0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đối với nhóm sản phẩm chất tẩy rửa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHÀNH HÓA CHẤT VÀ KHẢ NĂNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRẠNH THÔNG QUA TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI (Trang 42 -47 )

- Sản phẩm ống cao su vẫn duy trì được sản lượng và đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2.2.8. Đối với nhóm sản phẩm chất tẩy rửa

Trong thời gian những năm 90 của thập kỷ trước, thị trường các loại xà phòng và kem giặt ở nước ta rất lộn xộn, chất lượng sản phẩm thấp và việc quản lý bị thả lỏng. Sự có mặt của các và tập đoàn đa quốc gia với thương hiệu nổi tiếng có năng lực tài chắnh và công nghệ hiện đại như Unilever, P&GẦ đã tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường chất tẩy rửa nước ta. Sau vài năm hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều chấp nhận gia công cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc chấp nhận phá sản, sát nhập, bán hoặc chuyển kinh doanh ngành nghề khác.

Hiện nay trong ngành sản xuất chất tẩy rửa của Việt Nam có thể thấy các Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, dây chuyền sản xuất được trang bị tương đối hiện đại, công suất của các dây chuyền lớn. Tuy nhiên một số Công ty liên doanh vẫn thuê gia công sản phẩm để tận dụng năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất trong nước.

Các chất tẩy rửa tổng hợp, bao gồm các sản phẩm tẩy rửa và vệ sinh cá nhân là một trong các nhóm sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất.

Nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ và cùng với sự phát triển của xã hội, các sản phẩm tẩy rửa đã ngày càng phát triển và trở thành các sản phẩm

không thể thiếu trong đời sống của con người. Ngoài việc phục vụ tiêu dùng của con người, các chất tẩy rửa còn tham gia trực tiếp vào nhiều công đoạn của quá trình sản xuất công nghiệp.

Ngày nay, các chất tẩy rửa và vệ sinh cá nhân đang rất có điều kiện phát triển do nhu cầu trong sản xuất và đời sống ngày càng tăng.

a. Đánh giá theo chủng loại sản phẩm

Các sản phẩm chất tẩy rửa và vệ sinh cá nhân được sản xuất trên thị trường khá phong phú, bao gồm các loại sau đây:

Theo phạm vi sử dụng sản phẩm chất tẩy rửa được chia thành 2 nhóm: sử dụng trong gia đình và vệ sinh cá nhân. Cụ thể gồm các sản phẩm: bột giặt, xà phòng thơm, các chất tẩy rửa (dùng cho gia đình và trong các ngành công nghiệp). Chất tẩy rửa dùng cho nhu cầu vệ sinh cá nhân bao gồm các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da, dầu sức da, các sản phẩm chăm sóc da khác. Các sản phẩm chăm sóc tóc : dầu gội đầu, dầu xả dưỡng tóc và các sản phẩm chăm sóc tócẦ Sản phẩm vệ sinh răng miệng: kem đánh răng. Sản phẩm chất tẩy rửa ngày càng đa dạng thoả mãn các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, nhưng nhìn chung có thể chia nhóm sản phẩm chất tẩy rửa bao gồm 6 nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa như sau: bột giặt; xà phòng thơm; Sữa tắm, sữa rửa mặt, sản phẩm chăm sóc da; dầu gội đầu, dầu xả dưỡng tóc, sản phẩm chăm sóc tóc; kem đánh răng và nước cọ rửa. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa theo dạng sản phẩm qua các năm được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 24. Sốlượng các doanh nghiệp sản xuất chất tẩy rửa theo sản phẩm

Doanh nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bột giặt 21 24 23 22 22 22

