Hoàn thiện bộ máy tài chính của Công ty mẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 115 - 127)

Để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của mô hình Công ty mẹ-công ty con, TCT GVN cần xác lập bộ máy tài chính có quy mô và chức năng tương xứng với mô hình mới và sự phát triển của Tổng công ty, công ty nên tách bạch rõ chức năng tài chính và chức năng kế toán của Phòng Tài chính kế toán hiện nay và thành lập Phòng Tài chính độc lập so với mô hình Phòng Tài chính kế toán đang thực hiện. Phòng Tài chính mới cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

 Là công cụ chủ lực trong huy động vốn và làm đầu mối trong thu xếp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư trong TCT GVN.

 Thực hiện việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả. Đóng vai trò là trung tâm điều hoà vốn trong TCT GVN, xây dựng kế hoạch lưu chuyển tiền của Tổng công ty và trong từng công ty con, đảm bảo sự cân đối cung - cầu vốn trong Tổng công ty.

 Tham mưu, cố vấn cho Ban giám đốc về các hình thức huy động vốn khi Tổng công Ty cổ phần hoá, bán bớt cổ phần tại các công ty con, xây dựng được danh mục đầu tư và các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả…

 Phối hợp hoạt động với các bộ phận nghiệp vụ khác trong Tổng công ty nhằm xác định chính xác nhu cầu sử dụng vốn trong doanh nghiệp tại những thời điểm, giai đoạn khác nhau để từ đó xác định quy mô vốn cần huy động, nguồn vốn dự kiến khai thác và các hình thức huy động vốn có thể sử dụng.

 Tiết kiệm và hiệu quả từ huy động vốn đến sử dụng vốn là yêu cầu quan trọng nhất mà bộ máy tài chính phải thực hiện được vì đây chính là thước đo hiệu quả của các hình thức huy động vốn được thực hiện cũng như là căn cứ đánh giá hoạt động của bộ máy tài chính đối với việc quản lý và điều hành các nguồn tài chính trong Tổng công ty.

4.2.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Mục tiêu của hoạt động huy động vốn là có đủ vốn đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng để vốn huy động được vận động và sinh lợi cho doanh nghiệp thì lại phụ thuộc và công tác quản lý và sử dụng vốn trong Tổng công ty, do vậy nhiệm vụ đặt ra đối với Công ty mẹ là phải tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư, đây là giải pháp rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tái tạo vốn của doanh nghiệp, do vậy những việc cần làm ngay là thực hiện nghiêm túc các chính sách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Các biện pháp cụ thể được áp dụng là:

 Phòng Kỹ thuật và Phòng Tài chính kế toán phải phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng các định mức chi phí làm căn cứ để quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

 Các Phòng Kinh doanh, Kế hoạch, Xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng, Xây dựng cơ bản cần cung cấp đầy đủ, kịp thời cho phòng Tài chính kế toán thông tin, số liệu dự báo về doanh số bán hàng, kế hoạch dự trữ hàng tồn kho, kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, kế hoạch đầu tư… để phòng Tài chính kế toán có căn cứ lên kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ và điều phối vốn hợp lý theo đúng nhu cầu sử dụng, tránh rơi vào tình trạng thừa, thiếu vốn cục bộ nhằm đảm bảo sử dụng vốn một cách tiết kiệm nhất.

 Đẩy mạnh công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm đồng thời với công tác thu hồi nợ. Trên thực tế lượng vốn bị chiếm dụng của công ty khá lớn, các khoản phải thu của công ty thường chiếm khoảng 38%-46% tổng vốn lưu động, do vậy trước mắt công ty cần thiết lập một tổ chuyên thu hồi nợ, tổ này có nhiệm vụ hàng ngày tiến hành phân tích, đánh giá tình trạng các khoản nợ của công ty cung cấp cho khách hàng, đưa ra những cảnh báo kịp thời, đôn đốc công tác thu hồi công nợ, tránh để tình trạng nợ đọng dây dưa, đồng thời công ty cũng cần có biện pháp chọn lọc khách hàng, tiến hành phân loại, đánh giá, xếp hạng các khách hàng theo tình hình tài chính, mức độ uy tín và mối quan hệ truyền thống để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc mất vốn không mong muốn

 Tổng công ty phải đảm bảo rằng đội ngũ quản lý là một tập thể hoàn toàn thích hợp trong việc quản lý vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất vì năng lực điều hành là một yếu tố then chốt mà các nhà đầu tư quan tâm xem xét trước khi ra quyết định tài trợ hay quyết định đầu tư vốn cho doanh nghiệp, vì vậy công ty cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, tài chính cho các nhà quản lý doanh nghiệp nhằm kịp thời bổ sung những kiến thức mới cũng như cập nhật thường xuyên những thay đổi của luật pháp kinh doanh, chính sách kinh tế.... ở cả phạm vi trong nước và quốc tế, đảm bảo cho các nhà quản lý của doanh nghiệp có đủ trình độ để thực hiện việc huy động vốn trên phạm vi quốc tế, tiếp nhận và áp dụng các phương pháp quản lý vốn tiên tiến, hiện đại, đưa TCT GVN hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu.

