5. Kết cấu của luận văn
1.3. Quá trình phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Trƣớc đổi mới (năm 1986), khu vực KTNQD không đƣợc khuyến khích phát triển. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và nhất là từ khi ban hành luật doanh nghiệp cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết và chính sách khuyến khích khác, khu vực kinh tế này mới phát triển nhanh chóng.
Khu vực KTNQD có tốc độ phát triển nhanh và cao hơn so với khu vực nhà nƣớc nhƣng thấp hơn so với khu vực nƣớc ngoài. Cơ cấu của khu vực KTNQD đa số đƣợc thành lập mới (chiếm khoảng 90%), số còn lại (khoảng 10%) là do chuyển đổi hình thức sở hữu từ các doanh nghiệp nhà nƣớc và kinh tế tập thể sang hình thức sở hữu tƣ nhân trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể trƣớc yêu cầu của kinh tế thị trƣờng (quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc).
Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh đều tập trung vào lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, kế đó mới là sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp.
Thƣơng nghiệp của khu vực này đã và đang làm chủ một số ngành hàng, nhất là công nghệ phẩm, lƣơng thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cá nhân đã trở thành đối thủ cạnh tranh và thay thế nhiều lĩnh vực trƣớc đây vốn do thƣơng nghiệp quốc doanh đảm nhận.
Bảng 1.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
Năm
Loại hình 2007 2008 2009 2010 2011
DN Nhà nƣớc 427,5 590 648,8 727,8 886,2
DN Ngoài quốc doanh 4236,6 5789,3 6994 8560,5 10651,8
DN có vốn nƣớc ngoài
Tổng giá trị ( tỷ đồng) 4664,1 6379,3 7642,8 9288,3 11538
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2011)
Bảng 1.9: Cơ cấu mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
Năm
Loại hình 2007 2008 2009 2010 2011
DN Nhà nƣớc 9,16 9,25 8,49 7,84 7,68
DN Ngoài quốc doanh 90,84 90,75 92,51 92,16 92,32
DN có vốn nƣớc ngoài
Chung (%) 100 100 100 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2011)
Thƣơng nghiệp NQD có tổng giá trị rất lớn (năm 2007 là 4.236,6 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã là 10.651,8 tỷ đồng) luôn chiếm đa số trong cơ cấu tổng mức lƣu chuyển hành hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của xã hội theo giá thực tế. Điều này đã tác động mạnh mẽ trong hình thành hệ thống Marketing thị trƣờng mới ở nƣớc ta, trong đó thƣơng nghiệp quốc doanh chỉ còn làm chủ lĩnh vực bán buôn ở những ngành hàng quan trọng, tƣ thƣơng NQD đã chiếm lĩnh thị trƣờng bán lẻ hàng tiêu dùng xã hội.