5. Kết cấu của luận văn
4.2.2.3. Các giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH
Theo quy định của ngành BHXH, đơn vị chậm đóng BHXH sẽ bị khoanh sổ, dừng chi trả chế độ cho ngƣời thuộc đơn vị chậm đóng. Vì vậy, ngƣời lao động sẽ bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, chế tài đối với hành vi cố tình trốn BHXH chƣa đủ mạnh, do vậy nhiều doanh nghiệ chiếm dụng tiền BHXH sử dụng vào việc khác hoặc trả nợ ngân hàng mà không sợ bị xử lý. Nên nhà nƣớc cần tổ chức xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, phá luật về BHXH. Cần sửa Luật BHXH theo hƣớng cột chặt hơn trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động. Mặt khác nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ cho những đối tƣợng nông dân, ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số...đƣợc tham gia BHXH.
Để khắc phục, ngoài việc tăng cƣờng đôn đốc, thanh kiểm tra thƣờng xuyên của cơ quan chức năng để phát hiện, xử phạt nghiêm theo quy định nhằm răn đe, phòng ngừa, nếu cần có thể khởi kiện ra toà những đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài vì cố tình vi phạm Luật BHXH.
Cùng với đó, nên coi việc đóng nộp BHXH đầy đủ là một tiêu chí thi đua của doanh nghiệp. Ngoài ra, đề nghị nhà nƣớc khảo sát, tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ những doanh nghiệp, đơn vị làm ăn chân chính nhƣng gặp khó khăn, rủi ro để ngƣời
lao động bớt phần thiệt thòi, yên tâm sản xuất, đóng góp công sức phát triển doanh nghiệp lâu dài.
Tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hoá công tác tuyên truyền nhất là tuyên truyền trực tiếp gắn với phong trào “Tuyên truyền viên giỏi”, nhằm giới thiệu chế độ, chính sách và pháp luật về BHXH đến ngƣời lao động và từng chủ sử dụng lao động. Trong đó, tập trung vào khối ngoài quốc doanh, đề cao vai trò của chuyên quản thu để mỗi chuyên quản thực sự là một tuyên truyền viên về chính sách BHXH. Thực tế đã chứng minh, chuyên quản nào làm tốt công tác này, thƣờng xuyên bám sát đơn vị sẽ hạn chế đƣợc phát sinh nợ đọng, kịp thời đề xuất các giải pháp khả thi trong việc phối hợp với đơn vị giải quyết vấn đề nợ và nợ đọng có kết quả. Ngoài ra, bên cạnh việc công khai danh sách các đơn vị nợ đọng, cũng cần nêu gƣơng các điển hình thực hiện tốt, có thiện chí và sớm thoát khỏi danh sách nợ đọng.
Chủ động, thƣờng xuyên theo dõi, rà soát, đôn đốc và phân loại các đơn vị nợ để có sự kết hợp các giải pháp hợp lý, hiệu quả. Ví dụ, để không làm phát sinh đơn vị nợ đọng thì phải quản lý tốt các đơn vị nợ dƣới 3 tháng, muốn giảm nợ đọng nhiều thì cần tập trung trƣớc hết vào những đơn vị nợ lân cận trên 3 tháng thuộc khu vực ngoài quốc doanh, đơn vị nợ trên 50 triệu đồng hoặc đơn vị tthuộc khối huyện quản lý; cần kết hợp linh hoạt giữa tiến độ trích nộp của đơn vị với việc giải quyết chế độ, chính sách; kết hợp tác động giữa kênh chính quyền với kênh đảng, đoàn thể và kể cả thông qua các mối qua hệ cá nhân.
Xây dựng đƣợc quy trình xử lý chung, thống nhất theo nguyên tắc lấy vận động, thuyết phục là chính nhƣng phải kiên quyết xử lý đối với các đơn vị cố tình nợ dây dƣa kéo dài, không “đánh trống bỏ dùi”. Theo đó, cùng với sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, cần tập trung triển khai thanh tra, kiểm tra chuyên đề về nợ đọng BHXH; vận động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để mọi ngƣời thấy đƣợc ý nghĩa, tác động của vấn đề nợ đọng BHXH ảnh hƣởng đến an sinh xã hội nói chung và quyền lợi của mỗi ngƣời lao động nói riêng.
Trên cơ sở Chỉ thị 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ chính trị, đề nghị Tỉnh uỷ Thái Nguyên có chỉ thị về tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện tốt chế độ BHXH trong tình hình mới, chỉ đạo đảng uỷ các khu công nghiệp, các Tổng công ty, Đảng uỷ các xã, phƣờng. Thông qua đó, nâng cao vai trò lãnh chỉ đạo của Đảng sát với cơ sở, sát với thực tế hơn.
Tiếp tục kiến nghị thành lập Tổ thu hồi nợ, nợ đọng BHXH với sự tham gia của các ngành chức năng. Đồng thời duy trì hoạt động của các Tổ thu hồi nợ thuộc cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên. Trên thực tế, Tổ thu hồi nợ thuộc cơ quan BHXH với các thành phần gồm các phòng: Thu, Chế độ BHXH, Kế hoạch-Tài chính, Cấp sổ thẻ, BHXH huyện thị trong năm 2011 hoạt tƣơng đối có hiệu quả (đạt tỷ lệ thu hồi khoảng 80% tổng số tiền nợ). Hoạt động của tổ này còn thể hiện sự chủ động, tinh thần hối hợp giữa các phòng chức năng để giải quyết hoặc đề xuất, kiến nghị giải quyết những vấn đề vƣớng mắc của đơn vị, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng phục vụ và làm mới hình ảnh ngƣời cán bộ ngành BHXH đối với doanh nghiệp cũng nhƣ với ngƣời thụ hƣởng chính sách BHXH. Phối hợp với Sở Lao động TBXH, đây cũng chính là cơ quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Cần thành lập tổ thƣờng trực giám sát việc phối hợp có nhiệm vụ nắm bắt tình hình phối hợp giữa 2 ngành. Định kỳ cuối mỗi tháng, BHXH tỉnh hoặc huyện chuyển danh sách nợ đọng BHXH trên 3 tháng hoặc có số tiền nợ đọng trên 100 triệu đồng cho Sở hoặc phòng Lao động TBXH và tình hình khắc phục những sai phạm sau khi thanh tra.
Cần bổ sung biên chế chuyên quản thu, nhất là với những chuyên quản khai thác mới và khối huyện, thị; Có cơ chế tài chính phù hợp trong quá trình tác nghiệp, xử lý nợ đọng nhƣ chế độ bồi dƣỡng cho thành viên các ngành tham gia thu nợ, chế độ công tác phí của chuyên quản thu; tiếp tục áp dụng các giải pháp khác nhƣ thực hiện nguyên tắc đóng-hƣởng, phối hợp xác nhận cấp thẻ doanh nhân, bình xét thi đua khen thƣởng, tính lãi suất chậm nộp....
Có thể nói, nợ đọng BHXH là căn bệnh kinh niên trong giai đoạn hiện nay, khó có thể chấm dứt trong một sớm một chiều do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta. Tuy nhiên, hạn chế để giảm thiểu tối đa là điều chúng ta hoàn toàn có thể làm đƣợc.