Thời kỳ từ 2007 đến ngày 31/12/2011

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.2. Thời kỳ từ 2007 đến ngày 31/12/2011

Từ năm 2007 chính sách BHXH đã đƣợc áp dụng đối với lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế.

Sự phát triển của khu vực KTNQD thời gian qua là kết quả thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách kinh tế - xã hội trong đó có chính sách BHXH, qua đó khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị xã hội. Ta lấy kết quả điều tra các cơ sở

kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2011 để thấy rõ:

Có 1987 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng 241,72%, thu hút 48638 lao động, tăng 187,96% so với năm 2006 mới có 822 doanh nghiệp, thu hút 25876 lao động. Tính bình quân cho năm 2011 là mỗi doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng 24,47 lao động, trong đó doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 38,55%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,85%, công ty cổ phần 20,43%, Tập thể 6,65%, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 0,52%; quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô lớn chiếm tỷ lệ thấp.

Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thái Nguyên xác định tầm quan trọng của việc thực hiện các chế độ BHXH đối với ngƣời lao động, không ngừng mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH khu vực KTNQD, tỷ lệ tham gia năm sau cao hơn năm trƣớc.

Bảng 3.1: Đơn vị sử dụng lao động khu vực NQD tham gia BHXH

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số đơn vị tham gia BHXH

(DN) 808 1269 1447 1693 1843

Số đơn vị ngoài quốc doanh đã

Tham gia BHXH(DN) 515 641 811 980 1088

Tỷ lệ % so với tổng số đơn vị

tham gia BHXH (%) 63,73 50,51 56,04 57,88 59,03

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng thu BHXH Thái Nguyên)

Theo bảng trên thì số đơn vị sử dụng lao động khu vực KTNQD tham gia BHXH tăng liên tục qua các năm. Nếu nhƣ năm 2007 mới chỉ có 515 doanh nghiệp NQD tham gia BHXH thì năm 2011 đã có tới 1088 doanh nghiệp (tăng 147,33%). Số đơn vị NQD tham gia BHXH so với tổng số đơn vị tham gia BHXH qua các năm l ạ i giảm, từ 63,73% năm 2007 xuống còn 59,03% năm 2011 do nhiều yếu tố khách quan đƣa lại. Số đơn vị NQD tham gia BHXH tăng lên rất nhanh và ngày càng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu các đơn vị tham gia BHXH. Điều này thể hiện Luật BHXH 71/2006 là hoàn toàn đúng đắn. Và chúng ta nhìn thấy rõ hơn quá trình này qua biểu đồ sau:

(ĐVT: Doanh nghiệp) 808 515 1269 641 1447 811 1693 980 1843 1088 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2007 2008 2009 2010 2011 Số DN tham gia BHXH Số DN NQD tham gia BHXH

Biểu đồ 3.1: Đơn vị sử dụng lao động khu vực NQD tham gia BHXH

Theo báo cáo năm 2011 của BHXH tỉnh Thái Nguyên về tình hình thực hiện BHXH ta thấy 5 huyện, thị có số doanh nghiệp NQD tham gia nhiều nhất là: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ. Các huyện, thị này đã quản lý 910 đơn vị chiếm 96,29% so với tổng số đơn vị sử dụng lao động đã tham gia BHXH khu vực KTNQD trong toàn tỉnh. Có kết quả nhƣ vậy là do các nguyên nhân sau:

- Hầu hết các huyện, thị này đều là khu vự c kinh tế trọng điểm của tỉnh, tập trung nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Trình độ hiểu biết về chế độ, chính sách BHXH của ngƣời sử dụng lao động cao, cho nên họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện BHXH cho ngƣời lao động.

- Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH đƣợc thực hiện tốt, do vậy ngƣời sử dụng lao động sớm ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chế độ BHXH theo đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.

