Về phía nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 118 - 127)

4.3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho mô hình Công ty mẹ - công ty con ở

Việt Nam

Vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X

về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010. Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm 100% vốn sang hình thức công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối và cũng là thời hạn để các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp thống nhất.

Tuy nhiên để các công ty thành viên của Tổng công ty sau chuyển đổi thật sự gắn kết nhuần nhuyễn với Tổng công ty về đầu tư, tài chính, nhân sự thương hiệu thì Nhà nước cần phải tiếp tục ban hành các chính sách hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Công ty mẹ-công ty con để mối quan hệ mẹ-con trở nên thực chất theo đúng những mục tiêu mà Chính phủ kỳ vọng vào mô hình này, tránh để xảy ra tình trạng “bình mới rượu cũ”. Bên cạnh đó, để các Tổng công ty giữ vai trò làm Tổng công ty trong tổ hợp Tổng công ty thực sự thì ngoài các cơ sở kinh tế, Tổng công ty phải có đầy đủ các cơ sở pháp lý làm căn cứ điều hành các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của toàn bộ tổ hợp một cách nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, đảm bảo hoạt động của Tổng công ty với các công ty con không bị chồng chéo, giẫm chân lên nhau mà phải hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển.

4.3.2.2 Đối với vấn đề cổ phần hoá Công ty mẹ

Về việc quy định tỷ lệ vốn nắm giữ của Nhà nước là bao nhiêu thì hợp lý, theo quy chế hiện nay thì tỷ lệ 51% vẫn được coi là điều kiện tiên quyết để Nhà nước duy trì quyền chi phối doanh nghiệp của mình, tuy nhiên chỉ nên quyết định tỷ lệ (%) phần vốn nhà nước giữ lại tại Công ty mẹ và tại một số doanh nghiệp thành viên có vai trò là nòng cốt trong tổng công ty. Tuy nhiên do suất đầu tư của ngành giấy là rất lớn, nếu bắt buộc phải duy trì tỷ lệ trên thì các dự án đầu tư của TCT GVN có thể không thực hiện được do không huy động được đủ vốn. Vì vậy kiến nghị với Nhà nước trong quá trình thực hiện cổ phần hoá TCT GVN thì không quy định tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại các

công ty con của TCT GVN mà trao cho TCT GVN quyền tự quyết định tỷ lệ này nhằm tạo sự linh hoạt và chủ động trong việc huy động vốn, qua đó có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty mẹ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả TCT GVN nói chung. Nhà nước sẽ chỉ quy định tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty, tham gia vào điều hành hoạt động của TCT GVN với vai trò của một cổ đông lớn nhất, do đó kiến nghị Nhà nước khi cổ phần hoá Công ty mẹ nên xem xét lại sự cần thiết phải giữ tỷ lệ 51% để giữ quyền chi phối tại Công ty mẹ không khi chính sách của Nhà nước là xã hội hoá hoạt động đầu tư vào ngành giấy và trên thực tế thì nhu cầu vốn cho đầu tư vào ngành giấy là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng của Nhà nước là có giới hạn.

4.3.2.3. Phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ xã hội với hoạt động sản xuất

kinh doanh của các Tổng công ty nhà nƣớc

Năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, việc công ty này ra đời nhằm tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên có 19 tổng công ty, tập đoàn và công ty nhà nước đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý, trong đó có TCT GVN, đây là quyết định có tính cụ thể hoá đầu mối quản lý hơn là có ý nghĩa tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về tách bạch về quản lý của Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu vì để có được các quyết định do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ban hành, các bộ, các ngành vẫn là những địa chỉ tham gia vào quá trình ra quyết định, soạn thảo hay góp ý kiến vào các dự thảo quyết định để trình Thủ tướng ban hành, vì vậy vẫn chưa thể rút ngắn trình tự, thủ tục các khâu của quá trình quản lý đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn và cũng không tách bạch được chức năng quản lý nhà nước

