Các loại phong cách quản lý của hiệu trƣởng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 31 - 41)

- Quản lý trƣờng học

1.3.2. Các loại phong cách quản lý của hiệu trƣởng

Từ những cơ sở phân loại trên dẫn đến có nhiều cách phân loại phong cách quản lý khác nhau.

1.3.2.1. Cách thứ nhất

Phân loại phong cách của người quản lý căn cứ vào nhiệm vụ của người quản lý. Loại này dựa trên nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Với 2 tiêu chí trên người ta đưa ra 5 mức độ sau :

- Phong cách quản lý tích cực : Phong cách này được hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ trên.

- Phong cách quản lý trung bình : Phong cách này được hoàn thành bình thường cả hai nhiệm vụ trên.

- Phong cách quản tiêu cực : Phong cách này được thực hiện cả hai nhiệm vụ trên đều kém.

- Phong cách quản lý hoàn thành nhiệm vụ chính trị xã hội nhưng không chú ý tới đời sống cán bộ.

- Phong cách quản lý hoàn thành nhiệm vụ đời sống cán bộ một cách thuần tuý.

1.3.2.2. Cách thứ hai

Phân loại phong cách quản lý căn cứ vào phương pháp làm việc của người quản lý. Với cách phân loại này có ba phong cách quản lý sau :

- Phong cách độc đoán (quyền uy hay còn gọi là phong cách mệnh lệnh): Đặc điểm của phong cách này là sử dụng hoàn toàn quyền lực để điều hành bộ máy, không bao giờ quan tâm đến ý kiến của người khác. Cách làm việc thâu tóm mọi quyền lực trong tay, yêu cầu cấp dưới làm việc đúng ý mình và tự mình quyết định mọi việc quản lý, lãnh đạo đơn vị, không bàn bạc với ai. Khi giao việc cho người dưới quyền dùng mệnh lệnh và quy định rất rõ nội dung, phương thức làm việc. Cách làm việc này có nhược điểm cấp dưới mất tính chủ động sáng tạo, quá căng thẳng do quyết định quá chặt chẽ. Nhưng có ưu điểm là mệnh lệnh được thi hành nhanh chóng, không dây dưa, bộ máy có sức mạnh, nó phù hợp với dạng tập thể chưa ổn định và tập thể phức tạp.

- Phong cách dân chủ : Với phong cách này mọi công việc đều được đưa ra bàn bạc với cộng sự, với bộ máy người lãnh đạo và là người quyết định cuối cùng trên cơ sở bàn bạc của tập thể. Cách thực hiện ở đây là

nêu mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ tập thể phải làm, sau đó bàn bạc tranh thủ ý kiến và quyết định. Ưu điểm của phong cách này là cấp dưới được bàn bạc, phát huy tính độc lập chủ động sáng tạo của cấp dưới, tạo ra bầu không khí tâm lý dễ chịu, đỡ việc cho người lãnh đạo, phù hợp với tập thể phát triển cao, có trình độ giác ngộ. Nhược điểm của phong cách này : mất nhiều thời gian, phân phối quyền lực nếu không khéo sẽ thành nhiều cấp lãnh đạo.

- Phong cách tự do (còn gọi là phong cách buông lỏng) : Phong cách này người quản lý chỉ quản lý công việc không quản lý con người, giao việc cho cấp dưới và cấp dưới tự do lựa chọn phương pháp, cách thức làm việc. Ưu điểm của phong cách này cấp dưới hoàn toàn chủ động hoàn thành công việc tự do, thoải mái tận dụng thời gian, bớt sự kiểm tra của cấp trên, tạo ra cho cấp dưới lòng tự trọng cao và tính tổ chức trong lao động, không đòi hỏi phải tập trung. Nhược điểm của phong cách này rất dễ tuỳ tiện thời gian làm việc và sản phẩm nhiều tình huống không kịp xử lý, nhiều tập thể không áp dụng được.

