Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 87 - 127)

Để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiệp nhà nước một cách chính xác là không đơn giản, đặc biệt là đối với các doanh

nghiệp nhà nước có quy mô lớn, giữ vai trò chủ đạo của ngành, bởi ngoài nhiệm vụ kinh doanh các đơn vị này còn phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội do nhà nước giao, do vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đòi hỏi phải có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đưa ra những đánh giá chung nhất về hiệu quả sử dụng vốn của TCT GVN thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiêp.

Từ các chỉ tiêu trên có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đã thay đổi theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, tuy nhiên sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao, tốc độ quay vòng vốn tương đối chậm, khả năng sinh lời thấp, tình trạng này cho thấy những khó khăn không nhỏ của hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp đồng thời cũng ẩn chứa nhiều rủi ro đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai nếu công ty không tiếp tục duy trì được xu hướng tích cực trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Bảng 3.23: Tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa sử dụng vốn

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

1 Vòng quay vốn lưu động Lần 1,89 2,29

2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 1,43 1,64

3 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,55 0,59

4 Kỳ thu tiền bình quân 171 142

5 Hệ số sinh lợi tổng tài sản 0,027 0,043

Nguồn: Tổng công ty Giấy Việt Nam

Khi vòng quay vốn chậm, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty mẹ phải sử dụng một lượng vốn rất lớn, do khả năng tự tài trợ thấp nên công ty phải đi huy động thêm vốn từ bên ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là đi vay các ngân hàng.

Vòng quay vốn chậm cũng sẽ khiến cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên vì do thời gian thu hồi vốn kéo dài nên doanh nghiệp không chỉ phải vay nợ thêm nhiều mà trong cơ cấu tài trợ thì Công ty mẹ đã sử dụng các nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho phần lớn các tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là vốn vay dài hạn, đã làm cho tổng lãi vay phải trả là khá cao, hệ quả là làm cho phần lợi nhuận của chủ sở hữu giảm điều này tất yếu dẫn tới khả năng tự tích luỹ vốn của chủ sở hữu vì thế cũng bị giảm theo.

Hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp thấp và rủi ro kinh doanh tăng khi hai khoản mục chính cấu thành vốn lưu động của công ty là các khoản phải thu và hàng tồn kho thường xuyên chiếm trên 88% tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Con số này cho biết vốn bị ứ đọng trong các khâu sản xuất kinh doanh và vốn bị chiếm dụng của Công ty mẹ là rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng trên được giải thích một phần do hoạt động kinh doanh của Tổng công ty mang tính chất mùa vụ, tuy nhiên chính tình trạng trên lại đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro bởi những nguy cơ như tài sản tồn kho của công ty bị sụt giảm giá trị hay nguy cơ bị mất vốn do khách hàng không có khả năng thanh toán, cùng với đó là sự gia tăng của các khoản chi phí liên quan đến hàng tồn kho và quản lý thu hồi công nợ…. chính điều này đã trực tiếp góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Mặt khác mặc dù Công ty mẹ kinh doanh có lãi, nhưng với tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh thực hiện trong hai năm 2010-2011 là rất thấp 2,7%2010 và 4,3%2011 so sánh với lãi suất tiền gửi ngân hàng trong 2 năm 2010-2011, thời hạn một năm ở mức phổ biến từ 8,5%-12% thì Công ty mẹ còn phải đối mặt với một vấn đề rất nan giải nữa, đó là hiệu quả sử dụng vốn thực sự của doanh nghiệp (so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế) và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp có thực sự còn ý nghĩa và sự hấp dẫn với các nhà đầu tư khi lạm phát của nền kinh tế có dấu hiệu ngày càng tăng cao.

Tuy đây không phải là những chỉ tiêu phản ánh đầy đủ hiệu quả hoạt động thực chất của doanh nghiệp nhưng nó là căn cứ quan trọng để doanh

nghiệp có được chiến lược đầu tư hợp lý hơn trong Công ty mẹ nói riêng và trong toàn TCT GVN nói chung, tránh để xảy ra tình trạng thực hiện các dự án đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sẽ làm suy giảm thêm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Từ những đánh giá về hoạt động huy động vốn của TCT GVN trong hai năm 2010-2011 có thể thấy về cơ bản hoạt động huy động vốn đã có vai trò tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ đáp ứng đủ vốn theo yêu cầu, cơ cấu vốn và chi phí vốn có biến động hợp lý với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, kết quả kinh doanh khả quan, tình hình tài chính nói chung được cải thiện theo hướng lành mạnh hơn.

MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Với số vốn của Tổng công ty như ở phần phân tích trên cho ta thấy khả năng huy động vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam là tương đối tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện nay với số vốn huy động được của Tổng công ty Giấy Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh thường xuyên của Tổng công ty. Nhưng để tồn tại và phát triển đòi hỏi việc mở rộng về quy mô và nâng cao năng lực sản xuất phải liên tục và kịp thời thì mới cạnh tranh được trên thì trường. Điều đó đồng nghĩa với việc Tổng công ty phải có đủ nguồn vốn để đáp ứng được nhu cầu đầu tư đó.

