Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 38 - 127)

Luận án tập trung nghiên cứu tại địa điểm kinh doanh chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại thị trấn Phong Châu huyện Phù Ninh tỉnh Phú thọ. 2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.1.2.1 Thu thập tài liệu đã công bố

- Sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được qua sách báo, tạp chí,

niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực vay vốn, về sử dụng vốn, chất lượng vay vốn và các giải pháp nâng cao huy động vốn... đã được công bố và tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu đã công bố được thu thập tại các cơ quan lưu trữ của Tổng công ty, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, các công trình nghiên cứu đã công bố bằng phương pháp sao chép, truy cập Internet.

2.1.2.2 Thu thập số liệu mới

Số liệu mới phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập theo các phương pháp: Thu thập các thông tin, số liệu bằng phương pháp phỏng vấn. Tại các địa điểm chọn nghiên cứu sẽ phỏng vấn lãnh đạo Tổng công ty để biết được các hoạch định trong tương lai của Tổng công ty, phỏng vấn các nhân viên phòng Tài chính kế toán để được cung cấp và giải thích các vấn đề chưa rõ.

2.1.3. Tổng hợp tài liệu

- Đối với số liệu đã công bố, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Đối với số liệu mới, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so

sánh và rút ra những kết luận từ thực tiễn. 2.1.4. Phương pháp xử lý, phân tích

Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình phát triển, nhu cầu khả năng tiếp cận nguồn vốn, mức độ biến động cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu đã tính toán trong đề tài.

Để đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu về tương đối, số tuyệt đối, số bình quân.

- Phương pháp thống kê mô tả: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra,

kết quả điều tra sẽ được đánh giá, phân tích thực trạng các giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phân tích yêu cầu chất lượng huy động vốn

với Tổng công ty; phân tích thực trạng chất lượng huy động vốn với Tổng công ty với các giải pháp nâng cao chất lượng …và phân tích các giải pháp nâng khả năng huy động vốn.

- Phương pháp mô hình hóa: Trong quá trình phân tích, để mô tả các mối quan hệ tương quan giữa sự vật, hiện tượng…đề tài sử dụng phương pháp mô hình hóa để thể hiện khái quát một số nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp dự tính, dự báo: Ngoài việc sử dụng các phương pháp nêu

trên, để đề xuất những giải pháp cần thiết cho việc nâng cao khả năng huy động vốn đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp dự báo nhằm tăng tính tin cậy đối với những giải pháp được xây dựng từ kết quả nghiên cứu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 3.1.1. Lịch sử hình thành

Thực hiện Nghị quyết Trung ương III (khoá IX) và Nghị quyết Trung ương IX (khoá IX) về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, ngày 01/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 29/2005/QĐ-TTg về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã ban hành quyết định số 09/2005/QĐ-BCN ngày 04/03/2005 chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam từ mô hình một Tổng công ty 91 sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- công ty con. Mục đích chuyển đổi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế của mô hình Tổng công ty cũ trước đây, tách bạch rõ pháp nhân Tổng công ty với các pháp nhân mà Tổng công ty đầu tư vốn vào, phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm của Tổng công ty với các công ty con, tạo điều kiện để các tổng công ty quy mô lớn dần phát triển thành các tập đoàn kinh tế.

Công ty mẹ là Tổng công ty Giấy Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng của Tổng công ty, Công ty Giấy Bãi Bằng, Viện công nghệ giấy và xenluylo, Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Trường đào tạo nghề giấy. Công ty mẹ có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam paper corporation, tên viết tắt là VINAPACO, có trụ sở chính tại 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Số vốn điều lệ của TCT GVN xác định tại thời điểm 21/12/2004 là 1.045,865 tỷ đồng.

Do còn một số điểm chưa phù hợp trong cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ nên Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 64/2006/QĐ-TTg ngày 20/03/2006 quyết định tổ chức lại Công ty mẹ trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Tổng công ty và Công ty Giấy Bãi Bằng, với quyết định này Công ty mẹ đã trực tiếp thực hiện

chức năng sản xuất kinh doanh bên cạnh chức năng quản lý và đầu tư vốn nhà nước ở các công ty con, công ty liên kết. Do yêu cầu hội nhập và để phù hợp với Luật doanh nghiệp thì ngày 25/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 983/2010/QĐ-TTg chuyển Công ty mẹ Tổng công ty Giấy Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Và Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

3.1.2. Vị trí địa lý

Theo quyết định 983/QĐ/2010/TTg ngày 25/6/2010 và Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 thì:

- Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Giấy Việt Nam - Tên giao dịch: Tổng công ty Giấy Việt Nam - Tên gọi tắt: VINAPACO

-Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Peper Corporation - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên

- Địa chỉ trụ sở chính: 25A - Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Địa điểm kinh doanh chính: Phong Châu - Phù Ninh - Phú Thọ

3.1.3. Quy mô tổ chức của TCT GVN

Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty gồm: Hội đồng thành viên, kiểm soát nội bộ, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Căn cứ vào mô hình tổ chức thì quyền và trách nhiệm của các bộ phận đối với hoạt động huy động vốn của Công ty mẹ được xác định như sau:

 Hội đồng thành viên: là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại TCT GVN, có quyền quyết định các phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty mẹ, có thẩm quyền quyết định những hợp đồng vay vốn có giá trị ≤ 50% giá trị tổng tài sản của TCT GVN để giao cho Tổng giám đốc thực hiện.

 Kiểm soát nội bộ: được giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn chủ sở hữu tại các đơn vị trong TCT GVN có phù hợp với các quy định của pháp luật và báo cáo trực tiếp kết quả kiểm tra lên Hội đồng quản trị, đồng thời được tham gia thẩm định, đánh giá kế hoạch huy động vốn do Tổng giám đốc đệ trình lên Hội đồng thành viên.

 Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty mẹ, có quyền quyết định các dự án đầu tư, phương án huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài Công ty mẹ… theo sự phân cấp của Hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thành viên và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của Công ty mẹ, chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vốn huy động và các nguồn vốn khác của TCT GVN…

 Giúp việc cho Tổng giám đốc: có 5 Phó tổng giám đốc và các phòng ban chức năng, các P.TGĐ được phân công nhiệm vụ rất cụ thể, rõ ràng nhằm tạo sự chuyên nghiệp trong quản lý và điều hành công việc ở TCT GVN.

Liên quan đến hoạt động huy động vốn, chịu trách nhiệm trực tiếp là P.TGĐ Tài chính và Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tài chính kế toán là nơi tập hợp mọi thông tin tài chính của Tổng công ty, trên cơ sở các thông tin được cung cấp về các dự án đầu tư, về kế hoạch sử dụng vốn trong doanh nghiệp, bộ phận tài chính của Phòng Tài chính kế toán sẽ lập kế hoạch kinh doanh từng năm, trong đó có kế hoạch huy động vốn, trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Phòng Kinh doanh dự kiến nguồn thu, kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên, nhiên, vật liệu của Phòng Kinh doanh và Phòng

XNK&TBPT, kế hoạch đầu tư, xây dựng mới của Phòng Xây dựng cơ bản, kế

hoạch trồng và chăm sóc rừng nguyên liệu của Phòng Lâm sinh… để xác định nguồn vốn cần sử dụng, đây cũng chính là những phòng có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp thông tin hỗ trợ cho quá trình lập ngân sách vốn và kế hoạch huy động vốn của Phòng Tài chính kế toán. Việc cân đối thu-chi và tìm kiếm nguồn vốn bổ sung trong Tổng công ty hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Phòng Tài chính kế toán, Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp

lên Tổng giám đốc kế hoạch sử dụng vốn và huy động vốn của TCT GVN (xem

sơ đồ 3.1.).

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của Công ty mẹ - TCT GVN

Hội đồng thành viên

Ban kiểm soát

P.TGĐ Kinh doanh Tổng giám đốc Văn phòng Phòng Lâm sinh Phòng Kinh doanh Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Kế hoạch Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức lao động Phòng Kỹ thuật Phòng XNK và TBPT Nhà máy giấy Nhà máy hoá chất Nhà máy điện Xí nghiệp bảo dưỡng Xí nghiệp dịch vụ Xí nghiệp Vận tải Tổng kho

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc - 3 Chi nhánh

- 2 BQLDA - 5 Công ty

- 20 Công ty Lâm nghiệp P.TGĐ Sản xuất P.TGĐ Tài chính P.TGĐ Đầu tư P.TGĐ Lâm sinh

3.1.4. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

a) Ngành, nghề kinh doanh chính

- Sản xuất, kinh doanh nguyên liệu giấy, bột giấy, giấy, các sản phẩm từ giấy; khai thác, chế biến gỗ, các sản phẩm từ gỗ; kinh doanh các loại nông, lâm sản, gỗ (trừ các loại gỗ Nhà nước cấm) và các sản phẩm chế biến từ gỗ; sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu sản phẩm giấy, bột giấy, dăm mảnh, xenluylô, lâm sản, thiết bị vật tư, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm); sản xuất, kinh doanh văn phòng phẩm;