1.3.2.3. Cách thứ ba

Phân loại phng cách quản lý căn cứ vào hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cũng như tâm lý. Theo cách phân loại này được chia thành 5 mức :

- Phong cách quản lý thờ ơ : Người lãnh đạo rất ít chăm lo đên cả việc mục đích, mục tiêu hiệu quả của bộ máy lẫn cả xây dựng bầu không khí tâm lý xã hội thuận lợi cho tập thể. Thực tế người lãnh đạo tách rời mọi công việc, chỉ dùng thời gian để chuyển tải thông tin từ người quản lý cấp trên đến người dưới quyền và ngược lại.

- Phong cách quản lý lý tưởng : Với phong cách này người lãnh đạo đồng thời hết sức mình chăm lo đến việc đạt kết quả sản xuất cao và chăm lo tạo bầu không khí tâm lý – xã hội thuận lợi trong tập thể. Phong cách này, thông thường cho phép giải quyết thành công mọi khả năng sáng tạo của các thành viên tập thể.

- Phong cách quản lý độc đoán : người lãnh đạo có phong cách này chỉ quan tâm đến công việc, đến thực hiện nhiệm vụ, phủ nhận nhân tố con người, cá tính của nhân viên, ý kiến của tập thể. Nhiều khi người lãnh đạo kiểu này tự biến mình thành cai và hoạt động theo nguyên tắc “nhanh lên – nhanh lên”, nguyên tắc này sau một thời gian sẽ không đem lại kết quả.

- Phong cách quản lý tự do : Với phong cách này người lãnh đạo ít chăm lo đến bàn việc. Nếu không nói là không chăm lo hoàn toàn. Mọi chú ý của lãnh đạo đều hướng vào duy trì bảo vệ quan hệ tốt đẹp, thoải mái với những người dưới quyền. Tạo ra một không khí tâm lý xã hội, trong đó mọi người đều yêu mến và hoà thuận. Và chính sự thoải mái tâm lý này làm cho tập thể mất sức chiến đấu và nhiệm vụ làm việc bị đẩy xuống hàng thứ yếu, kết cục là việc định hướng vào nhãn quan như trường hợp này sẽ gây khó khăn cho việc đạt kết quả nhiệm vụ và dẫn tới phá vỡ từ bên trong không khí tâm lý – xã hội êm ấm đã hình thành , Điều này sẽ làm tổn hại đến uy tín người lãnh đạo.

- Phong cách quản lý trung bình : Là phong cách người lãnh đạo cùng quan tâm một cách hạn chế như nhau để đạt kết quả cao trong làm việc đến yêu cầu, nhu cầu nhân cách của công nhân viên. Người lãnh đạo

kiểu này đạt được thành công trung bình cả về hai phương diện nhiệm vụ và con người. Trung bình chứ không xuất sắc.

1.3.2.4. Quan điểm của Hồ Chủ Tịch về các loại phong cách quản lý [22 ]

Đương thời Hồ Chí Minh cho rằng “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong nhiều bài viết , bài giảng, bài nói chuyện của Người đã đề cập tới vấn đề xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, trong đó có vấn đề phong cách quản lý. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phong cách quản lý, có thể quy tụ vào một số loại chủ yếu sau :

- Phong cách dân chủ - Phong cách quan liêu

- Phong cách quản lý khoa học

+ Phong cách dân chủ :

Xuất phát từ tư tưởng lấy “dân làm gốc”, đánh giá sức mạnh của nhân dân, phê phán và lên án hành vi đàn áp nhân dân, bóp ghẹt dân chủ của bọn thực dân, quan lại phong kiến, Hồ Chí Minh đã tìm ra chân lý “Dân là chủ” và phải thực hiện dân chủ thực sự. Cơ sở của phong cách dân chủ là tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; một lòng một dạ phục vụ nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, quan hệ tốt với nhân dân. Người luôn khẳng định “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”; người lãnh đạo chỉ là đầy tớ của dân”, thay mặt nhân dân đứng ra quản lý đất nước, làm việc vì lợi ích của nhân dân. Không những xác định rõ “dân là chủ” mà Người còn chỉ cho cán bộ thấy rõ sức mạnh của nhân dân “Chúng ta phải biết rằng lực lượng của dân chúng nhiều vô kể”.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy “dễ một lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, có lực lượng dân