Yêu cầu về cơ cấu nguồn vốn với tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu làm vốn đối ứng để có được các khhoản vốn vay cam kết đó đã đặt ra những thách thức to lớn cho Tổng công ty trong việc thu xếp được đủ tỷ lệ trên (riêng đối với dự án trồng rừng thì vốn đối ứng là 10%). Nguồn vốn mà Công ty mẹ kỳ vọng nhất hiện nay là nguồn vốn huy động từ việc cổ phần hoá Công ty mẹ - TCT GVN vào năm 2014.

Ngoài ra với tỷ lệ 80% số vốn đầu tư (khoảng trên 5.500 tỷ đồng) còn lại được xác định lấy từ nguồn vay nợ trong điều kiện khoảng 60% số vốn

đang sử dụng hiện tại của công ty cũng lấy từ vay nợ, mà chủ yếu là vay từ nguồn tín dụng ngân hàng, tiếp đó là tín dụng thương mại, cho thấy để có đủ số vốn trên thì Tổng công ty cần phải tích cực khai thác thêm từ các nguồn tài trợ khác như vay người lao động trong công ty, vay các doanh nghiệp nhà nước lớn khác, vay của các cá nhân và tổ chức khác bên ngoài doanh nghiệp… Như vậy có thể thấy trong giai đoạn từ 2012-2014 nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của TCT GVN là rất lớn, tuy nhiên khả năng tự tài trợ của công ty còn thấp, do vậy công ty phải dựa chủ yếu vào nguồn vay nợ, trên cơ sở nhu cầu vốn, dự báo những khó khăn và thuận lợi mà công ty gặp phải trong hoạt động huy động vốn, bảng cân đối vốn giai đoạn 2012-2014 được xây dựng như sau:

Bảng 3.24 Bảng tổng hợp cân đối nguồn vốn cho các dự ántrong thời gian tới của TCT GVN

ĐVT: tỷ đồng.

STT DIỄN GIẢI Quỹ

KHCB Quỹ PTSX Quỹ CPH Tổng I Số dƣ cuối ngày 31/12/2011 308 33 209 550 II Trích KH từ năm 2012 đến 2014 533 533 - Năm 2012 121 121 - Năm 2013 198 198 - Năm 2014 214 214

III Chi cho công tác đầu tƣ từ

nƣam 2012 đến năm 2014 419 182 601

1 Trả nợ gốc giai đoạn 1 171 171

2 Chi đầu tư thường xuyên tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty mẹ 248 228

3 Góp vốn 182 182

- Dự án Nhà máy Bột giấy PN 50 50

- Dự án Nhà máy Giấy Thanh

Hoá 132 132

IV Vốn còn lại cho các dự án 422 33 27 482

V Dự kiến nguồn vốn đầu tƣ các

dự án 422 33 832 1.287

1 Dự án đầu tư 02 máy xeo 79 79

2 Máy cắt tờ A4 và đóng gói tự

động 14 14

3 Dự án giấy Tissue Bãi Bằng 62 62

4 dự án Bãi Bằng GĐ 2 67 33 832 932

5 Dự án trồng rừng 200 200

IV Nguồn vốn còn thiếu 0 0 805 805

Nguồn Phòng tài chính kế toán Tổng công ty Giấy Việt Nam

Dựa vào bảng cân đối vốn có thể thấy tổng số vốn còn thiếu mà TCT GVN chưa tự bố trí được trong giai đoạn từ 2012-2014 là 805 tỷ đồng cho vốn vay đầu tư dài hạn. Để có thể bù đắp đủ cho số vốn còn thiếu trên thì

Tổng công ty cần xây dựng một chiến lược huy động vốn hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu trước mắt là có đủ vốn cho hoạt động và mục tiêu lâu dài là duy trì, giữ vững sự phát triển ổn định, liên tục của công ty trong bối cảnh tình hình của nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ sự cân đối các nguồn vốn cho các dự án của TCT GVN đến năm 2014 thì khối lượng vốn thiếu do công ty chưa tìm được nguồn tài trợ là rất lớn. Vì vậy để tìm giải pháp huy động được số vốn thiếu này đang là ưu tiên hàng đầu trong công tác huy động vốn của Tổng công ty hiện nay.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

4.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2020

4.1.1. Định hƣớng phát triển ngành giấy đến năm 2013 và tầm nhìn đến năm 2020

Mục tiêu đặt ra trong quy hoạch phát triển ngành giấy đến năm 2020 là ngành công nghiệp giấy đạt sản lượng 1,8 triệu tấn bột giấy/năm và 3,6 triệu tấn giấy/năm, đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước, vốn đầu tư cho ngành giấy giai đoạn 2006-2020 được xác định là khoảng 95.569 tỷ đồng. Định hướng phát triển trong một số lĩnh vực cơ bản của ngành giấy ở Việt Nam được xác định theo hướng sau:

Định hướng phát triển vùng nguyên liệu: ngành giấy sẽ xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, có quy mô đủ lớn nhằm giải quyết nguyên liệu cho sản xuất giấy và tạo điều kiện cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất bột có quy mô lớn, có 6 vùng nguyên liệu được xác định gồm: Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Tây Nguyên, trong giai đoạn từ 2006-2020 ngành giấy sẽ tập trung sản xuất bột giấy nhằm khắc phục sự mất cân đối giữa sản xuất bột giấy và sản xuất giấy.

