Phân tích các hình thức huy động vốn tại TCT GVN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 63 - 127)

Chính sách huy động vốn của TCT GVN hiện nay chịu tác động của đặc điểm ngành nghế sản xuất giấy, do vậy trong cơ cấu tài trợ của TCT GVN thì vay nợ chiếm tỷ trọng lớn và trong cơ cấu nợ thì vay dài hạn lớn hơn vay ngắn hạn, do vậy nên có một phần lớn tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.

Theo quy chế tài chính của TCT GVN đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt thì Công ty mẹ được phép tự huy động vốn để kinh doanh dưới các hình thức sau:

o Phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu.

o Vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp. o Huy động vốn của người lao động trong Tổng công ty. o Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp

luật.

Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho chủ nợ theo cam kết và không được làm thay đổi hình thức sở hữu đối với Tổng công ty.

Lãi suất huy động vốn thực hiện theo lãi suất thị trường theo hợp đồng vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng. Trường hợp vay vốn trực tiếp của cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì lãi suất vay tối đa không vượt quá lãi suất cơ bản do ngân hàng thương mại công bố.

Thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn: Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc thấp hơn 50% giá trị tổng tài sản của Công mẹ và giao Tổng giám đốc thực hiện. Trường hợp vay vốn có giá trị

lớn hơn 50% tổng tài sản của Công ty mẹ thì Hội đồng thành viên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ngoài ra Tổng công ty cũng được quyền sử dụng phần vốn của Nhà nước thu về do chuyển đổi sở hữu, bán, thanh lý các tài sản của các đơn vị trực thuộc công ty con, công ty liên kết, và được xem xét đầu tư bổ sung vốn tương ứng với nhiệm vụ công ích được đặt hàng, giao kế hoạch của nhà nước.

Như vậy về cơ bản Chính phủ đã cho phép TCT GVN được thực hiện mọi hình thức huy động vốn theo quy định của pháp luật đối với một doanh nghiệp nhà nước, bài toán đặt ra đối với TCT GVN đó là phải lựa chọn được những hình thức huy động vốn thích hợp nhất với điều kiện thực tế của TCT GVN và chiến lược phát triển trong tương lai sao cho mỗi đồng vốn huy động được thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của TCT GVN.

3.3.2.1.1 Huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, hình thức huy động chủ yếu đang áp dụng hiện nay là sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư và xin cấp vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nhà nước giao cho TCT GVN thực hiện.

Đối với hình thức phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn thì Công ty mẹ mới chỉ thực hiện hình thức này tại các công ty liên kết đã được cổ phần và số vốn huy động được từ nguồn này chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của chính các công ty liên kết chứ chưa có sự hỗ trợ đáng kể nào cho các dự án của Công ty mẹ, ngoài ra Công ty mẹ còn thực hiện huy động vốn từ việc thực hiện bán bớt phần vốn nhà nước tại các công ty liên kết để bổ sung vốn đầu tư của Công ty mẹ. Như vậy tới thời điểm hiện tại Công ty mẹ chưa thực hiện cổ phần hoá nên việc áp dụng hình thức huy động vốn chủ sở hữu bằng phát hành thêm cổ phiếu mới chưa thực sự trở thành một hình thức huy động vốn hấp dẫn đối với công ty.

Bảng 3.10: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu

ĐVT: tỷ đồng,

Stt Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lượng trọng Tỷ Lượng trọng Tỷ Lượng Tỷ trọng

VCSH 1.263 1.337 1.538

1 VCSH tại Công ty mẹ 1.059 0,85 1134 0,82 1.226 0,78

Trong đó: LN chưa phân phối 51 0,04 62 0,04 95 0,06

2 Vốn CP tại các Cty con, liên kết 187 0,14 203 0,15 312 0,20

4 Các quỹ khác 17 0,01 50 0,03 27 0,02

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam Hình thức 1: Huy động vốn từ việc phân phối lợi nhuận sau thuế

Bảng 3.11: Trích lập và sử dụng lợi nhuận sau thuế

ĐVT: tỷ đồng,

Stt Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng

Tổng lợi nhuận sau thuế 50,2 62,4

1 Trích 10% Quỹ DPTC 5,0 0.10 6,2 0,01 2 Trích bổ sung tăng vốn NN 0,6 0,01 21,3 0,34 3 Trích Quỹ KT ban Điều hành 0,5 0,01 0,3 0,00 4 Trích Quỹ KT-PL 44,1 0,88 34,6 0,65

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận để lại là nguồn vốn tự bổ sung có được từ chính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, bằng những cố gắng vượt bậc trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần, lợi nhuận ròng thu được trong năm 2010 cao hơn năm 2009, là cơ sở quan trọng tạo nguồn để bổ sung cho nguồn vốn nội sinh của doanh nghiệp.