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 4.3.1. Về phía doanh nghiệp

Đối với vấn đề tăng cường huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu, công ty nên nghiên cứu và tìm hiểu kỹ các hình thức huy động VCSH đã được áp dụng thành công tại một số tổng công ty nhà nước hiện nay làm tài liệu tham khảo, đối với vấn đề cổ phần hoá Tổng công ty thì việc chủ động thực hiện kiểm toán độc lập, tiến tới kiểm toán quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty khi tiến hành định giá doanh nghiệp.

Để tăng cường vay nợ, trước hết công ty phải xử lý dứt điểm các khoản nợ có vấn đề, trích lập dự phòng đầy đủ nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty. Tích cực mở rộng quan hệ, các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh với các tổ chức ngân hàng, tài chính.... để vừa có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn có quy mô lớn, dồi dào, vừa tận dụng được những kinh nghiệm quản lý, điều hành chuyên nghiệp trong lĩnh vực huy động vốn và sử dụng vốn….

TCT GVN cần xây dựng các kế hoạch kinh doanh 5 năm, 10 năm để vừa xác định đường lối phát triển của doanh nghiệp, vừa dự báo được nhu cầu vốn trong dài hạn, từ đó xây dựng các kế hoạch huy động vốn cùng với các giải pháp tăng cường huy động vốn phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, yêu cầu đối với các kế hoạch kinh doanh là phải rõ ràng và phải chứng minh được hiệu quả của đồng vốn đầu tư, có như vậy công ty mới có thể thu hút các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, các cổ đông tương lai.... chấp nhận bỏ vốn đầu tư vào công ty.

4.3.2 Về phía Nhà nƣớc

4.3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho mô hình Công ty mẹ - công ty con ở

Việt Nam

Vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X

về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010. Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm 100% vốn sang hình thức công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối và cũng là thời hạn để các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp thống nhất.

Tuy nhiên để các công ty thành viên của Tổng công ty sau chuyển đổi thật sự gắn kết nhuần nhuyễn với Tổng công ty về đầu tư, tài chính, nhân sự thương hiệu thì Nhà nước cần phải tiếp tục ban hành các chính sách hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Công ty mẹ-công ty con để mối quan hệ mẹ-con trở nên thực chất theo đúng những mục tiêu mà Chính phủ kỳ vọng vào mô hình này, tránh để xảy ra tình trạng “bình mới rượu cũ”. Bên cạnh đó, để các Tổng công ty giữ vai trò làm Tổng công ty trong tổ hợp Tổng công ty thực sự thì ngoài các cơ sở kinh tế, Tổng công ty phải có đầy đủ các cơ sở pháp lý làm căn cứ điều hành các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của toàn bộ tổ hợp một cách nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, đảm bảo hoạt động của Tổng công ty với các công ty con không bị chồng chéo, giẫm chân lên nhau mà phải hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển.

4.3.2.2 Đối với vấn đề cổ phần hoá Công ty mẹ

Về việc quy định tỷ lệ vốn nắm giữ của Nhà nước là bao nhiêu thì hợp lý, theo quy chế hiện nay thì tỷ lệ 51% vẫn được coi là điều kiện tiên quyết để Nhà nước duy trì quyền chi phối doanh nghiệp của mình, tuy nhiên chỉ nên quyết định tỷ lệ (%) phần vốn nhà nước giữ lại tại Công ty mẹ và tại một số doanh nghiệp thành viên có vai trò là nòng cốt trong tổng công ty. Tuy nhiên do suất đầu tư của ngành giấy là rất lớn, nếu bắt buộc phải duy trì tỷ lệ trên thì các dự án đầu tư của TCT GVN có thể không thực hiện được do không huy động được đủ vốn. Vì vậy kiến nghị với Nhà nước trong quá trình thực hiện cổ phần hoá TCT GVN thì không quy định tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại các

