Giải pháp cụ thể cho khu vực KTNQD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Giải pháp cụ thể cho khu vực KTNQD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.2.2.1. Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH để tăng thu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

BHXH là một hoạt động sự nghiệp không mang tính kinh doanh nhƣ các loại hình bảo hiểm khác. Vì vậy, việc mở rộng đối tƣợng tham gia và phạm vi BHXH là một chủ trƣơng mang tính xã hội cao và nhân đạo sâu sắc của Nhà nƣớc ta.

Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015 đã nêu các chỉ tiêu phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm là 20% trở lên (thành lập mới khoảng 500- 600 doanh nghiệp/năm). Giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm cho khoảng 15.000 lao động. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015. Vì vậy BHXH tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng chiến lƣợc phát triển BHXH, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt là đối tƣợng làm công ăn lƣơng trong khu vực KTNQD để đạt khoảng 90% đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vào năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc thu BHXH bắt buộc phải đƣợc thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, nợ đọng để đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động và đảm bảo khả năng cân đối quỹ BHXH trong tƣơng lai.

Để có thể thực hiện tốt việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH thì một trong những biện pháp vô cùng quan trọng không thể thiếu đƣợc đó là công tác dân vận, công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức về BHXH rộng rãi đến mọi ngƣời dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của họ khi tham gia BHXH thì đƣợc những quyền và nghĩa vụ nhƣ thế nào. Đồng thời tích cực vận động thêm các đối tƣợng tham gia BHXH đối với ngƣời lao động đặc biệt là lao động KVNQD thông qua các tổ chức công đoàn.

Làm tốt công tác truyền thông, đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về hình thức và nội dung nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực thi chính sách BHXH, đặc biệt có sự tác động tích cực và có hiệu quả đối với khu vực NQD. Tăng

cƣờng công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức, tập trung vào đối tƣợng là ngƣời lao động trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, xã viên hợp tác xã, các cơ sở dân lập, tƣ thục...để phát triển đối tƣợng tham gia BHXH. Trong đó chú trọng đến khâu tiếp cận trong quan hệ với các đối tƣợng tham gia BHXH, với mục đích là để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động hiểu rõ và chấp nhận những nghĩa vụ và quyền lợi của họ khi tham gia BHXH. Mục tiêu của cơ quan BHXH là thu hút càng nhiều ngƣời tham gia BHXH càng tốt, do vậy nếu để với cơ quan thực hiện chính sách BHXH có thể sẽ mất đi các nguồn thu tiềm năng. Các hình thức truyền thông có thể qua báo chí, truyền thanh truyền hình của địa phƣơng. Sử dụng các tờ rơi, pano, áp phích với những nội dung thân thiện nhẹ nhàng, thông tin ngắn gọn dễ hiểu, thông qua các ấn phẩm nội bộ, thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ của nhân viên làm công tác tuyên truyền, các nhân viên có quan hệ trực tiếp với đối tƣợng tham gia BHXH. Việc này có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác thu BHXH vì họ là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Nội dung tập huấn có thể gồm phong cách giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ BHXH để có thể tƣ vấn đƣợc tất cả các lĩnh vực BHXH mà ngƣời tham gia BHXH quan tâm, những khóa tập huấn này diễn ra trên cơ sở cập nhật những kiến thức, những thông tin mới nhất từ thực tế, có tính thiết thực, chất lƣợng.

Thực hiện phối hợp một cách có hiệu quả với các cơ quan quản lý ở địa phƣơng để nắm đầy đủ số lƣợng đơn vị và ngƣời lao động phải đóng BHXH trên địa bàn nhằm có các biện pháp cụ thể để tiếp tục mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH hơn nữa.

+ Phối hợp với Sở Lao động và các phòng Lao động thƣơng binh và xã hội kiểm tra danh sách các đơn vị đăng ký sử dụng lao động, đăng ký thang bảng lƣơng....