Ngoài ra cũng còn h u y ệ n , t h ị có số đơn vị NQD tham gia BHXH ít. Điển hình nhƣ :

Võ Nhai : 8 đơn vị

Phú Bình: 7 đơn vị

Phú Lƣơng : 20 đơn vị

Các doanh nghiệp NQD ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Số lƣợng doanh nghiệp NQD ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp này đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngƣời lao động ở đây cũng có nhu cầu và nguyện vọng đƣợc tham gia BHXH. Qua thực tế triển khai và thực hiện chế độ BHXH ở khu vực này đã thấy: chủ sử dụng lao động đã dần dần nhận thức đƣợc những lợi ích cũng nhƣ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động. Do đó số lƣợng lao động trong các doanh nghiệp NQD tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm.

Bảng 3.2: Lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số lao động tham gia BHXH (ngƣời) 76.597 80.897 85.549 91.584 97.622 Số lao động trong DNNQD tham gia BHXH (ngƣời) 25.945 30.121 36.802 39.529 41.975 Tỷ lệ % so với tổng số lao động tham gia BHXH (%)

33,87 37,23 43,01 43,16 42,99

(Nguồn: BHXH Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số lao động trong khu vực KTNQD tham gia BHXH năm 2011 so với năm 2007 tăng 16030 ngƣời (tăng 161,78%). Năm 2011, số lao động tham gia BHXH tăng lên đến 41975 ngƣời, tăng 6,18% so với năm 2010. Tỷ lệ ngƣời lao động trong các doanh nghiệp NQD tham gia BHXH so với tổng số lao động tham gia BHXH tăng đều qua các năm. Năm 2007 mới chỉ chiếm 33,87% nhƣng đến năm 2011 đã đạt đƣợc 42,99% trong tổng số lao động tham gia BHXH. Điều này đã góp phần tạo đƣợc sự công bằng cho các lao động thuộc các thành kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, số lao động ở khu vực KTNQD đƣợc tham gia vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động tham gia BHXH.

Qua biểu đồ dƣới đây, ta sẽ thấy đƣợc tổng quan số lao động khu vực KTNQD đƣợc tham gia BHXH so với tổng số lao động tham gia BHXH.

ĐVT: Lao động 76597 25945 80897 30121 85549 36802 91584 39529 97622 41975 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2007 2008 2009 2010 2011 Số LĐ tham gia BHXH Số LĐ KV KTNQD tham gia BHXH

Biểu đồ 3.2: Lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH

Theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện BHXH năm 2011 của BHXH tỉnh Thái Nguyên thì các huyện, thị có số lao động tham gia BHXH thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhiều nhất là:

- TP Thái Nguyên : 664 đơn vị với 7972 lao động.

- Huyện Đồng Hỷ : 49 đơn vị với hơn 955 lao động.

- Huyện Đại Từ : 29 đơn vị với 217 lao động.

- Huyện Phổ Yên : 59 đơn vị với hơn 1451 lao động.

- Thị xã Sông Công : 109 đơn vị với 2024 lao động.

Số lao động thuộc khu vực này tham gia BHXH tập trung vào 5 huyện, thị quản lý, với tổng số 12619 lao động, chiếm tỷ lệ 95%. 4 h u y ệ n còn lại có số lao động tham gia BHXH khu vực KTNQD rất thấp chỉ chiếm 5%. Riêng BHXH huyện Võ Nhai mới chỉ có 98 ngƣời lao động ở khu vực này đƣợc tham gia BHXH.

Cùng với sự gia tăng của số lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì số thu BHXH của các doanh nghiệp này có tốc độ tăng trƣởng khá cao, năm sau cao hơn năm trƣớc.

Bảng 3.3: Số thu BHXH trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số thu BHXH (tỷ đồng) 125 139 172 218 297 Thu BHXH NQD (tỷ đồng) 73 86 124 172 232 Tỷ lệ % so với tổng số thu (%) 58,4 61,87 72,09 78,89 78,11

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng thu BHXH Thái Nguyên)

Qua bảng trên ta thấy: Tốc độ thu tăng mạnh qua các năm nhƣng đến năm 2011 số thu BHXH tăng đột biến đạt 232 tỷ đồng, gấp 3,17 lần so với năm 2007 và tăng 74,13% so với năm 2010. Trong khi đó tốc độ tăng của tổng số thu BHXH các năm 2008, 2009, 2010 so với năm 2007 lần lƣợt bằng 1,17 lần; 1,69 lần; 2,35 lần.