chúng thì việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có lực lượng dân chúng thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết cách giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ. Người còn chỉ rõ “Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Tư tưởng của Người rất phù hợp với quan điểm của ông cha ta là “quan nhất thời, dân vạn đại”. Người lãnh đạo là người từ nhân dân, do nhân dân bầu ra, khi không làm công tác lãnh đạo nữa thì lại quay về làm dân. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì cán bộ chỉ là đầy tớ của dân, thấy việc gì lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân thì phải hết sức tránh Đó chính là phong cách dân chủ của người cán bộ, người quản lý.

Trong nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng, Hiệu trưởng là người lãnh đạo, người quản lý cao nhất, người chủ trong một tổ chức và có quyền quyết định mọi việc trong nhà trường. Nếu chỉ có một mình hiệu trưởng thì không thể làm được việc gì, mọi hoạt động trong nhà trường là do tập thể CBGV-CNV cùng đảm nhiệm, người hiệu trưởng phải biết tôn trọng quyền làm chủ của CBGV-CNV trong trường, biết lắng nghe ý kiến và có quan hệ tốt với CBGV- CNV. Hiệu trưởng là người từ giáo viên, do tập thể CBGV bầu ra, do đó cần xác định cho mình phong cách quản lý dân chủ thực sự mới đem lại hiệu quả trong công việc, làm việc theo cách tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vì : Người Hiệu trưởng dù khôn ngoan, tài giỏi đến đâu đi nữa, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu đi nữa cũng chỉ trông thấy, xem xét được một phần của vấn đề, không thể trông thấy và xem xét được tất cả mọi mặt của một vấn đề.., trong khi quản lý một trường THPT ngoài đội ngũ CBGV-CNV còn một lực lượng hùng hậu khác không thể thiếu được để tạo nên nhà trường đó là học sinh – là đối tượng của nhà trường Hiệu trưởng không trực tiếp quản lý mà phải thông qua giáo viên chủ

nhiệm, qua giáo viên bộ môn, qua tổ chức đoàn đội … nhiều người thì nhiều kinh nghiệm, nhìn thấy vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau trong mọi hoạt động của nhà trường. Chính vì thế mà khi tập thể lãnh đạo là phương pháp bảo đảm dân chủ nhất, nếu không sẽ đi đến tệ quan liêu, bao biện, độc đoán, chủ quan. Nó tạo điều kiện gắn bó người Hiệu trưởng với tập thể, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó trong nhà trường, tăng thêm sức mạnh của nhà trường, phương pháp tập thể lãnh đạo có thể khơi dậy được trí tuệ, sáng tạo của tập thể trong bộ máy quản lý và tập thể lao động, tạo điều kiện khai thác mọi khả năng để hoàn thành tốt công việc. Hồ Chí Minh đã nói : “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau”. Có dân chủ mới làm cho CBGV-CNV đề ra sáng kiến, bày tỏ quan điểm của mình trong công việc. Sáng kiến được quan tâm và đánh giá đúng mức mới động viên được CBGV-CNV, HS trong trường hăng hái tham gia, mới thúc đẩy được các phong trào thi đua trong nhà trường, khuyến khích các thành viên trong trường tự giác rèn luyện, tích cực làm việc, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đạt thành tích cao trong công việc, như thế thành tích giảng dạy, học tập của CBGV-CNV và học sinh trong nhà trường chắc chắn sẽ được nâng lên, CBGV-CNV trong trường sẽ có trách nhiệm hơn với công việc, tự giác hoàn thiện mình và lao động một cách tự giác.

