5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Trong quá trình thực hiện BHXH đối với khu vực KTNQD còn bộc lộ rất nhiều tồn tại cần đƣợc nghiêu cứu để đƣa ra giải pháp tháo gỡ:
Trong cơ chế thị trƣờng, phần lớn chủ sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi nhuận, ít chăm lo đến lợi ích của ngƣời lao động hoặc là chƣa hiểu, hoặc là trốn tránh trách nhiệm mà nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ việc này, coi thƣờng pháp luật, bỏ rơi hay nói đúng hơn là ăn chặn quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động. Dẫn đến quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động ở khu vực này chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Cụ thể là phần lớn số lao động chƣa đƣợc tham gia đóng BHXH và hƣởng quyền lợi theo các chế độ BHXH. Chẳng hạn, ở huyện Võ Nhai có tới gần 1000 lao động trong khu vực KTNQD nhƣng chỉ có 8 đơn vị đăng ký tham gia
BHXH tức là có 75 lao động đƣợc tham gia BHXH hoặc ở huyện Phú Bình có khoảng trên 1400 lao động thuộc khu vực KTNQD thì mới 7 đơn vị đăng ký và chỉ có 92 lao động trong số đó đƣợc tham gia BHXH.
- Công tác quản lý chƣa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng nhƣ các ban, ngành chức năng chƣa nắm chắc đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh, về sử dụng lao động của các doanh nghiệp NQD. Có những doanh nghiệp NQD có đăng ký thành lập nhƣng không đăng ký sử dụng lao động, hoặc không khai báo với cơ quan quản lý lao động, hoặc không có trụ sở giao dịch, hoặc không hoạt động, thành lập xong thời gian ngắn rồi giải thể, sử dụng lao động không ký hợp đồng...là vấn đề nổi cộm trong tình hình kinh tế ở tỉnh ta hiện nay.
Mức tiền lƣơng, tiền công đăng ký trích nộp BHXH cũng không đúng với thực tế. Các doanh nghiệp thƣờng tìm mọi cách để khai giảm quỹ lƣơng để giảm số tiền phải đóng BHXH. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH với mức tiền công, tiền lƣơng rất cao để trục lợi khi thanh toán các chế độ ngắn hạn, điều này có thể dẫn đến mất công bằng xã hội.
Khoảng thời gian tối thiểu để có thể đƣợc hƣởng các chế độ ngắn hạn nhƣ ốm đau, chƣa đƣợc quy định cụ thể. Chế độ thai sản vẫn còn kẽ hở, đã có trƣờng hợp ngƣời lao động thoả thuận với chủ doanh nghiệp bằng cách tăng vọt mức lƣơng đóng BHXH của 6 tháng trƣớc khi nghỉ thai sản, sau khi sinh con hết thời gian nghỉ hƣởng chế độ BHXH họ lại giảm mức đóng xuống rất thấp. Vậy chỉ sau 6 tháng đóng BHXH ngƣời lao động đã sinh đẻ và đƣơng nhiên đƣợc giải quyết chế độ trợ cấp thai sản, theo quy định ngƣời lao động đƣợc hƣởng 4 tháng tiền lƣơng bình quân của 6 tháng trƣớc khi nghỉ thai sản và tiền trợ cấp bằng 2 tháng lƣơng tối thiểu chung. Việc không quy định thời gian đóng BHXH để đƣợc hƣởng chế độ ốm đau và quản lý mức đóng để hƣởng trợ cấp thai sản đã làm cho quỹ BHXH bị lạm dụng. Những hiện tƣợng này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc xét duyệt, chi trả trợ cấp BHXH cho ngƣời lao động cũng nhƣ hoạt động của cơ quan BHXH.
- Hầu hết các huyện, thị còn nhiều đơn vị NQD chƣa thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chƣa tham gia BHXH cho ngƣời lao động. Việc thực hiện chính sách BHXH cho ngƣời lao động thuộc khu vực KTNQD vẫn là vấn đề còn nhiều bất cập. Tính đến ngày 31/12/2011 toàn tỉnh có trên 1987 doanh nghiệp NQD nhƣng đến nay mới chỉ có 1088 đơn vị tham gia BHXH (bằng 54,75% số doanh nghiệp phải tham gia) với 41.975 lao động đƣợc tham gia trong tổng số 48638 lao động đang làm việc trong khu vực này.
- Số lƣợng doanh nghiệp NQD ở nhiều huyện, thị chƣa tham gia BHXH cho ngƣời lao động còn rất lớn. Hầu hết ngƣời lao động làm việc trong các khu vực này chƣa nắm đƣợc luật lao động, điều lệ BHXH, chƣa hiểu đƣợc trách nhiệm và quyền lợi mà mình đƣợc hƣởng về BHXH. Điều này đã ảnh hƣởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động.
Tình trạng đăng ký số lao động thấp hơn so với thực tế sử dụng lao động, không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng ngắn hạn dƣới 3 tháng (mặc dù thƣờng xuyên vẫn sử dụng lao động rất lớn) hoặc hợp đồng vụ việc,... xuất phát từ việc ngƣời sử dụng lao động chƣa có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH cho ngƣời lao động, ý thức chấp hành luật chƣa nghiêm, phần lớn chƣa tự giác, tìm mọi hình thức trốn tham gia BHXH và lách luật, tiền lƣơng khai báo thấp hoặc ghi trong hợp đồng không rõ ràng, không có căn cứ xác định khi nộp BHXH.
Tình trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ đọng tiền BHXH qua các năm còn lớn nhƣ đã phân tích ở trên.