công ty con của TCT GVN mà trao cho TCT GVN quyền tự quyết định tỷ lệ này nhằm tạo sự linh hoạt và chủ động trong việc huy động vốn, qua đó có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty mẹ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả TCT GVN nói chung. Nhà nước sẽ chỉ quy định tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty, tham gia vào điều hành hoạt động của TCT GVN với vai trò của một cổ đông lớn nhất, do đó kiến nghị Nhà nước khi cổ phần hoá Công ty mẹ nên xem xét lại sự cần thiết phải giữ tỷ lệ 51% để giữ quyền chi phối tại Công ty mẹ không khi chính sách của Nhà nước là xã hội hoá hoạt động đầu tư vào ngành giấy và trên thực tế thì nhu cầu vốn cho đầu tư vào ngành giấy là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng của Nhà nước là có giới hạn.

4.3.2.3. Phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ xã hội với hoạt động sản xuất

kinh doanh của các Tổng công ty nhà nƣớc

Năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, việc công ty này ra đời nhằm tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên có 19 tổng công ty, tập đoàn và công ty nhà nước đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý, trong đó có TCT GVN, đây là quyết định có tính cụ thể hoá đầu mối quản lý hơn là có ý nghĩa tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về tách bạch về quản lý của Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu vì để có được các quyết định do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ban hành, các bộ, các ngành vẫn là những địa chỉ tham gia vào quá trình ra quyết định, soạn thảo hay góp ý kiến vào các dự thảo quyết định để trình Thủ tướng ban hành, vì vậy vẫn chưa thể rút ngắn trình tự, thủ tục các khâu của quá trình quản lý đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn và cũng không tách bạch được chức năng quản lý nhà nước

Mặt khác, trong khu vực các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước cần giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối để làm công cụ điều kiết kinh tế vĩ

mô luôn tồn tại mâu thuẫn: Một mặt doanh nghiệp phải giữ vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, thực hiện các nhiệm vụ xã hội, mặt khác Nhà nước lại yêu cầu doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và buộc phải cạnh tranh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Chính vai trò và cơ chế trên đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trước các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Tổng công ty nhà nước cần thiết phải thay đổi cách thức giao nhiệm vụ cho các Tổng công ty nhà nước cũng như tách bạch được vai trò xã hội và nhiệm vụ kinh tế, xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính xác hiệu quả thực sự mà doanh nghiệp đã thực hiện để có sự xếp hạng doanh nghiệp chính xác.

Giải pháp đề xuất là khi Nhà nước giao nhiệm vụ cho các Tổng công ty thì phải có được các phân tích và dự báo chuẩn xác những tác động của nhiệm vụ đó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường, từ đó có căn cứ để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty trước và sau khi làm nghĩa vụ với Nhà nước. Nhà nước nên có cơ chế điều hành vấn đề này một cách công bằng với các Tổng công ty nhà nước sao cho việc ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội là ở những thời điểm nhất định nhưng trong dài hạn phải làm hài hoà lợi ích của các bên chính yếu có liên quan và có sự bù đắp cần thiết cho những đóng góp của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu được sử dụng là chính sách thuế và một số chính sách hỗ trợ khác như chính sách về vốn và lãi suất vốn đầu tư phát triển, hỗ trợ thông tin thương mại thông qua các diễn đàn đầu tư do nhà nước đứng ra tổ chức….

4.3.2.4. Chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển ngành công nghiệp giấy

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư tín dụng nhà nước, vốn ODA để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy, đồng thời bố trí vốn ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội… và đặc

biệt hỗ trợ vốn cho hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường của các dự án sản xuất giấy và bột giấy, bên cạnh các quy định về quản lý và xử phạt liên quan đến vấn đề môi trường thì sự ưu đãi, hỗ trợ về chính sách, về vốn đối với hoạt động đầu tư cho việc xử lý ô nhiễm môi trường của ngành giấy là rất quan trọng khi chi phí cho hoạt động này ước chiếm 15-20% tổng mức đầu tư của dự án.

Riêng đối với các dự án lớn đã được Chính phủ cho phép đầu tư thì Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính nhanh chóng hoàn thiện thủ tục bảo lãnh vay vốn nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn cho dự án, đảm bảo tiến độ thi công và thời gian đưa dự án vào sản xuất, tránh để dự án chậm trễ làm mất thời cơ kinh doanh và phá vỡ các mục tiêu để ra trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy đến 2020 của Việt Nam

4.3.2.5. Phát triển hoàn thiện thị trƣờng tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 115 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)