sản xuất lớn, sản xuất lốp xe tải Radial 600.000 lốp/năm tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng và 300.000 lốp/ năm tại CASUMINA năm 2011.
Về cao su kỹ thuật, các Công ty liên doanh và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ yếu sản xuất các sản phẩm lốp ôtô (xe tải nhẹ và xe con Radial) lốp xe máy phục vụ cho các liên doanh lắp ráp ôtô, xe máy trong nước và xuất khẩu. Các đơn vị trong nước thường sản xuất ống cao su, găng tay cao su, gioăng, phớt đệm và các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân với công nghệ và thiết bị đơn giản hơn.
Đến nay dây chuyền sản xuất băng tải và dây curoa chưa được đầu tư mới như trong Quy hoạch, hiện chất lượng sản phẩm không cạnh tranh được với sản phẩm nước ngoài. Công ty CP Cao su Bến Thành đang đầu tư dây chuyền sản xuất băng tải lưới thép công suất 200.000 m2/năm nhưng phải đến năm 2013 mới đi vào hoạt động.
8. Đối với nhóm sản phẩm chất tẩy rửa
Sau khi bị lùi bước trước ưu thế của các tập đoàn đa quốc gia như P&G; Unilever, các Công ty sản xuất chất tẩy rửa ở trong nước đã nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm phù hợp yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường theo sức mua của các tầng lớp dân cư. LIXCO đã nhập hệ thống thiết bị tiên tiến của Nhật Bản, không dùng tháp sấy bột giặt theo phương pháp truyền thống, có hệ thống chỉ báo, kiểm soát bằng điện tử, điều khiển tựđộng, hệ thống đóng gói tựđộng, hệ thống xử lý chất thải được thiết kế tương tự như các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam ẦNhờ đó sản phẩm có chất lượng và hình thức không thua kém các sản phẩm của nước ngoài. NETCO cũng vậy, đã chủ động đầu tư các dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại nhằm kiểm soát tốt chi phắ nguyên liệu đầu vào, chi phắ sản xuất, chi phắ quản lý làm gia tăng lợi thế cạnh tranh về giá thành.
9. Đối với nhóm sản phẩm sơn
Từ năm 2006 các Công ty Sơn nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam như Sigma, Nippon, ICI, Hampel, OrangeẦ Khi đầu tư vào nước ta, các Công ty nước ngoài đã áp dụng những công nghệ tiên tiến cùng với các bắ quyết công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Các Công ty Sơn Việt Nam cũng nhanh chóng đổi mới công nghệ, thiết bịđể sản xuất những sản phẩm đạt chất lượng cho Sơn trang trắ, Sơn ôtô, Sơn chống hà thế hệ mới không chứa kim loại độc hại.
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất Sơn chịu nhiệt độ cao (tới 600οC) từ nguyên liệu trong nước, chất lượng tương đương với Sơn nhập khẩu như Kelly-Moore, Jotun với 3 dòng sản phẩm Solvalitt, Aluminium HR và Solvalitt Micthem; cacbon nano dùng cho sản xuất mực in.
Các thiết bị của các nhà máy sản xuất Sơn trong nước tuy nhập từ nước ngoài nhưng cũng chỉđạt mức độ tiên tiến trong khu vực.
10. Đối với nhóm sản phẩm hóa dược
Hiện tại ngành Hóa dược chưa tự sản xuất được các nguyên liệu chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu bào chế thuốc. Chỉ có 1 cơ sở (Mekophar) sản xuất kháng sinh nguyên liệu (Amoxilin và Ampicilin), các đơn vị khác sản xuất tá dược vô cơ, tá dược thông thường giá trị thấp với sản lượng nhỏ và tách chiết một số hợp chất
hóa dược từ hợp chất thiên nhiên và bán tổng hợp (Artermisinin, Rutin) quy mô sản xuất nhỏ.
IV. Về nguồn nhân lực, công tác đào tạo và nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