Quy mô của nguồn vốn này ở TCT GVN phụ thuộc vào tỷ lệ trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước, theo đó thì phần lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn nhà nước tại Tổng công ty sẽ được tái đầu tư bổ sung cho vốn nhà nước tại Tổng công ty, còn phần phân phối vào quỹ đầu tư phát triển của công ty được sử dụng để ghi tăng vốn điều lệ của Tổng công ty. Do hiện nay Tổng công ty là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước 100% vì vậy trong quá trình phân phối lợi nhuận sẽ không có phần trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông. Có thể thấy với lợi nhuận chiếm tỷ trọng chỉ chiếm 0,042010 và 0,062011 trong tổng nguồn vốn thì quy mô của nguồn vốn này là không lớn so với nhu cầu vốn của TCT GVN tuy vậy trong bối cảnh chưa thực hiện cổ phần hoá thì đây là nguồn bổ sung thực sự cần thiết cho vốn chủ sở hữu để vừa cải thiện cơ cấu vốn, vừa tạo được sự chủ động nhất định trong giải quyết các nhu cầu vốn của TCT GVN, mặt khác dễ thấy chi phí sử dụng nguồn vốn này là rẻ hơn so với các nguồn vốn huy động khác của TCT GVN vì công ty không phải trả lãi vay và tiết kiệm được khoản chi phí huy động vốn.

Hình thức 2: Vốn thu từ việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các công ty con

Bảng 3.12: Bảng tổng hợp quỹ cổ phần hoá

ĐVT: tỷ đồng

STT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Quỹ cổ phần hoá 32 224 264

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam

Năm 2010 Tổng công ty đã tiếp nhận thêm tỷ 192 tỷ đồng vốn cổ phần nhà nước tại các công ty con, sang năm 2011 quỹ cổ phần hoá của Tổng công ty đã thu được 40 tỷ đồng từ việc bán bớt cổ phần nhà nước tại các công ty con. Theo lộ trình thì TCT GVN sẽ tiếp tục thực hiện việc bán toàn bộ hoặc bán bớt cổ phần nhà nước tại các công ty con mà Tổng công ty không cần thiết giữ cổ phần chi phối như: Công ty cổ phần giấy Tân Mai, Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai, Công ty cổ phần May Diêm Sài Gòn, Công ty cổ phần Nhất Nam… Và thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn nhằm bổ

sung vốn cho hoạt động của công ty con đồng thời vẫn đảm bảo duy trì tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty này Công ty VPP Hồng Hà là 60%2010 và 51,09%2011. Như vậy về cơ bản tính đến cuối năm 2011 chỉ còn Công ty VPP Hồng Hà là TCT GVN vẫn giữ cổ phần chi phối và Công ty Giấy Việt Trì vẫn thuộc sở hữu nhà nước 100% còn toàn bộ các công ty con khác đã được chuyển dần thành các công ty liên doanh liên kết.

Hình thức 3: Vốn do ngân sách nhà nước cấp cho Tổng công ty hiện nay được

chia thành 3 loại:

 Thứ nhất là nguồn vốn Ngân sách cấp trực tiếp cho các đơn vị sự nghiệp của TCT GVN, gồm: Viện Công nghệ Giấy và Xenluylô, Trung tâm Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, Trường cao đẳng Nghề công nghệ Giấy và Cơ điện. Hàng năm 3 đơn vị này được cấp trực tiếp khoảng 3 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, số vốn từ ngân sách cấp chiếm khoảng 30% tổng chi phí hoạt động của các đơn vị này, 60% là phần Công ty mẹ bổ sung và 10% còn lại các đơn vị tự hạch toán thu - chi từ hoạt động của mình. Tuy nhiên theo kế hoạch thì số vốn trên sẽ bị giảm xuống và bị cắt hoàn toàn vào năm 2013, các đơn vị trên phải tự trang trải mọi chi phí hoạt động của mình, như vậy có thể thấy sự hỗ trợ trực tiếp cuối cùng của Nhà nước đối với Tổng công ty trong việc trang trải chi phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong TCT GVN sẽ chấm dứt sau khi Tổng công ty hoàn thành việc chuyển đổi hình thức hoạt động và hình thức sở hữu, và bài toán hiệu quả kinh tế đối với các đơn vị sự nghiệp của TCT GVN sẽ buộc TCT GVN phải sớm thay đổi chính sách cấp vốn cho các đơn vị này cùng các quyết định cơ cấu lại tổ chức của các đơn vị trên, tránh tình trạng bao cấp các đơn vị trên tạo thành gánh nặng cho TCT GVN.

 Thứ hai là nguồn vốn NSNN cấp trực tiếp cho TCT GVN để công ty thực hiện nghĩa vụ thanh toán công nợ tồn đọng cho những dự án đã đầu tư trước đây của TCT GVN nhưng dự án đã dừng hoạt động hoặc

đầu tư dở dang…, tiêu biểu là khoản vốn vay 54 tỷ đồng của dự án Nhà máy bột giấy Kon Tum, hiện đã chấm dứt hoạt động. Năm 2009 TCT GVN đã được Chính phủ chấp thuận sử dụng NSNN để thanh toán 33 tỷ đồng nợ đọng vay của Ngân hàng Phát triển và đã thực hiện giải ngân vốn trong năm 2010.