Mặt khác, trong khu vực các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước cần giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối để làm công cụ điều kiết kinh tế vĩ

mô luôn tồn tại mâu thuẫn: Một mặt doanh nghiệp phải giữ vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, thực hiện các nhiệm vụ xã hội, mặt khác Nhà nước lại yêu cầu doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và buộc phải cạnh tranh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Chính vai trò và cơ chế trên đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trước các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Tổng công ty nhà nước cần thiết phải thay đổi cách thức giao nhiệm vụ cho các Tổng công ty nhà nước cũng như tách bạch được vai trò xã hội và nhiệm vụ kinh tế, xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chính xác hiệu quả thực sự mà doanh nghiệp đã thực hiện để có sự xếp hạng doanh nghiệp chính xác.

Giải pháp đề xuất là khi Nhà nước giao nhiệm vụ cho các Tổng công ty thì phải có được các phân tích và dự báo chuẩn xác những tác động của nhiệm vụ đó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường, từ đó có căn cứ để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty trước và sau khi làm nghĩa vụ với Nhà nước. Nhà nước nên có cơ chế điều hành vấn đề này một cách công bằng với các Tổng công ty nhà nước sao cho việc ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội là ở những thời điểm nhất định nhưng trong dài hạn phải làm hài hoà lợi ích của các bên chính yếu có liên quan và có sự bù đắp cần thiết cho những đóng góp của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu được sử dụng là chính sách thuế và một số chính sách hỗ trợ khác như chính sách về vốn và lãi suất vốn đầu tư phát triển, hỗ trợ thông tin thương mại thông qua các diễn đàn đầu tư do nhà nước đứng ra tổ chức….

4.3.2.4. Chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển ngành công nghiệp giấy

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư tín dụng nhà nước, vốn ODA để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy, đồng thời bố trí vốn ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội… và đặc

biệt hỗ trợ vốn cho hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường của các dự án sản xuất giấy và bột giấy, bên cạnh các quy định về quản lý và xử phạt liên quan đến vấn đề môi trường thì sự ưu đãi, hỗ trợ về chính sách, về vốn đối với hoạt động đầu tư cho việc xử lý ô nhiễm môi trường của ngành giấy là rất quan trọng khi chi phí cho hoạt động này ước chiếm 15-20% tổng mức đầu tư của dự án.

Riêng đối với các dự án lớn đã được Chính phủ cho phép đầu tư thì Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính nhanh chóng hoàn thiện thủ tục bảo lãnh vay vốn nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn cho dự án, đảm bảo tiến độ thi công và thời gian đưa dự án vào sản xuất, tránh để dự án chậm trễ làm mất thời cơ kinh doanh và phá vỡ các mục tiêu để ra trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy đến 2020 của Việt Nam

4.3.2.5. Phát triển hoàn thiện thị trƣờng tài chính Việt Nam

Thị trường tài chính gồm hai thị trường là thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay về cơ bản đã có cấu trúc hoàn chỉnh: thị trường tiền tệ có thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường các hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước, thị trường vốn - thị trường chứng khoán, thị trường vay nợ dài hạn. Tuy nhiên thực trạng thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có sự phát triển đồng bộ về cơ cấu, chưa đồng đều về trình độ giữa các bộ phận cấu thành. Sự gắn kết giữa thị trường tài chính với các thị trường khác trong nền tài chính như thị trường bất động sản, thị trường các công cụ dẫn xuất tài chính (thị trường các công cụ phái sinh) còn lỏng lẻo, khuôn khổ pháp lý điều hành thị trường chưa đạt hiệu quả như mong đợi và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.