Các năm đầu thực hiện chính sách BHXH, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp NQD tham gia còn thấp nên số tiền đóng BHXH chiếm trên tổng số tiền thu BHXH từ năm 2007 đến năm 2009 tăng chậm, nhƣng đến năm 2010 đã tăng 235,61% lên 317,8% vào năm 2011;

Số thu BHXH doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010, 2011 tăng đột biến nhƣ vậy là do các nguyên nhân sau:

- Số lao động trong các doanh nghiệp NQD tham gia BHXH năm 2010 tăng 1,07% so với năm 2009, và năm 2011 tăng 1,06% so với năm 2010 .

Nếu so sánh số lao động và số doanh nghiệp đã tham gia BHXH với số đối tƣợng lao động NQD thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì tỷ lệ này còn rất nhỏ. Hiện nay, còn trên 13,7% lao động và gần 45,24% doanh nghiệp khu vực KTNQD chƣa tham gia BHXH. Đây là khu vực có tỷ lệ ngƣời lao động tham gia BHXH thấp nhất trong các khu vực. Nếu có chính sách phù hợp thì tiềm năng tham gia BHXH ở khu vực này là rất lớn. Thực tế cho thấy, không những thờ ơ với chính sách B H X H mà doanh nghiệp NQD còn tránh né việc nộp BHXH bằng cách ký hợp đồng lao động dƣới 3 tháng; lập danh sách tiền lƣơng ít hơn số thực hƣởng để lấy làm căn cứ đóng BHXH; nợ đọng dây dƣa kéo dài tiền BHXH.

Trong những gần đây khu vực KTNQD luôn là khu vực dẫn đầu về tỷ lệ nợ đọng BHXH và con số nợ tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.4: Số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số tiền phải đóng BHXH (tỷ đồng) 75 88 120 176 234 Số đã thu BHXH của DNNQD (tỷ đồng) 73 86 124 172 233 Số nợ BHXH của DNNQD (tỷ đồng) 2 4 3 4 5 Tỷ lệ % nợ so với số tiền phải đóng BHXH (%) 2,66 4,54 2,5 2,27 2,13

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng thu BHXH Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên cho thấy số tiền BHXH mà các doanh nghiệp NQD nợ hàng năm còn cao. Năm 2007 số tiền nợ chỉ bằng 2 tỷ đồng (chiếm 2,66% so với số tiền phải đóng BHXH). Đến năm 2011 số tiền nợ BHXH đã lên tới 5 tỷ đồng (chiếm 2,13% so với số tiền phải đóng BHXH). Và nhìn vào biểu đồ dƣới đây ta càng thấy đƣợc sự tƣơng đối giữa số tiền phải đóng, số đã thu và số tiền nợ BHXH:

Đơn vị tính: Tỷ đồng 75 73 2 88 86 4 120 124 3 176 172 4 234 233 5 0 50 100 150 200 250 2007 2008 2009 2010 2011 Số tiền phải đóng BHXH

Số tiền đã thu BHXH của DNQD Số nợ BHXH của DNNQD

Biểu đồ 3.3: Số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Việc nợ đọng tiền BHXH xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn nhƣ: doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn để sản xuất kinh doanh, có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp Nhà nƣớc rồi dừng đóng, có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên dừng đóng...Ngoài ra còn có một số trƣờng hợp doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...không còn chủ sở hữu hoặc chƣa có biện pháp để giải quyết số nợ này, phải treo nhiều năm.

Nhìn chung, tình trạng nợ đọng BHXH có giảm xong vẫn còn ở mức cao đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh . Tuy tỷ lệ nợ đọng có giảm xong số tuyệt đối vẫn tăng, đây là một vấn đề nan giải, không thể giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp các ngành đặc biệt là cơ quan BHXH Việt Nam phải có những biện pháp hữu hiệu hơn trong tổ chức thu, góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHXH cho lao động ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)