Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành hóa chất Việt Nam thời gian t ớ

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 102 - 104)

I. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của ngành hóa chất Việt Nam

Với quá trình phát triển và nỗ lực cải tiến công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất trong thời gian qua, năng lực cạnh tranh của ngành hóa chất Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể. Một cách tổng thể chung, có thể nhận định khả năng cạnh tranh của ngành hóa chất của Việt Nam đang ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, ở mỗi phân ngành thì mức độ cạnh tranh có nhiều khác biệt. Có thể đưa ra một số nhận định cụ thể chủ yếu như sau:

- Cạnh tranh tốt không những ở thị trường trong nước mà còn được thị trường nước ngoài chấp nhận là những sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mới, thiết bị hiện đại hoặc do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất như: Phân đạm Urê sản xuất từ khắ thiên nhiên, phân NPK chất lượng cao; một số thuốc BVTV như Oshin 20WP, Chess 50WG, Atonik 1.8DD, Clincher 10EC; các sản phẩm từ chất dẻo; các hóa chất cơ bản; một số loại pin thông dụng; ắc quy ôtô; săm lốp ôtô , xe máy, xe đạp; bột giặt cao cấp như: OMO, SUNLIGHT, LIX compactẦ

- Cạnh tranh ở mức độ vừa phải, khiến người tiêu dùng phải cân nhắc khi quyết định mua hàng, thường là những sản phẩm phục vụ tầng lớp dân cư có thu nhập thấp như xà phòng, bột giặt, sơnẦ

- Cạnh tranh kém gây rối loạn thị trường như một số loại phân bón NPK sản xuất thủ công, chất lượng thấp; một số thuốc BVTV nhập khẩu trái phép rồi sang chai, dán nhãn mác giảẦ Phân khúc này chỉ chiếm khoảng 10% thị trường phân bón và thuốc BVTV.

Tuy nhiên, một số sản phẩm có chất lượng tốt, được sản xuất trên các thiết bị nhập từ nước ngoài, thậm chắ cả nguyên liệu cũng nhập khẩu nhưng chưa chinh phục được thị trường Việt Nam, như xơ sợi PET... do các doanh nghiệp dệt may quen dùng hàng nhập khẩu; hoặc một số sản phẩm của nhà cung cấp bản quyền công nghệ như xút 36% NaOH, tuy nhiên ở những địa bàn xa vẫn dùng xút đặc nhập khẩu, do chuyên chở dễ dàng và thuận lợi. Gần đây cuộc vận động ỘNgười Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt NamỢ cũng có tác động đến thói quen của người tiêu dùng, do vậy thịtrường đã có những chuyển biến tắch cực.

II. Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành hóa chất Việt Nam thời gian tới gian tới

Qua đánh giá về hiện trạng tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu hóa chất cũng như các sản phẩm hóa chất có thể thấy rằng đây là ngành còn rất nhiều

tiềm năng phát triển của Việt Nam cả về khả năng, điều kiện sản xuất và về tiềm năng về thị trường, bao gồm cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Có thể lý giải điều này thông qua một số khắa cạnh như sau:

- Hiện tại, về phân bón các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trong nước; Hóa chất BVTV -15%; Các nguyên liệu hóa dầu phải nhập khẩu tới 90%; Hóa chất cơ bản sô đa phải nhập khẩu 100%, lưu huỳnh, muối công nghiệp đều phải nhập khẩu từ bên ngoài; Pin thông dụng mới đáp ứng khoảng 90%, các loại pin đặc chủng đều phải nhập, Ắc quy cho ôtô đáp ứng được 70%, cho xe máy 60%. Về khắ công nghiệp: axetylen và các khắ hiếm vẫn phải nhập khẩu. Về sản phẩm cao su mới đáp ứng được 70-75%. Trong đó các đơn vị sản xuất cao su của VINACHEM mới đáp ứng được 55% nhu cầu săm lốp ôtô, 60% nhu cầu về săm lốp xe máy và đối với xe đạp - 65%. Phần lớn lốp ôtô radial đều nhập khẩu. Hiện tại các khách hàng chiến lược trong sản xuất, lắp ráp ôtô như Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai-Trường Hải, Xuân Kiên, TMT và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có những cam kết sử dụng lâu dài các sản phẩm săm lốp của các doanh nghiệp trong nước. Đối với sản phẩm chất tẩy rửa đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước với mức bình quân khoảng 6-6,5 kg/người/năm. Tuy nhiên, sản phẩm của các Công ty nước ngoài chiếm phần lớn thị phần ở các thành phố, đô thị lớn. Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nông thôn và các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Về sản phẩm sơn mới đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu trong nước, bình quân 3-4 kg/người/năm, các dòng sơn cao cấp vẫn phải nhập ngoại. Về sản phẩm hóa dược: hơn 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc phải nhập khẩu, thậm chắ cả tá dược cao cấp, phụ gia, chất mầu, bao bì cũng nhập. Có thể nói thịtrường hóa dược nước ta vẫn đang còn bị bỏ ngỏ.

- Về thị trường, trong khi mở rộng thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất hóa chất cũng đã đẩy mạnh phát triển ra thị trường nước ngoài, tạo thế phát triển vững chắc cho tương lai. Trên cơ sở đầu tư kỹ thuật, đổi mới thiết bị, nhiều chủng loại sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài như phân lân nung chảy, phân hữu cơ, phân NPK; Các sản phẩm nhựa, photpho vàng, ắc quy, lốp ôtô, bột giặtẦ Một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng đã được thị trường nước ngoài chấp nhận. Theo đánh giá của các tạp chắ có uy tắn trên thế giới về ngành công nghiệp nhựa và cao su thì CASUMINA được xếp hạng thứ 59 (năm 2007) và thứ 60 năm (2008) trong số 75 Công ty sản xuất lốp hàng đầu thế giới. Về chất tẩy rửa, Công ty NETCO là một trong những đơn vị dẫn đầu về doanh số xuất khẩu trong VINACHEM. Hiện Công ty đã có những thỏa thuận khung 5 năm (2007-2012) với các đối tác tại thị trường Nhật Bản về cung cấp không giới hạn các mặt hàng chất tẩy rửa, thỏa thuận khung 10 năm (2009- 2019) với các đối tác ở Philipin về cung cấp các sản phẩm bột giặt, nước rửa chén, nước xả vải. Ngoài ra NETCO và LIXCO vẫn duy trì đối tác chiến lược với tập đoàn Unilever trong sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu quốc tế như OMO, SURF, SUNLIGHT, VIM để xuất khẩu sang các nước Newzealand, Thái Lan, Ấn Độ.

Do tình hình cung cấp nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu trung gian và các

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)