Đây thực sự là nguồn vốn rất quan trọng để TCT GVN giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong việc giải ngân các khoản vốn vay cho trồng rừng nguyên liệu đã bị ảnh hưởng bởi khoản nợ trên do Ngân hàng Phát triển Việt Nam hạn chế cung cấp tín dụng với các khoản vay của TCT GVN.

 Thứ ba là nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động trồng rừng nguyên liệu và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các dự án trọng điểm của TCT GVN thông qua nguồn vốn ngân sách cấp cho các tỉnh nơi thực hiện dự án của TCT GVN, hiện tại có các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hoá và Kon Tum đang thực hiện hình thức này, việc bóc tách nguồn vốn này là tương đối phức tạp, tuy nhiên đây vẫn là một nguồn vốn có vai trò hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT GVN.

Ý nghĩa của nguồn vốn từ NSNN không chỉ là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của TCT GVN mà phần nào vẫn thể hiện sự bảo hộ nhất định của Nhà nước đối TCT GVN nói riêng và với ngành giấy của Việt Nam nói chung.

Khó khăn của TCT GVN khi khai thác nguồn vốn này đó là thủ tục và thời hạn giải ngân còn gặp nhiều phiền hà, rắc rối, tốc độ giải ngân chậm….

3.3.2.1.2 Vốn vay

Hình thức 1: Vay ngân hàng

Về nguồn vốn đi vay

Có thể khẳng định với một cơ cấu vốn mà nợ vay của các tổ chức tín dụng luôn chiếm khoảng 80% tổng số nợ phải trả thì vay nợ chính là hình thức tài trợ chủ yếu hiện nay cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp, trong đó vay

các ngân hàng và tổ chức tín dụng được xác định là hình thức tài trợ chính. Với vai trò của một trung gian tài chính trong nền tài chính quốc gia, các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện việc tích tụ tập trung vốn trong toàn xã hội với quy mô lớn để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Chính nhờ sự chuyên nghiệp của mình, các ngân hàng có khả năng huy động vốn với khối lượng lớn hơn rất nhiều so với khả năng của các doanh nghiệp, vì thế cách nhanh nhất để tiếp cận được với số vốn cần có là tìm đến với các ngân hàng. TCT GVN là một tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước 100% nên theo truyền thống những Ngân hàng thương mại nhà nước vẫn đóng vai trò là những nhà tài trợ chính cho nhu cầu vốn của Tổng công ty trong nhiều năm qua.

Trong hoàn cảnh hiện tại, TCT GVN thực hiện việc vay vốn của các ngân hàng này hoàn toàn bình đẳng như mọi khách hàng khác, không còn vay và cho vay theo chỉ định của Nhà nước, việc vay vốn được xác định trên cơ sở so sánh lãi suất và điều kiện tín dụng cùng các dịch vụ hỗ trợ tài chính khác giữa các ngân hàng, các ngân hàng cho TCT GVN vay dựa trên sự thẩm định, xếp hạng, đánh giá của các ngân hàng về phương án kinh doanh, điều kiện vay vốn… của doanh nghiệp. Bên cạnh đó sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cùng với những chính sách cạnh tranh về lãi suất và dịch vụ ngân hàng với các ngân hàng thương mại quốc doanh đã giúp TCT GVN không chỉ có điều kiện đa dạng hoá các nhà tài trợ mà còn có thể cơ cấu lại nguồn vốn vay ngân hàng theo hướng giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một số nguồn tài trợ, tiết kiệm tối đa chi phí lãi vay phải trả, tận dụng tốt nhất những dịch vụ do ngân hàng cung cấp hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay TCT GVN có quan hệ tín dụng với hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước lớn, các ngân hàng thương mại nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần

Quân đội, Ngân hàng quốc tế VIB, Nordea Invesment Bank, AB Sek Bank, Nordic Developemen Fund…(xem bảng số 3.13).

Bảng 3.13 Bảng tổng hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Vốn vay tại các ngân hàng 1.283,56 1.161,14 1.207,44

1.1 Vay ngắn hạn 304,83 284,44 361,04 1.2 Vay Dài hạn 978,73 876,70 846,40 2 Tổng nợ phải trả 1.597,54 1.486,57 1450,41 3 Tổng Nguồn vốn 2.673,24 2.621,27 2.676,70 4 Tỷ trọng Vay NH/Tổng NPT 80% 78% 83% 5 Tỷ trọng Vay NH/Tổng NV 48% 44% 45%

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty mẹ thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng có quy mô và tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Năm 2010 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 78% của nguồn vay nợ và 44% trong tổng nguồn vốn - tương đương với 1.161,14 tỷ đồng. Năm 2011 tỷ trọng của nguồn này tăng lên chiếm 83% trong nợ và 45% trong tổng nguồn vốn với giá trị tương đương 1.207,44 tỷ đồng.

Cơ sở giải thích cho số liệu trên chủ yếu do việc đầu tư thực hiện Dự án Bãi Bằng giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư khoảng 90 triệu USD thì có tới 80% vốn đầu tư được vay qua các tổ chức ngân hàng (bao gồm cả các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài) tương đương 72 triệu USD (ước

khoảng 1.050 tỷ đồng), tỷ lệ này là hạn mức cho vay tối đa đối với một dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 63 - 127)