Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay đang huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi cách thức huy động vốn đem lại cho Tổng công ty một nguồn vốn có tính chất khác nhau, với chi phí khác nhau. Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của Tổng công ty ta cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể. Mỗi chỉ tiêu nêu lên một mặt của hoạt động huy động vốn của Tổng công ty. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá:
1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn
Vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty nên có thể sử dụng lâu dài, nó là nguồn hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho Tổng công ty và đặc biệt là được dùng làm tài sản đảm bảo khả năng thanh toán và huy động các nguồn vốn khác qua các tổ chức tính dụng.
Nợ phải trả cũng chiếm phần lớn trong nguồn vốn của Tổng công ty, nó là nguồn vốn để bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng một phần trong quá trình đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Cho nên hầu hết các khoản nợ của Tổng công ty đều liên quan đến chi phí huy động vốn.
Chi phí huy động vốn của Tổng công ty là chi phí phải trả cho nguồn vốn huy động được. Trong tổng số chi phí vốn huy động thì chi phí trả lãi là chủ yếu. Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí chênh lệch tỷ giá đối với tiền vay có gốc là ngoại tệ.
Chi phí phải trả chủ yếu là chi phí trả lãi vốn vay mà Tổng công ty trả cho các tổ chức tín dụng theo lãi suất của các tổ chức tín dụng, hoặc theo lãi suất thoả thuận nhưng không trái với các quy định của Nhà nước. Chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ hạn vay, loại tiền vay, mục tiêu vay của của Tổng công ty,... Vì vậy chỉ tiêu chi phí huy động vốn/ tổng vốn huy động được chia nhỏ ra làm hai chỉ tiêu khác. Đó là:
Như vậy chỉ tiêu Chi phí trả lãi trên tổng vốn huy động cho thấy để huy
động được một đồng vốn thì Tổng công ty cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất của tổ chức tín dụng hoặc là để đánh giá xem một đồng vốn huy động được Tổng công ty cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí.
Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và có lợi nhuận hoặc là vốn huy động đầu tư cho các dự án phải mang lại hiệu quả cho Tổng công ty. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để giảm chi phí huy động vốn thì cần phải giảm lãi suất vốn vay và sử dụng vốn huy động một cách tối ưu nhất. Việc đưa ra mức vốn cần huy động để cho hợp phù hợp với Tổng công ty là rất quan trọng vì nó sẽ đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững. Đồng thời giảm các chi phí phải trả cũng sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động huy động vốn của Tổng công ty có hiệu quả hơn.
1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển KD của DN
Một cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi tức, khi quyết định sử dụng nợ cũng có nghĩa công ty phải chấp nhận những rủi ro tài chính và sự tác động của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tác động của đòn bẩy tài chính được coi là tích cực nếu mức sinh lời của tài sản lớn hơn chi phí nợ và ngược lại nó sẽ càng khuyếch đại sự thiệt hại của vốn chủ sở hữu.
Hiện nay chi phí tài chính của Tổng công ty chủ yếu phát sinh là khoản trả lãi cho việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và vay từ nguồn tiết kiệm của
CBCNV trong Tổng công ty. Vì vậy, để có được đánh giá toàn diện về vai trò của vay nợ đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tác động của việc thay đổi hệ số nợ trong cơ cấu nguồn vốn lên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều phương pháp phân tích đánh giá, trong đó đòn bẩy tài chính được sử dụng là một công cụ để thực hiện yêu cầu trên.
Xem xét ảnh hưởng của nợ đến tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu của công ty ta có thể sử dụng công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính sau:
DLF = EBIT
EBIT-I
Trong đó: EBIT là LN trước thuế và lãi vay. I là Lãi vay.
(Nguồn: Quản trị Tài chính doanh nghiệp: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Bài tập. Đáp án , NXB Tài chính, tr.264).
Thông qua chỉ tiêu DLF qua các năm và so sánh với nhau thì nó có thể cho ta thấy việc sử dụng nhiều nợ hơn hay ít nợ hơn sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào. Ngoài ra đòn bẩy tài chính cũng sẽ giúp ta đánh giá được lợi ích của các khoản nợ mang lại.
