Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành sản xuất giấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 47 - 127)

Ngành sản xuất giấy được đánh giá là ngành có tỷ suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, nguyên liệu đầu vào có chu kỳ sinh trưởng dài, mặt khác

quá trình sản xuất giấy có tác động trực tiếp đến môi trường, đây là vấn đề rất nhạy cảm hiện nay, do vậy trong nhiều năm qua hầu như không có nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào ngành sản xuất giấy ở Việt Nam trong khi đó nhiều dự án đầu tư ở trong nước cũng bị trì hoãn hoặc huỷ bỏ do thiếu vốn. Với những điều kiện bất lợi như trên, khi quyết định thực hiện một dự án đầu tư sản xuất giấy doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn mà trở ngại đầu tiên cần phải giải quyết chính là bài toán về vốn, có ba khoản mục cơ bản mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình lập ngân sách vốn của dự án, đó là vốn cho tạo lập, phát triển vùng nguyên liệu, vốn cho mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng và vốn đầu tư cho xử lý môi trường. Do vậy để có được vốn đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ phải có một chiến lược huy động vốn hiệu quả mà đồng thời cũng phải xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, có như vậy doanh nghiệp mới khai thác được tối đa giá trị của mỗi đồng vốn huy động được và thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thành công.

Xây dựng vùng nguyên liệu được coi là vấn đề có tính sống còn của ngành sản xuất giấy bởi đây là loại nguyên liệu không thể thay thế, phụ thuộc lớn vào các điều kiện tự nhiên. Nếu xem xét trên quan điểm tài chính thì các khoản đầu tư này không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp, không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì vậy làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, tuy nhiên trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với xã hội, với môi trường xung quanh thì các khoản đầu tư này lại mang một hiệu quả rất lớn về xã hội, môi trường và đây cũng đang là một xu thế phát triển tất yếu của tương lai khi các tiêu chuẩn về môi trường đang được đề cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống hiện đại. Việc giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường thực sự là vấn đề rất nan giải trong quá trình quản lý vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (Theo số liệu thống kê thì các chi phí đầu tư cho việc xử lý môi trường của ngành giấy thường chiếm từ 15%-20% tổng mức đầu tư thực sự là một thách thức khó khăn đối với tất cả các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả sử dụng vốn đầu tư).

Tuy nhiên nếu xem xét các vấn đề trên quan điểm dài hạn thì chính các khoản đầu tư vào vùng nguyên liệu và xử lý môi trường sẽ là yếu tố cơ bản đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lại.

Chính vì những khó khăn nêu trên nên Nhà nước đã phải có sự bảo hộ rất lớn cho ngành giấy trong một thời gian dài nhằm đảm bảo cho ngành công nghiệp giấy trong nước có thể phát triển và đứng vững khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Hiện tại khi những ưu đãi của Nhà nước cho ngành giấy không còn nhiều nhưng với đặc thù của ngành sản xuất giấy có liên quan rất nhiều đến vấn đề xã hội – chương trình xoá đói giảm nghèo cho những người dân ở các vùng nông thôn, miền núi… và đặc biệt là vấn đề môi trường - vấn đề đang có được sự quan tâm của toàn thế giới nên vẫn rất cần thiết có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nguyên liệu của TCT GVN cũng như các hoạt động đầu tư xử lý chất thải công nghiệp, cải thiện môi trường sản xuất, môi trường lao động và môi trường sống của những khu vực chịu tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Lãi xuất vay vốn các Ngân hàng Thương mại tương đối cao dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Cây nguyên liệu giấy có thời gian sinh trưởng dài, thông thường một

chu kỳ sinh trưởng của cây là 7 năm, điều này đồng nghĩa với vốn cho trồng rừng có thời gian thu hồi rất chậm và đòi hỏi phải sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư, chính điều này làm cho gánh nặng của việc huy động vốn cho trồng rừng là rất nặng nề với các doanh nghiệp ngành giấy khi đầu tư vùng nguyên liệu vì đây là khâu phải thực hiện trước khi đầu tư vào nhà máy.

- Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất giấy làm phát sinh những tác động

tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, từ khai thác cây nguyên liệu đến quá trình chế biến các sản phẩm giấy…. do vậy các máy móc, thiết bị của ngành giấy thường có giá thành rất cao do các nhà sản xuất phải đầu tư thêm vào các

công nghệ xử lý môi trường cũng như doanh nghiệp phải liên tục có các khoản đầu tư bổ sung cho hoạt động xử lý môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy.

