Đối với nhóm sản phẩm hóa dược

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 52 - 54)

- Nước cọ rửa các loại: Sản lượng thực tế năm 2010 đạt 367,879 triệu lắt Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2005 2010 là 10,49%/năm

2.2.10. Đối với nhóm sản phẩm hóa dược

Hoá dược là một trong các phân ngành của ngành hoá chất. Công nghiệp Hoá dược là ngành công nghiệp sản xuất ra các nguyên liệu để bào chế thuốc (các hoạt chất có tác dụng trị bệnh), tá dược và các loại phụ gia (phụ gia trơn, phụgia đắnh)...

Do các đặc điểm về lịch sử, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, có thể đánh giá ngành công nghiệp Hóa dược Việt Nam chưa thực sự được phát triển.

Theo chủ trương của Đảng và Chắnh phủ thì một nhiệm vụ chiến lược được đặt ra là nước ta phải tự chủ sản xuất được một số nguyên liệu hoá dược để đảm bảo an ninh dược phẩm trong các tình huống cần thiết. Tuy nhiên cũng nên xác định là không có nước nào sản xuất tự túc 100% dược phẩm, kể cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nhật... cũng chỉ sản xuất những loại thuốc mà họ có thế mạnh, phần còn lại phải nhập khẩu. Nhật Bản là cường quốc về kinh tế cũng chỉ tự sản xuất khoảng 1/2 nguyên liệu hoá dược (tắnh theo giá trị) và thực hiện bù đắp 1/2 nguyên liệu khác mà họ phải nhập khẩu bằng cách xuất khẩu các sản phẩm dược có được từ công nghiệp hoá dược. Xét ở khu vực Đông Á thì Hàn Quốc và Đài Loan là hai nước có nền công nghiệp hoá dược hiện đại.

Quy mô ngành công nghiệp Hóa dược Việt Nam theo đánh giá chung còn nhỏ bé, chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn. Giá trị sản phẩm của ngành Hóa dược còn thấp, sử dụng công nghệ kỹ thuật lạc hậu, chậm phát triển, sản lượng của một số sản phẩm Hóa dược có chiều hướng ngày càng giảm sút, phát triển

không cân đối, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của công nghiệp bào chế dược phẩm.

Hiện tại, ngành Hóa dược Việt Nam chưa tự sản xuất được các nguyên liệu chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu bào chế thuốc của ngành dược. Hầu hết các nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu, lệ thuộc vào sự chi phối giá cả của các tập đoàn dược phẩm trên thế giới. Phần lớn hóa chất cơ bản, hóa chất trung gian vẫn phải nhập khẩu.

Các số liệu thống kê chưa thống nhất về con số chắnh xác nhưng phần lớn các số liệu đều cho thấy khoảng hơn 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc phải nhập khẩu. Không chỉ các hoạt chất mà ngay cả tá dược, phụ gia, chất mầu và ngay cả bao bì cao cấp, nước ta cũng phải nhập khẩu.

Cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 02 cơ sở sản xuất hóa dược: Nhà máy hóa dược Việt Trì, Phú Thọ với công suất thiết kế 200 tấn/năm sản phẩm hóa dược vô cơ và tá dược; Công ty Mekophar tại thành phố Hồ Chắ Minh sản xuất kháng sinh nguyên liệu, công suất thiết kế khoảng 200 tấn/năm Amoxillin và 100 tấn/năm Ampicillin.

Số cơ sởđăng ký sản xuất hóa dược chắnh thức chỉở mức 06 đơn vị, số còn lại là các cơ sở nhỏ nằm tại các Trường đại học và các Viện nghiên cứu. Sản phẩm của các đơn vị sản xuất hóa dược trong nước chủ yếu là tá dược vô cơ, tá dược thông thường giá trị thấp với sản lượng nhỏ. Các doanh nghiệp hóa dược chỉ sản xuất được một số hóa dược vô cơ và hữu cơ đơn giản như ête, clorofoc. Một mảng lớn của công nghiệp hóa dược là sản xuất các tá dược chắnh thì đến nay vẫn chưa được phát triển mặc dù chúng ta có nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào để sản xuất chúng.

Riêng về các hóa dược từ hợp chất tự nhiên và bán tổng hợp, một số đơn vị đã tham gia sản xuất được một số chủng loại chủ yếu là Artemisinin và dẫn xuất. Tuy nhiên việc sản xuất Artemisinin và dẫn xuất nói riêng, các hoạt chất hóa dược từ tự nhiên nói chung còn hạn chế và có nhiều bất cập do nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa Quy hoạch được vùng sản xuất nguyên liệu. Một số nguồn dược liệu tự nhiên quý bị khai thác một cách cạn kiệt, thiếu chiến lược bảo tồn và phát triển. Bảng dưới đây cho biết danh mục các nguyên liệu hoá dược sản xuất trong nước, phần lớn các nguyên liệu hoá dược là các hoá chất vô cơ cơ bản, trừ 02 loại kháng sinh.

Bảng 34. Danh mục các nguyên liệu hoá dược sản xuất trong nước TT Tên hóa dược TT Tên hóa dược

1. Canxi Clorit tiêm 2. Canxi cacbonat 3. Magie Sunfat tiêm 4. Bari sunfat 5. Magie Sunfat uống 6. Natri citrat

TT Tên hóa dược TT Tên hóa dược

9. Magie stearat 10. Magie lactat 11. Magie trisilicat 12. Vôi sô đa 13. Natri clorit tiêm 14. Terpin hydrat 15. Kali clorit uống 16. Cồn tuyệt đối

17. Kali clorit tiêm 18. Dietylphthalat (DEP)

19. Săt II Oxalat 20. Ampicillin

21. Canxi sunfat 22. Amoxicillin

Nguồn: Cục Quản lý Dược Ờ Bộ Y tế

Các loại dược liệu nêu trên chủ yếu được chiết suất tại một số cơ sở dược, gần đây một số Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng các cơ sở chiết suất tương đối lớn như Công ty Hoá phẩm Ờ Dược phẩm Việt Nam, Công ty DomescoẦ. Bảng dưới đây liệt kê các nguyên liệu, sản phẩm hoá dược chiết xuất từ dược liệu và bán tổng hợp.

Bảng 35. Danh mục các nguyên liệu, sản phẩm hóa dược chiết xuất từ

dược liệu và bán tổng hợp

TT Sản phẩm TT Sản phẩm

1. Ajmalicin 2. Phitin 3. Các loại tinh dầu: bạc hà, hồi, quế

campho, cineol, ... 4.

Hercogenin 5. Catharathin 6. Palmatin chlorid

7. Diosgenin 8. Artemisinin, DHA, Artesunat 9. Papain 10. Chitosan, kitin

11. Rutundin 12. Polyphenol 13. Solasodin 14. Berberin 15. Steviosit 16. Morphin 17. Vandolin 18. Rutin

19. Vinblastin 20. Cao opi 10 % M 21. Vincristin 22. Narcotin

Nguồn: Tổng Công ty Dược Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển nghành hóa chất và khả năng nâng cao năng lực cạnh trạnh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)