1.4.3. Hệ số đo lƣờng khả năng trả lãi vay (TIE)
Để làm rõ hơn mức độ tác động của đòn bẩy tài chính hay để đo lường mức độ an toàn của công ty khi sử dụng nợ, ta phân tích thêm hệ số đo lường khả năng trả lãi vay (TIE= LNTT/LV), thông qua chỉ tiêu này cũng có thể cho ta thấy doanh nghiệp có khả năng đảm bảo hoàn toàn cho việc thanh toán các khoản lãi phát sinh do vay nợ. Sự ổn định tài chính của doanh nghiệp là cần thiết và nó đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất có thể để tạo điều kiện tích luỹ cho doanh nghiệp cả về vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu tại địa điểm kinh doanh chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam tại thị trấn Phong Châu huyện Phù Ninh tỉnh Phú thọ. 2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.1.2.1 Thu thập tài liệu đã công bố
- Sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được qua sách báo, tạp chí,
niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực vay vốn, về sử dụng vốn, chất lượng vay vốn và các giải pháp nâng cao huy động vốn... đã được công bố và tìm hiểu trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu đã công bố được thu thập tại các cơ quan lưu trữ của Tổng công ty, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, các công trình nghiên cứu đã công bố bằng phương pháp sao chép, truy cập Internet.
2.1.2.2 Thu thập số liệu mới
Số liệu mới phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập theo các phương pháp: Thu thập các thông tin, số liệu bằng phương pháp phỏng vấn. Tại các địa điểm chọn nghiên cứu sẽ phỏng vấn lãnh đạo Tổng công ty để biết được các hoạch định trong tương lai của Tổng công ty, phỏng vấn các nhân viên phòng Tài chính kế toán để được cung cấp và giải thích các vấn đề chưa rõ.
2.1.3. Tổng hợp tài liệu
- Đối với số liệu đã công bố, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Đối với số liệu mới, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so
sánh và rút ra những kết luận từ thực tiễn. 2.1.4. Phương pháp xử lý, phân tích
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình phát triển, nhu cầu khả năng tiếp cận nguồn vốn, mức độ biến động cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu đã tính toán trong đề tài.
Để đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu về tương đối, số tuyệt đối, số bình quân.
- Phương pháp thống kê mô tả: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra,
kết quả điều tra sẽ được đánh giá, phân tích thực trạng các giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp thống kê so sánh: Phân tích yêu cầu chất lượng huy động vốn
với Tổng công ty; phân tích thực trạng chất lượng huy động vốn với Tổng công ty với các giải pháp nâng cao chất lượng …và phân tích các giải pháp nâng khả năng huy động vốn.
- Phương pháp mô hình hóa: Trong quá trình phân tích, để mô tả các mối quan hệ tương quan giữa sự vật, hiện tượng…đề tài sử dụng phương pháp mô hình hóa để thể hiện khái quát một số nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp dự tính, dự báo: Ngoài việc sử dụng các phương pháp nêu
trên, để đề xuất những giải pháp cần thiết cho việc nâng cao khả năng huy động vốn đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp dự báo nhằm tăng tính tin cậy đối với những giải pháp được xây dựng từ kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 3.1.1. Lịch sử hình thành
Thực hiện Nghị quyết Trung ương III (khoá IX) và Nghị quyết Trung ương IX (khoá IX) về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, ngày 01/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 29/2005/QĐ-TTg về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã ban hành quyết định số 09/2005/QĐ-BCN ngày 04/03/2005 chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam từ mô hình một Tổng công ty 91 sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- công ty con. Mục đích chuyển đổi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con là nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế của mô hình Tổng công ty cũ trước đây, tách bạch rõ pháp nhân Tổng công ty với các pháp nhân mà Tổng công ty đầu tư vốn vào, phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm của Tổng công ty với các công ty con, tạo điều kiện để các tổng công ty quy mô lớn dần phát triển thành các tập đoàn kinh tế.