Thực hiện khảo sát nhằm dự báo, xác định tình hình quản lý mở rộng đối tƣợng theo Luật BHXH. Trƣớc hết, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên cần xác định đƣợc đối tƣợng áp dụng bắt buộc theo quy định của Luật BHXH. Chủ động khảo sát các đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động là đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc; bám sát các đơn vị mới thành lập để tuyên truyền, vận động và hƣớng dẫn các thủ tục tham gia BHXH, phƣơng thức thu nộp BHXH....Tích cực rà soát đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc khu vực

KTNQD, xây dựng kế hoạch mở rộng đối tƣợng trên địa bàn, nắm bắt những địa bàn có tiềm năng để có giải pháp vận động phát triển và mở rộng số đơn vị và số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Đẩy mạnh việc phối kết hợp các ngành liên quan trong việc phát hiện nguồn thu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH và kiểm tra thực hiện chính sách BHXH, tổ chức các đợt khảo sát tình hình thực hiện chính sách lao động và BHXH trong các đơn vị thuộc thành phần KTNQD để tiếp tục mở rộng nguồn thu chủ yếu ở khu vực dân doanh thì chính sách lao động cần đƣợc thực hiện nghiêm túc và cơ quan BHXH tỉnh tiếp tục định hƣớng phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động địa phƣơng để kịp thời quản lý đối tƣợng áp dụng bắt buộc phát sinh.

+ Chủ động xây dựng quy chế phối hợp theo hƣớng đề nghị Sở kế hoạch và đầu tƣ, Ban quản lý các khu công nghiệp cung cấp kịp thời danh sách các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc cấp phép còn hoạt động, trên cơ sở đó nắm bắt tình hình cấp phép đầu tƣ, thời gian, địa điểm triển khai dự án, giấy phép hoạt động kinh doanh nhằm sớm quản lý đƣợc đối tƣợng thu, giảm thiểu việc trốn đóng BHXH.

4.2.2.2. Hoàn thiện phương thức phương thức thu đóng, quy trình quản lý thu nộp BHXH

Để công tác thu đúng đối tƣợng, thu đủ số tiền từ ngƣời tham gia BHXH thì vấn đề hoàn thiện tốt phƣơng pháp thu BHXH cần phải đƣợc xem xét một cách nghiêm túc và nhất quán hơn nữa từ Trung ƣơng đến các cơ sở thu nộp.

Kiểm soát chặt chẽ thu BHXH là hết sức cần thiết, do đó công tác thu hải đƣợc hoàn chỉnh từng bƣớc từ việc theo dõi danh sách đối tƣợng tham gia đóng BHXH, biến động của đối tƣợng và mức đóng góp. Cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến phƣơng pháp quản lý thu với các biện pháp đồng bộ nhằm thu đúng, thu đủ và kịp thời tìền đóng BHXH của ngƣời lao động, các đơn vị sử dụng lao động theo đúng pháp luật, nhất là khu vực KTNQD. Chỉ có nhƣ vậy mới thúc đẩy và cải thiện đƣợc tình hình thu BHXH, đáp ứng nhu cầu về BHXH của ngƣời lao động trong nền kinh tế nhiều thành phần nhƣ hiện nay.

Về quản lý số tiền thu BHXH, hệ thống các tài khoản chuyên thu BHXH cần phải đƣợc quản lý chặt chẽ. Đây là các giải pháp cần phải có sự kiẻm tra, kiểm soát chặt chẽ trong công tác thu BHXH. Do đó cần phải có chế độ khen thƣởng kịp thời cho những cán bộ công nhân viên chức, các đơn vị sử dụng lao động và các cơ quan

BHXH cơ sở thực hiện tốt. Bên cạnh đó, phải có hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân viên chức, các cơ quan BHXH địa phƣơng vi phạm những quy định của pháp luật, của ngành.

Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách trong hoạt động quản lý thu BHXH. Ngành BHXH cần đào tạo, trang bị những kiến thức cơ bản và nghiệp vụ BHXH cho cán bộ trong ngành; đảm bảo cho công tác BHXH đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, đúng theo các quy định của ngành và pháp luật nói chung; đặc biệt là phải đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ chuyên môn trong hoạt động quản lý thu BHXH đáp ứng đƣợc những nhu cầu thực tế đặt ra.

Có thể nói rằng, quy trình quản lý thu BHXH là một khâu quyết định tới mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu đúng, thu đủ. Cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên cần đổi mới công tác quản lý thu BHXH trong đó tăng cƣờng công tác đốc thu của cơ quan BHXH ở các huyện thị. Quản lý chặt chẽ và đầy đủ các đơn vị thuộc diện đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Các chính sách về thu BHXH, quy trình thu, nộp BHXH, thủ tục, giấy tờ hồ sơ để tham gia BHXH cũng nhƣ hồ sơ hƣởng BHXH phải đƣợc công bố công khai cho tất cả đối tƣợng nộp, đơn vị nộp BHXH.

Hoàn thiện công tác quản lý chế độ, chính sách: thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong khâu tiếp nhận, cần có những đổi mới về phƣơng pháp, công cụ quản lý trong công tác thu BHXH. Đồng thời thực hiện quy định về phân công, phân nhiệm và lề lối làm việc của đơn vị để các cán bộ, công chức phát huy sự chủ động sáng tạo trong công việc đối với những lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách, nâng cao tình thần trách nhiệm đồng thời thống nhất quan điểm chỉ đạo từ trên xuống.

Đánh giá sự vận hành của cơ chế thu BHXH hiện nay để có những sự thay đổi cho phù hợp đảm bảo tính chặt chẽ. Tính chặt chẽ của cơ chế thu BHXH sẽ góp phần tăng cƣờng hiệu quả của cơ chế thu BHXH. Tiêu thức này đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh hiệu quả của việc nghiên cứu và ban hành các chính sách thu BHXH. Cơ chế thu phải có mức độ phù hợp với các chính sách có liên quan, có khả năng phối hợp giữa cơ quan thu BHXH với các cơ quan khác có liện quan đến đối tƣợng thu BHXH. Với những đặc điểm nhƣ vậy nên một trong những tiêu chí đánh giá cơ chế quan trọng đƣợc đƣa ra đó là xem xét tính kiểm soát đƣợc của cơ chế, kiểm soát đợc sự tuân thủ pháp luật BHXH. Trình tự tuân thủ pháp luật có tầm quan trọng căn bản cho bất kỳ một chế độ BHXH nào theo bất kỳ kiểu đóng góp nào. Vì

vậy, hệ thống BHXH nên thƣờng xuyên kiểm tra mức độ tuân thủ trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau để đảm bảo thu đƣợc đầy đủ tiền đóng góp.

Khi có vƣớng mắc hoặc cần thông tin hƣớng dẫn, các đối tƣợng nộp BHXH có thể nhận đƣợc các thông tin cần thiết từ nhiều kênh thông tin.

Mức độ và cách thức công bố chính sách thu, số liệu thu và báo cáo quyết toán thu nộp BHXH trong đó tính minh bạch sẽ đảm bảo sự đúng đắn và hiệu quả của chính sách và cơ chế thu BHXH. Vì có tính minh bạch thì mới đảm bảo sự giám sát kiểm tra không chỉ của cơ quan BHXH mà còn của toàn xã hội. Tính thuậ tiện của quy trình quản lý thu BHXH thể hiện ở mức độ dễ dàng thực hiện việc thu, nộp cảu mọi đối tƣợng thu, nộp tiếp cận với chính sách và cơ chế thu BHXH. Tính thuận tiện sẽ tạo điều kiện mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH cũng nhƣ tăng tiện ích và mức độ hấp dẫn của BHXH đối với toàn xã hội.

Các khoản chi BHXH phải đƣợc công khai hoá để tạo lòng tin đối với ngƣời tham gia BHXH.