Giải pháp để hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam là xây dựng một mô hình phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong đó chú trọng đến sự vận động, luân chuyển các luồng vốn và đầu tư giữa các thị trường, lấy đó làm tiêu chí để phân cấp quản lý nhà nước đối với từng thị trường. Phát triển

đồng bộ các thị trường bộ phận nhưng không nên phân chia ra quá nhiều thị trường nhỏ để tránh bị chồng chéo trong quản lý, chú trọng phát triển thị trường thứ cấp nhằm tạo điều kiện để tập trung và phân bổ nguồn lực tài chính qua các thị trường này một cách hiệu quả, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các kênh huy động vốn của nền kinh tế thông qua thị trường tài chính, xác lập cơ chế phối hợp điều hành lãi suất giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Nhà nước hạn chế tối đa các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường, đẩy mạnh quản lý nhà nước thông qua các hoạt động thị trường…

KẾT LUẬN

Vốn là điều kiện tiên quyết cho đầu tư và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, là khởi đầu cho quá trình hiện thực hoá các ý tưởng, các mục tiêu, các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam - Công ty mẹ, vốn càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi TCT GVN đang trong quá trình hoàn thiện mô hình hoạt động Công ty mẹ - công ty con và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh. Nhiệm vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2007-2020 và trong những năm tiếp theo đó được xác định là rất nặng nề với những khó khăn đã được xác định, để thực hiện được thành công nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra cũng như tạo nền tảng thực tế cho chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp thì vấn đề quan trong là Tổng công ty phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp để tăng cường khả năng huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển.

Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn hoạt động huy động vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam, tác giả đã tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp và đề ra một số giải pháp để nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn cùng với các kiến nghị với bản thân Công ty mẹ và Nhà nước nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động tài chính nói chung và hoạt động huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn nói riêng trong Tổng công ty Giấy Việt Nam, qua đó đóng góp phần nào cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung. Những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu của luận văn là:

Trong nền kinh tế thị trường đang có sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con là một xu thế tất yếu và là cơ sở quan trọng tạo ra sự linh hoạt, thuận lợi khi chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế khi các điều kiện chín muồi.

Tích tụ, tập trung vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đầu tư sử dụng vốn đúng mục đích và có trọng điểm, liên tục cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Công ty mẹ nói riêng và sự phát triển của TCT GVN trong tình hình mới.

Các giải pháp để tăng cường khả năng huy động và sử dụng vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam bao gồm:

- Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính và bộ máy tài chính để công tác huy động và sử dụng vốn thực sự có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của mô hình hoạt động mới.

- Thực hiện cổ phần hoá Công ty mẹ theo đúng kế hoạch nhằm thu hút các nguồn lực có chất lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.

- Đa dạng hoá các nguồn huy động và hình thức huy động vốn để đảm bảo có đủ vốn cho nhu cầu sử dụng của Tổng công ty.

Trong quá trình thực hiện đề tài này trước tiên là sự giúp đỡ của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh và các phòng ban của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu và khả năng có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định nên Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các nhà nghiên cứu, thầy cô giáo và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, (10/2008), Hội thảo Doanh nghiệp nhỏ và vừa – vai trò, thách thức và triển vọng, Báo cáo hội

thảo, Hà Nội.

2. Bộ Công nghiệp (2007), “Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công

nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, số 07/2007/QĐ-BCN,

Hà Nội.

3. Chính phủ (2007), “Nghị định về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, Công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức Công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp”, số 109/2007/NĐ-CP, Hà Nội

4. Chính phủ (2007), “Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà

nước thành công ty cổ phần”, số 109/2007/NĐ-CP, Hà Nội.

5. Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam, (10/2008), Diễn đàn doanh nghiệp, ngân hàng, chứng khoán cùng tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ lạm phát, Báo cáo

hội thảo, Hà Nội.

6. Hiệp hội giấy (2006), “Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế lớn”, Tạp chí công nghiệp giấy, 167 (1), tr. 9-11.

7. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Kế Tuấn, (2008), Kinh tế Việt Nam năm 2007 – Năm đầu tiên gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Trần Đình Tuấn, Đinh Thị Khánh, Huy động các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện Phú Lương, Thái Nguyên, Tạp chí

Nông nghiệp và PTNT, số 3 + 4/2007.

9. Trần Tiến Cường (2007) “Cải cách doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn: Thực trạng, triển vọng và thách thức”, Tạp chí quản lý kinh tế, 12 (1), tr 49-57.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 118 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)