Công ty mẹ là Tổng công ty Giấy Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng của Tổng công ty, Công ty Giấy Bãi Bằng, Viện công nghệ giấy và xenluylo, Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Trường đào tạo nghề giấy. Công ty mẹ có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam paper corporation, tên viết tắt là VINAPACO, có trụ sở chính tại 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Số vốn điều lệ của TCT GVN xác định tại thời điểm 21/12/2004 là 1.045,865 tỷ đồng.
Do còn một số điểm chưa phù hợp trong cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ nên Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 64/2006/QĐ-TTg ngày 20/03/2006 quyết định tổ chức lại Công ty mẹ trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Tổng công ty và Công ty Giấy Bãi Bằng, với quyết định này Công ty mẹ đã trực tiếp thực hiện
chức năng sản xuất kinh doanh bên cạnh chức năng quản lý và đầu tư vốn nhà nước ở các công ty con, công ty liên kết. Do yêu cầu hội nhập và để phù hợp với Luật doanh nghiệp thì ngày 25/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 983/2010/QĐ-TTg chuyển Công ty mẹ Tổng công ty Giấy Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Và Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
3.1.2. Vị trí địa lý
Theo quyết định 983/QĐ/2010/TTg ngày 25/6/2010 và Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 thì:
- Tên gọi đầy đủ: Tổng công ty Giấy Việt Nam - Tên giao dịch: Tổng công ty Giấy Việt Nam - Tên gọi tắt: VINAPACO
-Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Peper Corporation - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên
- Địa chỉ trụ sở chính: 25A - Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Địa điểm kinh doanh chính: Phong Châu - Phù Ninh - Phú Thọ
3.1.3. Quy mô tổ chức của TCT GVN
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty gồm: Hội đồng thành viên, kiểm soát nội bộ, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Căn cứ vào mô hình tổ chức thì quyền và trách nhiệm của các bộ phận đối với hoạt động huy động vốn của Công ty mẹ được xác định như sau:
Hội đồng thành viên: là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại TCT GVN, có quyền quyết định các phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty mẹ, có thẩm quyền quyết định những hợp đồng vay vốn có giá trị ≤ 50% giá trị tổng tài sản của TCT GVN để giao cho Tổng giám đốc thực hiện.
Kiểm soát nội bộ: được giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn chủ sở hữu tại các đơn vị trong TCT GVN có phù hợp với các quy định của pháp luật và báo cáo trực tiếp kết quả kiểm tra lên Hội đồng quản trị, đồng thời được tham gia thẩm định, đánh giá kế hoạch huy động vốn do Tổng giám đốc đệ trình lên Hội đồng thành viên.
Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty mẹ, có quyền quyết định các dự án đầu tư, phương án huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài Công ty mẹ… theo sự phân cấp của Hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thành viên và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của Công ty mẹ, chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vốn huy động và các nguồn vốn khác của TCT GVN…
Giúp việc cho Tổng giám đốc: có 5 Phó tổng giám đốc và các phòng ban chức năng, các P.TGĐ được phân công nhiệm vụ rất cụ thể, rõ ràng nhằm tạo sự chuyên nghiệp trong quản lý và điều hành công việc ở TCT GVN.
Liên quan đến hoạt động huy động vốn, chịu trách nhiệm trực tiếp là P.TGĐ Tài chính và Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tài chính kế toán là nơi tập hợp mọi thông tin tài chính của Tổng công ty, trên cơ sở các thông tin được cung cấp về các dự án đầu tư, về kế hoạch sử dụng vốn trong doanh nghiệp, bộ phận tài chính của Phòng Tài chính kế toán sẽ lập kế hoạch kinh doanh từng năm, trong đó có kế hoạch huy động vốn, trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Phòng Kinh doanh dự kiến nguồn thu, kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên, nhiên, vật liệu của Phòng Kinh doanh và Phòng
XNK&TBPT, kế hoạch đầu tư, xây dựng mới của Phòng Xây dựng cơ bản, kế
hoạch trồng và chăm sóc rừng nguyên liệu của Phòng Lâm sinh… để xác định nguồn vốn cần sử dụng, đây cũng chính là những phòng có liên quan trực tiếp