- Sự cạnh tranh quyết liệt từ giấy nhập khẩu đòi hỏi Tổng công ty phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý, đầu tư công nghệ cao để cạnh tranh với các đối giấy nhập ngoại

3.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TCT GVN 3.3.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

3.3.1.1. Kết quả hoạt động huy động vốn

Bảng 3.2: Bảng tổng lƣợng vốn huy động và chi phí huy động vốn qua các năm của Tổng công ty

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lƣợng (tỷ đồng) Chi phí Vay (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Lƣợng (tỷ đồng) Chi phí Vay (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Lƣợng (tỷ đồng) Chi phí Vay (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Vốn chủ sở hữu 36,10 2,21 222,50 13,02 516,34 43 2,87 -517,44 Nguồn PPLN 1,10 0,07 27,5 1,61 2.400 0 -100 Vốn Cổ phần hoá 32 1,96 192 11,23 500 40 2,68 -79,6 Nguồn NSNN 3 0,18 3 0,18 0 3 0,20 0 Vốn vay 1458,79 97,79 1.290,13 75,49 75,49 1364,71 91,38 5,78 Vay Ngân hàng 1.283,56 69 78,57 1.161,14 49,8 67,94 -9,54 1.207,44 52,5 80,85 3,99 Tín dụng thương mại 128,09 7,84 91,46 5,35 -28,60 88,18 5,90 -3,59 Vay và Nợ CBCNV 47,14 4,9 2,88 37,53 4,1 2,20 -11,56 69,09 8,2 4,62 84,09 Vay khác 138,75 8,50 196,46 11,49 -6,95 85,7 5,74 -56,38 Tổng cộng 1.633,64 73,9 100 1709,09 53,9 100 4,62 1.493,41 63,5 100 -12,62

3.3.1.1.1 Kết quả hoạt động huy động vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu huy động được của Tổng công ty có sự tăng trưởng chưa thực sự ổn định qua các năm. Năm 2009, tổng nguồn vốn này chỉ huy động được 36,1 tỷ, tuy nhiên đến năm 2010 nguồn vốn này đạt 222,5 tỷ đồng tăng 516,34%, nhưng đến năm 2011 thì lại chỉ huy động được 43 tỷ đồng giảm đến 5,17 lần.

Nguyên nhân chính của sự gia tăng không đều này là do chủ trương của Nhà nước về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, vì vậy những năm qua để các đơn vị thành viên của Tổng công ty hoạt động có hiệu quả Tổng công ty đã cổ phần hoá các đơn vị này. Việc cổ phần hoá các đơn vị này đã làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty mẹ và nguồn vốn này tăng trưởng không đều là do nguyên nhân đó. Sự gia tăng về nguồn vốn này là rất quan trọng và hiệu quả (chi phí huy động vốn bằng không), nó bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty và góp phần vào quá trình đầu tư cho kế hoạch dài hạn của Tổng công ty.

3.3.1.1.2. Kết quả huy động nguồn vốn vay

Nhìn chung việc huy động nguồn vốn này của Tổng công ty là tương đối ổn định về mặt lượng, nó không có sự giao động lớn (khoảng từ 1.100 tỷ đến 1.200 tỷ/năm). Điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là tương đối ổn định.

Sự ổn định của nguồn vốn này là đặc biệt quan trọng vì nó chiếm tới khoảng 80% nhu cầu về vốn cho Tổng công ty, từ nguồn vốn này nó đảm bảo cho tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được ổn định. Nhờ có nguồn vốn này mà khi khủng khoảng tài chính vào năm 2011, Tổng công ty hầu như không bị ảnh hưởng gì mà nó còn có lợi cho Tổng công ty (lợi nhuận gia tăng ở mức cao). Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh sản xuất thì đây là điều rất tốt, nhưng nếu đứng trên góc độ tổng thể thì nó phản ánh tình hình đầu tư

mở rộng sản xuất của Tổng công ty là tương đối kém vì hầu như không có sự đầu tư mở rộng nào đáng kể trong giai đoạn 2008 - 2010.

3.3.1.1.3. Kết quả huy động vốn từ các nguồn khác

Nhìn chung Tổng công ty đã rất thành công trong việc huy động các nguồn vốn này vì nó luôn chiếm khoảng 10% số vốn mà Tổng công ty huy động được. Tuy nhiên đây là nguồn vốn không ổn định và Tổng công ty không chủ động được nguồn vốn này nên việc đánh giá về nguồn vốn này là rất khó.

3.3.1.2. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp

3.3.1.2.1. Mức độ đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên luôn >0 trong những năm gần đây cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng một phần vốn dài hạn để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên >0 hay các khoản phải thu và tồn kho > nợ ngắn hạn chứng tỏ các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, với cơ cấu tài trợ như vậy đã tạo ra sự vững chắc trong khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, tình hình tài chính như vậy là tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần cân nhắc giữa sự đảm bảo, sự an toàn chắc chắn cho các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn vì vốn vay dài hạn thường cao hơn chi phí vay ngắn hạn, để khắc phục tình trạng trên thì doanh nghiệp nên có các biện pháp kiểm soát và thu hồi công nợ để giảm bớt các khoản phải thu, tập trung đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm để giải phóng hàng tồn kho, tránh để vốn bị tồn đọng quá nhiều trong khâu sản xuất và lưu thông khi vẫn phải đi vay nợ và trả lãi vay để tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn trong công ty. Mặt khác duy trì quá nhiều tài sản bằng tiền không phải là lựa chọn phù hợp bởi khả năng sinh lời thấp, do đó TCT GVN cần tính toán lại nhu cầu sử dụng tiền trong doanh nghiệp để có mức dự trữ hợp lý hơn nhằm giảm bớt lượng

tiền cất giữ và tăng được lượng vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng số 3.3: Tổng hợp nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên của DN: STT Năm Nhu cầu vốn

