5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan BHXH cho lao động khu vực NQD
- Mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH và hình thức tham gia:
Đây là mục tiêu hàng đầu có tính chất sống còn đối với hoạt động BHXH Việt Nam. Hiện nay dân số nƣớc ta khoảng trên 80 triệu ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động khoảng 46 triệu ngƣời. Có thể nói, đây là một nguồn lao động phong phú và đầy tiềm năng tham gia BHXH.
Việc mở rộng phạm vi áp dụng BHXH cho mọi ngƣời trong các thành phần kinh tế đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khẳng định. Tuy nhiên, cần có bƣớc đi thích hợp để thực hiện nhất là lao động nông nghiệp và lao động độc lập do khả năng thu nhập của họ còn hạn chế. Vì vậy ngoài hình thức BHXH bắt buộc nên khuyến khích hình thức BHXH tự nguyện, thực hiện một số chế độ BHXH chủ yếu nhƣ bảo hiểm hƣu trí, tử tuất...
- Do đặc điểm của lao động khu vực NQD là thu nhập thấp, việc làm không ổn định, khả năng đóng góp còn nhiều hạn chế. Do đó khi triển khai thực hiện chính sách BHXH đối với khu vực này cần có sự linh hoạt, tiến hành từng bƣớc tránh tƣ tƣởng chủ quan nóng vội. Phải có sự xác định đây là cả một quá trình lâu dài cần có thời gian và công sức vận động.
- Chính sách BHXH cho lao động khu vực NQD đảm bảo phải đƣợc thực hiện trong hệ thống quản lý thống nhất lấy BHXH bắt buộc theo luật lao động hiện hành làm chỗ dựa để thực hiện BHXH cho lao động khu vực NQD. Quỹ BHXH của ngƣời lao động ngoài quốc doanh phải đƣợc điều hoà trong nguồn quỹ BHXH chung.
Thực hiện BHXH đối với ngƣời lao động khu vực NQD cần đặt quyền lợi của ngƣời lao động lên hàng đầu, cải tiến hợp lý quy trình giải quyết chế độ, cấp sổ BHXH, thủ tục di chuyển, tạo các điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng đối với ngƣời lao động khu vực NQD, điều đó sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển đối tƣợng tham gia BHXH khu vực này.