Vay vốn ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 109 - 112)

Với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ trong có ngành tài chính ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO bắt đầu đã có những tác động tích cực lên hoạt động tài chính ngân hàng trong nước, biểu hiện rõ nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước lớn được Chính phủ cho phép cổ phần hoá, số lượng ngân hàng mới được cấp phép thành lập tăng nhanh chóng, nhiều công cụ tài chính, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới được sử dụng phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài cũng đang có sự chuẩn bị, tính toán kỹ càng trước thiết lập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Vì thế các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ngân hàng đang có sự thay đổi lớn do sự cạnh tranh giữa các tổ chức ngân hàng, các định chế tài chính khác, tác động tích cực của sự cạnh tranh là nguồn vốn cung cấp từ nguồn này có quy mô ngày càng lớn và có sự đa dạng, linh hoạt trong các điều kiện tín dụng thực sự đã mang lại rất nhiều cơ hội vay vốn cho các doanh nghiệp.

Với nhu cầu vốn đầu tư rất lớn của TCT GVN thì khả năng cho vay hiện nay của một ngân hàng riêng lẻ bị giới hạn bởi tỷ lệ dư nợ của một khách hàng trên tổng dư nợ, nên đối với các dự án trọng điểm của TCT GVN đều phải thực hiện đồng tài trợ hay cho vay hợp vốn giữa nhiều ngân hàng. Là một trung gian tài chính trong nền kinh tế các ngân hàng giữ vai trò rất quan trọng trong việc tích tụ, tập trung vốn cho đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, trong chiến lược phát triển ngành giấy đến 2015 thì nguồn vốn vay ngân hàng được xác định là nguồn vốn vay chủ yếu. Giải pháp để đẩy mạnh huy động vốn từ nguồn này là công ty cần mạnh dạn xử lý các dự án hoạt động kém hiệu quả, bỏ qua các dự án có khả năng sinh lời thấp hay mức độ rủi ro lớn, lựa chọn thực hiện các dự án đem lại tỷ suất sinh lời cao, chắc chắn… để thu hút sự quan tâm của các ngân hàng vì mục tiêu của ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn là sau một thời hạn nhất định thu về đủ vốn gốc cộng với một phần lãi, vì vậy công ty cần chủ động nâng cao tính minh bạch về tài chính, hoàn thiện công tác lập hồ sơ vay vốn, danh sách tài sản đảm bảo tiền vay…

4.2.2.2. Các hình thức huy động nợ khác

Ngoài hai hình thức huy động nợ rất phổ biến đối với các doanh nghiệp ở trên thì TCT GVN cần tiếp tục khai thác các nguồn tài trợ đã có, trong đó tập trung vào hai nguồn vốn sau:

4.2.2.2.1. Tín dụng thương mại

Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình TCT GVN đã thiết lập cho mình hệ thống các nhà cung cấp ở cả trong và ngoài nước. Đây là các mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở lợi ích gắn bó trực tiếp giữa hai bên, vì vậy để duy trì và tăng cường huy động nguồn vốn này thì điều quan trọng nhất là công ty phải giữ chữ tín trong hoạt động thanh toán với các nhà cung cấp, ngoài ra là các nỗ lực vận động xây dựng quan hệ khách hàng thân thiết để tận dụng những ưu đãi về giá và thời hạn thanh toán mà các nhà cung cấp dành cho công ty. Tuy nhiên do chi phí sử dụng nguồn vốn này là chi phí ẩn

và được tính vào giá bán của sản phẩm nên công ty cần cân nhắc về chi phí thực tiết kiệm được giữa trả chậm và trả ngay khi đàm phán với đối tác, do có một phần lớn giá trị của nguồn vốn này có gốc ngoại tệ, vì vậy biến động của tỷ giá cũng cần phải được tính đến khi xác định hiệu quả huy động vốn của hình thức này, công ty nên lưu ý cân đối giữa nguồn thu ngoại tệ hiện nay của công ty chỉ có tiền USD với nguồn chi gồm nhiều loại ngoại tệ để thực hiện việc đàm phán về loại tiền thanh toán tập trung chủ yếu vào tiền USD để giảm tối thiểu sự biến động tỷ giá .

4.2.2.2.2. Vay cán bộ công nhân viên

Có thể thấy với những gì đã đạt được khi thực hiện hình thức này tại TCT GVN thì việc nuôi dưỡng và phát triển nguồn vốn này là một giải pháp quan trọng để công ty tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Ý kiến đề xuất với TCT GVN khi thực hiện hình thức này đó là để tăng quy mô huy động vốn từ CBCNV thì công ty nên xem xét lại hạn mức huy động vốn đặt ra cho mỗi người lao động, công ty nên thực hiện việc giới hạn đối với tổng quy mô của nguồn vốn huy động này chứ không nên giới hạn đối với từng khoản vốn nhỏ riêng lẻ.

Như vậy khi vay nợ vẫn được coi là hình thức tài trợ chính của TCT GVN thì vấn đề mà công ty cần quan tâm nhất khi quyết định huy động vốn từ nguồn vay nợ là chi phí sử dụng vốn và giới hạn nợ của doanh nghiệp, các giải pháp tăng cường vay nợ sẽ không mang lại hiệu quả nếu công ty phải trả chi phí ngày càng đắt cho một đồng vốn huy động được và tạo ra gánh nặng của nợ nần lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác giới hạn nợ là cảnh báo về sự an toàn của tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như nguy cơ vỡ nợ, phá sản có thể xảy ra khi công ty không thể hoàn thành nghĩa vụ với các chủ nợ, do những đặc điểm luân chuyển vốn và khả năng sinh lời của TCT GVN nên khuyến cáo công ty không nên mạo hiểm vay nợ vượt quá giới hạn an toàn cho phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)