LĐTX (Tỷ đồng) Vốn LĐTX (Tỷ đồng) Vốn LĐTX so Nhu cầu (%) 1 2009 809 627 77,50 2 2010 871 914 104,94 3 2011 924 767 83,00

Nguồn Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam

Sơ đồ 3.2: Tổng hợp nhu cầu VLĐ thƣờng xuyên trong năm 2009-2011

809 871 924 627 914 767 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2009 2010 2011 tỷ đồng Nhu cầu VLĐ tx VLĐ tx

Từ những kết quả phân tích trên ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các nguồn vốn và sử dụng vốn của TCT GVN trong năm 2009-2011 như sau:

Dựa vào nhu cầu sử dụng tài sản và đặc trưng của ngành sản xuất giấy, Công ty mẹ đã luôn duy trì một mô hình tài trợ thiên về sử dụng các nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn vay nợ là nguồn tài trợ chính cho nhu cầu vốn của công ty.

Bảng số 3.4: Bảng cân đối kế toán từ năm 2009 đến năm 2011

ĐVT: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2011 Năm 2012

I Tổng tài sản 2.673 2.621 2.676 1 Tài sản ngắn hạn 1.470 1.547 1.660 2 Tài sản dài hạn 1.203 1.074 1.016 II Tổng nguồn vốn 2.673 2.621 2.676 1 Nợ NH 616 606 601 2 Nợ DH 981 880 849 3 Vốn CSH 1.076 1.135 1.226

Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng công ty Giấy Việt Nam

Sơ đồ 3.3. Mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong TCT GVN:

1470 1547 1660 1203 1074 1016 616 606 601 981 880 1076 1135 1226 849 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2009 2010 2011 TSNH TSDH Nợ NH Nợ DH VCSH T ỷ đ ồn g

Bảng 3.5: Phân tích vai trò của các nguồn vốn đến kết qủa hoạt động kinh doanh của TCT GVN.

STT Chỉ tiêu

2009 2010 Tăng, giảm

Lượng

(tỷ đồng) trọng % Tỷ

Lượng

(tỷ đồng) trọng % Tỷ (tỷ đồng) Lượng Tỷ lệ tăng giảm %

1 Nợ 1.486 56,69 1.450 54,18 - 36 - 2 - Nợ ngắn hạn 606 23,12 601 22,46 - 5 - 1 - Nợ dài hạn 880 33,58 849 31,72 - 31 - 4 2 Vốn CSH 1.135 43,31 1.226 45,82 91 8 Tổng (1+2) 2.621 2.676 55 2 3 Doanh thu 1.925 2171 246 13 4 I – Lãi vay 54 64 10 19 5 LN trước thuế 79 114 35 44 6 Lợinhuận ròng 62 95 33 53 7 EBIT 133 178 45 34 8 ROA 0,02 0,04 0,01 50 9 ROE 0,05 0,08 0,02 42

Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng công ty Giấy Việt Nam Ghi chú: I là lãi vay , EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay , ROE là … ROA là…..,

Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, lợi nhuận ròng tăng 53% trong khi doanh thu chỉ tăng 13% đã cho thấy không chỉ Tổng công ty đã khai thác hiệu quả các tài sản trong doanh nghiệp mà các khoản chi phí của doanh nghiệp trong năm 2011 đã được kiểm soát tốt hơn rất nhiều so với năm 2010.

Đóng góp vào những thành công trên có thể thấy nguồn vốn từ vay nợ vẫn giữ vai trò quan trọng dù quy mô và tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn vốn đã sụt xuống kéo theo chi phí lãi vay phải trả giảm theo (theo tỷ lệ) và đây cũng là một yếu tố làm giảm chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên để có được 1 đồng vốn kinh doanh thì trong năm 2010 công ty vẫn phải sử dụng 0,5 đồng vốn từ nguồn vay nợ cho thấy đây vẫn là nguồn vốn quan trọng và thực sự là nguồn tài trợ không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của TCT GVN.

Nguồn vốn chủ sở hữu đã có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm, điều này đồng nghĩa với khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đã được nâng cao rất nhiều hay với 1đồng vốn đưa vào sử dụng thì TCT GVN đã tự chủ được 0,4 đồng ở năm 2011 thay vì 0,2 đồng ở năm 2010, đây cũng là một điều kiện quan trọng làm cơ sở đảm bảo để công ty tăng cường khả năng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn tới.

Đánh giá tác động của sự thay đổi cơ cấu các nguồn vốn đến tình hình tài chính nói riêng và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ nói chung có thể thấy xu hướng thay đổi đó là phù hợp với tình hình thực tế của Công ty mẹ và có tác động tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của TCT GVN.

3.3.1.2.2 Huy động vốn đáp ứng cho hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 47 - 127)