Xà phòng thơm 20 22 23 11 14 13

Sữa tắm, sữa rửa mặt,

sản phẩm chăm sóc da. 107 78 78 64 72 65

Dầu gội đầu, dưỡng tóc,

sản phẩm chăm sóc tóc. 78 59 56 35 38 33

Kem đánh răng 6 7 6 6 6 6

Nước cọ rửa 59 46 61 46 52 50

Tỏng cộng 291 236 247 184 204 189

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010

* Ghi chú: một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm

Bột giặt: Theo số liệu thống kê tắnh đến năm 2010 cả nước có 22 cơ sở sản

xuất bột giặt với năng lực sản sản xuất khoảng 600.000 tấn /năm. Bột giặt được sản xuất chủ yếu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh

nghiệp nhà nước. Thời gian gần đây một số cơ sở ngoài quốc doanh cũng đã đầu tư tháp sản xuất bột giặt, tuy nhiên quy mô, công suất còn hạn chế, sản phẩm chất lượng chưa cao chủ yếu phục vụ các đối tượng người tiêu dùng thu nhập thấp ở các vùng nông thôn.

Xà phòng thơm: cả nước hiện có 13 doanh nghiệp sản xuất xà phòng thơm,

năng lực sản xuất khoảng 16 nghìn tấn/ năm, trong đó chủ yếu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có dây chuyền sản xuất hiện đại khép kắn đảm nhiệm. Một số doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng được đầu tư dây chuyền sản xuất xà phòng của các nước tiên tiến. Thị phần tiêu thụ sản phẩm xà phòng thơm vẫn do các tập đoàn đa quốc gia nắm giữ (khoảng 75%) còn lại khu vực doanh nghiệp trong nước đảm nhận được 25% sản lượng.

Sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc da khác...

hiện có 65 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này phục vụ tầng lớp dân cư có thu nhập cao chủ yếu ở các thành phố lớn. Sản phẩm được cung cấp bởi các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài với các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Dầu gội đầu, dầu xả dưỡng tóc và các sản phẩm chăm sóc tóc khác...: hiện

có 33 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm chăm sóc tóc. Năng lực sản xuất đạt gần 90 triệu lắt/năm chủ yếu do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cung cấp. Sản phẩm mang thương hiệu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài độc chiếm 100% thị phần.

Kem đánh răng: hiện có 6 cơ sở sản xuất. Năng lực sản xuất là gần 200 triệu

ống/năm. Thị phần kem đánh răng hiện nay do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nắm giữ 100% trong đó phải kể đến 2 Công ty đa quuốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc cá nhân là UNILEVER và P&G. Theo số liệu thống kê đến năm 2008 thị phần của các Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm chăm sóc vệ sinh thân thể và gia đình tại Việt nam của UNILEVER và P&G tương ứng là 44% và 14%.

Nước cọ rửa các loại : đến năm 2010 có 50 doanh nghiệp tham gia sản xuất

kinh doanh, sản lượng năm 2010 đạt khoảng 367,9 triệu lắt. Nhu cầu thị trường đối với dòng sản phẩm này rất đa dạng nên doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế đều có sản xuất các chất tẩy rửa khác, tuy nhiên sản lượng lớn nhất vẫn được cung cấp bởi doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

b. Đánh giá theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn vừa qua, thị trường sản xuất và kinh doanh chất tẩy rửa nước ta rất sôi động. Nhờ cơ chế chắnh sách thông thoáng của nhà nước đã tạo điều khuyến khắch, các thành phần kinh tế đã tắch cự tham gia đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa qua các năm theo loại hình doanh nghiệp qua các năm từ 2005 đến 2010 được mô tả trong bảng sau:

Doanh nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh nghiệp nhà nước 9 8 6 5 5 5 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 107 81 90 73 81 79 Doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài

14 16 15 17 17 19

Tổng cộng 130 105 111 95 103 103

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010

Nhìn chung đầu tư cho sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa và vệ sinh cá nhân không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nên có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt khu vực ngoài doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (19/103 doanh nghiệp sản xuất chất tẩy rửa) nắm ưu thế chi phối trong sản xuất hầu hết chủng loại sản phẩm chất tẩy rửa do có công nghệ thiết bị hiện đại, thương hiệu mạnh.