Kiện toàn bộ máy BHXH từ tỉnh đến huyện, nâng cao hiệu quả hoạt động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời không ngừng tổ chức thu BHXH theo đợt để đạt kết quả cao.

Phối hợp với trung tâm Công nghệ-Thông tin thực hiện tốt chƣơng trình quản lý thu, qua đó đúc rút kinh nghiệm để có phƣơng thức quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn, làm cơ sở triển khai cho các bƣớc tiếp theo. hối hợp với ngành Thuế, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đƣa ra các quy định khi kiểm toán hoặc quyết toán thuế phải có yều cầu xác nhận của cơ quan BHXH, hoặc có sự kết nối thông tin giữa hai cơ quan, sự phối hợp giữa hai cơ quan này có hiệu quả và chặt chẽ sẽ loại bổ đƣợc tình trạng chủ sử dụng lao động ký các hợp đồng với một ngƣời lao động với các mức lƣơng khác nhau.

Phối hợp với các tổ chức công đoàn giám sát tình hình sử dụng lao động, cơ chế trả lƣơng. Thông qua đối thoại trực tiếp, cơ quan BHXH cùng với tổ chức công đoàn các cấp sẽ tuyên truyền, giải thích, giúp ngƣời lao động nhận thức rõ đƣợc sự cần thiết phải đóng BHXH trên nền tiền lƣơng, tiền công thực tế trả cho ngƣời lao động hàng tháng. Trên cơ sở đó ngƣời lao động sẽ hiểu và không ký từ 2 đến 3 hợp đồng lao động nhƣ hiện nay ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Khi doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH lần đầu, cơ quan BHXH tỉnh, huyện nhất thiết phải có sự phối hợp với sở hoặc phòng Lao động TBXH trong việc yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký lao động, tiền lƣơng

với Sở lao động. Nếu đối với đơn vị áp dụng thang bảng lƣơng nhà nƣớc thì phải thực hiện chế độ tiền lƣơng nhà nƣớc quy định. Còn đối với doanh nghiệp tự xây dựng bảng lƣơng thì tránh trƣờng hợp nâng bậc lƣơng tuỳ tiện. Nếu việc phối hợp quản lý tốt sẽ tránh đƣợc hầu hết các hiện tƣợng lợi dụng kẽ hở của chính sách nhằm trục lợi quỹ BHXH. Tránh đƣợc tình trạng tiền lƣơng của nhân viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ vừa ký hợp đồng làm việc lại cao hơn rất nhiều so với lƣơng của những lao động làm việc lâu năm khác.

Phải thƣờng xuyên sơ kết, tổng kết thực tiễn, đánh giá đúng và khách quan các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, mỗi đơn vị rút ra những bài học kinh nghiệm để phổ biến, mở rộng trong đơn vị, trong ngành và phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý điều hành hoạt động của BHXH tỉnh Thái Nguyên và BHXH cấp huyện. Mỗi đơn vị BHXH phải xây dựng các biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng, đồng thời khi thực hiện chính sách thu BHXH phải năng động, sáng tạo trên cơ sở các quy định của ngành, phải xây dựng các chƣơng trình hành động cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.3. Các giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH

Theo quy định của ngành BHXH, đơn vị chậm đóng BHXH sẽ bị khoanh sổ, dừng chi trả chế độ cho ngƣời thuộc đơn vị chậm đóng. Vì vậy, ngƣời lao động sẽ bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, chế tài đối với hành vi cố tình trốn BHXH chƣa đủ mạnh, do vậy nhiều doanh nghiệ chiếm dụng tiền BHXH sử dụng vào việc khác hoặc trả nợ ngân hàng mà không sợ bị xử lý. Nên nhà nƣớc cần tổ chức xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, phá luật về BHXH. Cần sửa Luật BHXH theo hƣớng cột chặt hơn trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động. Mặt khác nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ cho những đối tƣợng nông dân, ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số...đƣợc tham gia BHXH.

Để khắc phục, ngoài việc tăng cƣờng đôn đốc, thanh kiểm tra thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 100)