- Khai hoang, trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng; nghiên cứu khoa học, công nghệ; thực hiện các dịch vụ thông tin, đào tạo, tư vấn đầu tư, thiết kế công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong các lĩnh vực: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị phụ tùng, các sản phẩm giấy, xenluylô, nông, lâm nghiệp, sản xuất thử nghiệm, sản xuất lô nhỏ các mặt hàng từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu cây nguyên liệu và các vấn đề lâm sinh xã hội và môi trường có liên quan đến ngành công nghiệp giấy; dịch vụ khoa học công nghệ; vật tư kỹ thuật và phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống; dịch vụ vận tải hàng hóa, lâm sản và bốc xếp hàng hóa vật tư;

b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính

Kinh doanh sắt thép đặc chủng sử dụng cho ngành giấy; sửa chữa các thiết bị, nhà xưởng sản xuất giấy; sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị phụ trợ, kết cấu kim loại ngành công nghiệp (cơ, điện và đo lường điều khiển); sản xuất và kinh doanh điện, nước, hơi nước; thiết kế, thi công, xây lắp phục vụ lâm nghiệp; đào tạo cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật nghề công nghệ giấy và cơ điện.

c) Ngành, nghề kinh doanh khác

Kinh doanh dịch vụ khách sạn, văn phòng, nhà xưởng, nhà ở, kho bãi, logistics, đăng cai các hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí, dịch vụ lữ hành quốc tế và các dịch vụ kèm theo; thiết kế, thi công, xây lắp các công trình

thủy lợi nhỏ, xây dựng dân dụng và công nghiệp; đại lý giới thiệu và mua bán các sản phẩm vật liệu xây dựng. Kinh doanh phụ tùng xe máy, sửa chữa xe máy chuyên dụng, vật tư, xăng dầu, khí đốt.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TCT GVN

3.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của TCT GVN giai đoạn 2007-2010

Có thể nói việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ mô hình của một Tổng công ty 91 sang mô hình Công ty mẹ-Công ty con trong tình hình hầu hết các đơn vị thành viên đều đang gặp khó khăn, nhiều nơi làm ăn thua lỗ, cũng trong thời kỳ này hàng loạt các công trình đầu tư mới đưa vào khai thác đang ở trong thời kỳ đầu thua lỗ, các đơn vị thành viên tiến hành cổ phần hoá khi tình hình tài chính vẫn còn hết sức tồi tệ đã đẩy Công ty mẹ đối mặt với những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Tuy nhiên, với sự nhất trí, đoàn kết và kiên quyết trong chỉ đạo của Hội đồng quản trị Tổng công ty nhiều vấn đề được triển khai đạt kết quả: từ vấn đề mô hình tổ chức, nhân sự đến các giải pháp tháo gỡ tài chính…

Tổng công ty Giấy Việt Nam đã từng bước giải quyết các khó khăn cả ở Công ty mẹ và các đơn vị thành viên, chuyển từ kinh doanh thua lỗ sang có lợi nhuận, mở ra một thời kỳ kinh doanh mới của TCT GVN, tự tin phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008-2010 đã chứng minh cho những cố gắng vượt bậc của Công ty mẹ - TCT GVN trên con đường khẳng định vai trò và vị trí chủ đạo cuả mình đối với sự phát triển của TCT GVN nói riêng và của ngành giấy Việt Nam nói chung.

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

TT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

1 Giá trị sản xuất CN tỷ đồng 1.400 1.470 1.560

2 Doanh thu // 1.704 1.925 2.171

3 Lợi nhuận trước thuế // 58 79 114

4 Lợi nhuận sau thuế // 51 62 95

Năm 2008 là thời điểm mà nhà máy sản xuất chính của TCT GVN đã đạt được mức công suất tối đa theo thiết kế là 100.000 tấn giấy in và giấy viết các loại, trong năm 2009 Tổng công ty đầu tư nâng cấp công suất của nhà máy lên 125.000 tấn giấy/năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước tăng mạnh. Theo tính toán thì hiện nay sản lượng giấy của các thành viên trong Tổng công ty Giấy Việt Nam chiếm khoảng 27,9% sản lượng toàn ngành (trong đó riêng sản lượng của Công ty mẹ chiếm 41,5% sản lượng của toàn Tổng công ty và 11,6% sản lượng toàn ngành), sản lượng bột chiếm khoảng 43%, đáp ứng được 27% nhu cầu tiêu dùng giấy trong nước và bước đầu Công ty mẹ cùng với các thành viên trong TCT GVN đã có hàng xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản với các sản phẩm giấy in, giấy viết, vở tập, văn phòng phẩm,….

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 38 - 127)