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia thịtrường chất tẩy rửa với sản lượng, chủng loại chiếm thiểu số; thương hiệu kém sức cạnh tranh; tuy nhiên có đóng góp đáng kể cho thị trường chất tẩy rửa ở vai trò gia công hàng hóa chất tẩy rửa cho các doanh nghiệp mạnh, có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Đánh giá theo cơ cấu sản phẩm

Sơ đồ dưới đây mô tả cơ cấu và năng lực sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa theo vùng lãnh thổ.

Cơ cấu sản phẩm chất tẩy rửa theo vùng lãnh thổ

Vùng 2: Chiếm 20% năng lực sản xuất bột giặt, 25% năng lực sản xuất xà phòng thơm, 7% năng lực sản xuất nước gội đầu, dưỡng tóc, 10% năng lực sản xuất sữa tắm & các sản phẩm chăm sóc da và 9% nước cọ rửa. 5% năng lực sản xuất kem đánh răng.

Vùng 3: Chiếm 6% năng lực sản xuất bột giặt, 2 % năng lực sản xuất nước cọ rửa, 3% năng lực sản xuất dầu gội đầu và sản phẩm dưỡng tóc .

Vùng 5: Chiếm 70% năng lực sản xuất bột giặt, 75% năng lực sản xuất xà phòng thơm, 90% năng lực sản xuất sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da, 90% năng lực sản xuất nước gội đầu, dưỡng tóc và các sản phẩm chăm sóc tóc, 95% năng lực sản xuất kem đánh răng, 85% năng lực sản xuất nước cọ rửa.

Các vùng 1, 6 có sản xuất một số lượng nhỏ các sản phẩm này. Mặc dù số lượng doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng chất tẩy rửa năm trên địa bàn vùng 6 là tương đối lớn nhưng chủ yếu tham gia vào lĩnh vực phân phối sản phẩm.

d. Đánh giá theo vùng lãnh thổ

Số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa phân bố theo vùng lãnh thổ thống kê qua các năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 26. Sốlượng các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh chất tẩy rửa

theo vùng lãnh thổ Vùng lãnh thổ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vùng 1 2 3 6 4 3 3 Vùng 2 25 23 25 22 25 25 Vùng 3 4 3 3 1 2 2 Vùng 5 85 64 61 47 47 47 Vùng 6 14 12 16 21 26 26 Tổng cộng 130 105 111 95 103 103 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010

Ngoài các cơ sở sản xuất nhỏ nằm rải rác ở các địa phương trong cả nước, còn lại các cơ sở sản xuất lớn của cả quốc doanh, ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài đều tập trung ở các thành phố lớn: Thành phố Hà nội, Hải phòng ( vùng 2), Thành phố Hồ Chắ Minh, Bình Dương, Đồng Nai ( vùng 5), Cần Thơ, Bến tre, Kiên giang ( vùng 6).

e. Đánh giá theo sản lượng

Sản lượng các sản phẩm chất tẩy rửa qua các năm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 27. Sản lượng các sản phẩm chất tẩy rửa

Sản phẩm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bột giặt ( tấn ) 408.400 517.600 395.200 440.500 522.400 552.500

Sữa tắm, sữa rửa mặt ,

chăm sóc da (1.000 lắt) 4.516 7.192 7.132 7.718 8.226 9.833

Nước gội đầu, dưỡng tóc

(1.000 lắt) 74.321 73.386 71.199 71.749 84.958 81.436 Kem đánh răng (1.000

tuýp) 154.515 166.671 166.311 152.545 160.107 194.326 Nước cọ rửa (1.000 lắt) 244.475 243.865 365.333 234.541 357.856 367.879

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010

Với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vưc sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa phục vụ chăm sóc gia đình và các sản phẩm chăm sóc vệ sinh thân thể như Unilever, P&G, Kao, Colgate - Pamolive , Dial, LGẦ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, do đó các sản phẩm chất tẩy rửa và chăm sóc vệ sinh cá nhân do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHÀNH HÓA CHẤT VÀ KHẢ NĂNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRẠNH THÔNG QUA TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI (Trang 42 -47 )

×