Về định hướng quy mô nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, có 2 loại quy mô nhà máy gồm:

Quy mô vừa và nhỏ là các nhà máy có sản lượng từ 20.000 tấn giấy/năm - > 50.000 tấn giấy/năm với điều kiện các nhà máy này phải đầu tư đồng bộ các hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Đối với nhà máy có quy mô lớn thì định hướng công suất từ 100.000 tấn giấy/năm - > 150.000 tấn giấy/năm, riêng các nhà máy sản xuất bột thì quy mô tối thiểu phải từ 200.000 tấn bột/năm - > 250.000 tấn bột/năm, đây là điều kiện quan trọng để ngành giấy tập trung đầu tư vào các nhà máy có công

nghệ tiên tiến, quy trình khép kín, thiết bị hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và gắn với phát triển vùng nguyên liệu.

Về định hướng đầu tư thì ngành giấy đã xác định vấn đề cơ bản trong quyết định đầu tư vào ngành giấy ở Việt Nam đó là phải xây dựng vùng nguyên liệu trước, sau khi vùng nguyên liệu đã sẵn sàng sẽ tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy nhằm đảm bảo một sự phát triển bền vững, do vậy trong trình tự ưu tiên vốn đầu tư thì giải quyết vốn cho đầu tư vùng nguyên liệu trước sau đó mới là vốn cho xây dựng nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về định hướng huy động vốn đầu tư thì ngành giấy xác định để có đủ vốn thực hiện quy hoạch cần thiết phải tiến hành sắp xếp lại và chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp hiện có để huy động vốn từ mọi nguồn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy. Nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ cho đầu tư bao gồm: vốn ngân sách, vốn vay tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, ngoài ra còn các nguồn vốn khác như vốn ODA, vay thương mại trong và ngoài nước, vốn FDI...

Bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách cho nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường cho các dự án sản xuất bột giấy.

Với vị trí là doanh nghiệp chủ đạo trong ngành công nghiệp giấy TCT VN có trách nhiệm phát triển đầu tư các dự án sản xuất bột giấy và giấy có quy mô lớn. Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2010-2015 TCT GVN đã đặt ra mục tiêu phát triển TCT GVN trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, để thực hiện mục tiêu trên, bám sát với quy hoạch phát triển của ngành giấy, TCT GVN đã xác định phương hướng phát triển trong những năm tới của doanh nghiệp là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy định hướng hoạt động của TCT GVN trong những năm tới là:

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu chính trong quy hoạch phát triển ngành giấy đến năm 2020

Hạng mục Năm 2010 Năm 2020

I. Công suất thiết kế:

1. Bột giấy toàn ngành (tấn/năm) 1.062.000 2.012.000

Trong đó: Tổng công ty Giấy Việt Nam 435.500 785.500

2. Giấy toàn ngành (tấn/năm) 1.796.000 4.176.000

Trong đó: Tổng công ty Giấy Việt Nam 385.500 985.500

II. Diện tích trồng rừng (ha) 470.000 907.000

Trong đó: Tổng công ty Giấy Việt Nam 171.124 408.000

III. Sản lƣợng sản xuất: (tấn)

1. Sản lượng giấy toàn ngành: 1.380.000 3.600.000

Trong đó: Tổng công ty Giấy Việt Nam 358.000 950.000

Mặt hàng: - Giấy in, viết - Giấy in báo - Giấy bao bì CN

Tr. đó: Giấy Bao bì cao cấp

- Giấy khác Tr. đó: Giấy Tráng phấn 340.000 80.000 650.000 100.000 310.000 50.000 900.000 200.000 1.600.000 500.000 900.000 250.000

2. Sản lượng Bột giấy toàn ngành: 600.000 1.800.000

Trong đó: Tổng công ty Giấy Việt Nam 393.000 750.000

Chủng loại bột:

- Bột hoá (từ tre, nứa, gỗ) - Bột CTMP - Bột bán hoá - Bột từ các nguyên liệu khác 360.000 100.000 100.000 40.000 1.300.000 100.000 100.000 300.000

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giấy trong nước và gia tăng khả năng cạnh tranh, các đơn vị trong TCT GVN cần tập trung đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy hiện có, cải thiện chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm cung cấp ra thị trường.

Để đảm bảo chiếm lĩnh thị phần trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, TCT GVN một mặt vẫn phải tiếp tục duy trì sự phân chia thị phần sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 87 - 127)