Tuy nhiên, khi mọi hoạt động trong nhà trường đã được tập thể bàn bạc ra quyết định rồi thì lại cần phải có cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý – người đó chính là Hiệu trưởng để đôn đốc thúc đẩy công việc. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, không có người chịu trách nhiệm, đùn đẩy dưa việc cho nhau. Cá nhân – Hiệu trưởng phụ trách đảm bảo sự tập trung trong quản lý, thể hiện tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm

trước quyết định của mình, đảm bảo quyết định đưa ra kịp thời, mau lẹ của người Hiệu trưởng.

Phương pháp “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” hay nói cách khác là “dân chủ tập trung” là phương pháp quản lý hiệu quả nhất, phù hợp với quan điểm của khoa học quản lý.

+ Phong cách quan liêu :

Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán những cán bộ quan liêu, những người miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ. Người đã chỉ ra được: quan liêu là những người phụ trách, bất kỳ cấp nào không gần gũi cán bộ, không theo dõi công việc thiết thực, không theo dõi cán bộ để biết tính nết, khả năng, để thấy điều tốt thì khuyến khích, điều xấu thì can ngăn, giáo dục, giúp đỡ sửa chữa. Thế là cán bộ xa thực tế, xa nhân dân, không dân chủ. Theo Người, nguyên nhân của bệnh quan liêu là “Xa nhân dân, Khinh nhân dân, Sợ nhân dân, Không tin cậy nhân dân, Không hiểu biết nhân dân, Không thương yêu nhân dân”. Hậu quả của bệnh quan liêu là làm cho “cấp trên cấp dưới cách biệt nhau”, “cấp dưới không dám góp ý kiến phê bình với cấp trên”, làm cho cấp trên không nắm được thực chất của vấn đề, cấp dưới thì uất ức, chán nản, dẫn đến “một kết quả là hỏng việc”. Tai hại hơn “bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí” mà “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân”, vì nó “phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân”

+ Phong cách quản lý khoa học :

Trong công tác lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh luôn quan tâm và yêu cầu cán bộ phải xây dựng phong cách làm việc khoa học. Phong cách làm việc khoa

học phải được thể hiện từ lúc ra quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quyết định.

Người cán bộ quản lý muốn quyết định đúng đắn, trước tiên phải hiểu rõ tình hình công việc, tình hình cấp dưới, tình hình quần chúng. Để nắm vững tình hình, nắm vững thông tin cán bộ phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, sắp đặt thành những ý kiến có hệ thống. Tuy nhiên để “nghe” đúng không đơn giản, nó tuỳ thuộc vào thái độ người nghe. Sau khi nắm vững tình hình, người cán bộ quản lý phải phân tích, so sánh, cân nhắc, lựa chọn sáng suốt ra quyết định, đó là cách làm việc có khoa học. Nói cách khác, người cán bộ quản lý (hiệu trưởng) có phong cách quản lý khoa học phải biết thực hiện công việc theo 4 chức năng của quản lý :

Khi đề ra kế hoạch phải xác định mục đích rõ ràng, tập trung, chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp, phải đúng mục đích. Để đặt kế hoạch một cách khoa học người hiệu trưởng phải xem xét kỹ hoàn cảnh thực hiện công việc, hoàn cảnh của người giải quyết công việc và chính công việc mà sắp đặt công việc cho đúng. Việc chính, việc gấp thì làm trước. Tránh tình trạng luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, không ngăn nắp, không đem lại hiệu quả

Sau khi đã có kế hoạch đúng, hiệu trưởng phải phân công, tổ chức thực thi công việc cho đúng, cho hiệu quả. Vì sự thành công hay thất bại của công việc sau khi đã có kế hoạch đúng phụ thuộc vào cách tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ và kiểm tra thực hịên

Để thực hiện kế hoạch đúng đắn đã đề ra và đã được quyết định, người cán bộ quản láy phải biết bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ đơn giản đến phức tạp, không nên nóng vội làm xong ngay trong một lúc. Đối

với người cán bộ quản lý, phương pháp quản lý khoa học là phải biết kết hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng cho phù hợp để rút kinh nghiệm làm cho tốt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân chủ cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)